Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho bản thân. Càng xây nhiều cầu, con đường của bản thân càng dễ đi. Người ngu dốt dựng tường, chặn đứng vận khí của người khác, cũng chặn đi ánh Mặt trời của chính bản thân mình.
Cây cầu là sự kết nối, tường là sự ngăn cách. Xây thêm một cây cầu, có thể thêm một con đường. Dựng thêm một bức tường, giảm đi một con đường. Kẻ tự cô lập sẽ cách ly với người khác; người mở lòng tiếp nhận người mới có thể như biển chứa trăm sông.
Triết gia Vương Dương Minh từng nói: “Thành tâm thành ý suy nghĩ vì thiên hạ, sau này mới có bản lĩnh để đứng vững trong thiên hạ”. Dưới góc nhìn của Vương Dương Minh, điều quan trọng nhất chính là chữ chân thành. Chỉ có sự đối xử chân thành, thì con đường nhân sinh mới có thể rộng rãi khoan thai.
Người thông minh xây cầu
Sự bất đồng giữa đất liền và sông ngòi đã tạo lên vô số những cách biệt. Người thông minh sẽ xây cầu nối liền hai nơi, để bản thân có thể thuận tiện đi lại.
Cây cầu là phần mở rộng và kết nối của con đường, có cầu thì đường xá mới thuận lợi. Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho mình, xây thêm vài cây cầu cho bản thân, tìm kiếm thêm sự giúp đỡ và lối tắt, con đường càng dễ đi.
Thêm một người bạn thêm một con đường, kết giao một người bạn như xây một cây cầu, nhiều bạn có thể vượt đèo lội suối, ít bạn thì mỗi bước đi đều khó khăn. Sự giao thiệp giữa người với người, sự phức tạp của tình cảm và lợi ích cũng tạo ra hàng loạt mâu thuẫn. Xây dựng những cây cầu giữa tầng lớp mâu thuẫn đó là một loại trí tuệ, cũng là một loại tu hành.
Vương Dương Minh khi vừa đến Long Trường, bị người địa phương tấn công, họ coi Vương Dương Minh và đồng đảng là kẻ xâm nhập, tìm mọi cách gây nguy hại. Nhưng ông không oán hận vì điều đó, ngược lại còn giúp đỡ người địa phương xây nhà cửa, chỉ dẫn họ đọc sách, làm nông. Những người này trước giờ chưa từng gặp quan viên nào thân thiện như vậy, mau chóng trở nên thân thiết với Vương Dương Minh.
Sau đó Vương Dương Minh sáng lập Tâm học, bắt đầu truyền đạo, họ trở thành những tín đồ trung thành nhất của Vương Dương Minh, tuyên truyền khắp nơi, truyền bá học thức và nhân đức của ông. Học thuyết của Vương Dương Minh tạo ra được một làn sóng ở Quý Châu, cũng một phần do công lao của những người này. Cũng vì lý do đó, danh tiếng của Vương Dương Minh ngày càng tăng lên, mới có được cơ hội xuất sơn.
Phật gia thích nói về nhân quả. Nhưng những gì mọi người nhìn thấy đều chỉ là thiện có thiện báo, ác có ác báo, mà không thấy được phúc duyên mà mỗi người tích góp trong cuộc sống hàng ngày.
“Bồ Tát giảng nhân, phàm nhân giảng quả”. Cao nhân thực sự, càng phải coi trọng nhân. Vương Dương Minh nói: “Khắp nơi đều là thánh nhân”. Dù là quan viên học giả, tiểu thương…, trong mắt của ông, đều là người tốt. Ông luôn cố gắng hết sức dùng thiện ý để đối đãi với mọi người.
Mà sự báo đáp dành cho mỗi người, đều đến từ những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày. Có những người gặp phải khó khăn, luôn có quý nhân lập tức đến tương trợ, chính là vì đã từng kết thiện duyên. Vì vậy hôm nay kết duyên, chính là sự chuẩn bị cho việc gặp phải hoạn nạn trong tương lai.
Con đường nhân sinh phải trân quý những người bên cạnh, có những người khi làm việc, đơn độc lẻ loi một mình, khó đạt được thành tựu to lớn; có người làm việc, giỏi trong việc mượn lực, hợp mưu hợp sức, cuối cùng có được gặt hái không tầm thường chút nào.
Trồng dưa gặt dưa, trồng đậu gặt đậu, thành bại trong thế gian có nhân có quả. Lương thiện với mọi người, đối đãi lễ phép, cuộc sống đương nhiên sẽ báo đáp, vận may cũng tự nhiên mà đến.
Kẻ ngu dựng tường
Xây cầu là kết phúc duyên, dựng tường là kết ác duyên. Mỗi người đều không phải là một hòn đảo cô độc, mọi người đều có sự liên kết với nhau.
Tường là xung đột, là trở ngại. Người xưa nói: “Lời không được nói hết, tích khẩu đức, việc không được làm đến cùng, giữ lại đường lui”. Hiểu biết người khác cũng không nên nói hết lời, giữ lại ba phần cho họ, cũng giữ lại khẩu đức cho mình. Trách móc người khác cũng không nên quá nghiêm khắc, giữ lại ba phần cho họ, cũng là giữ lại sự độ lượng cho mình.
Nói năng không giữ khẩu đức, làm việc không để lại đường lui, chính là đang dựng tường. Thêm một người bạn thêm một con đường. Nếu một người có quá nhiều kẻ địch, con đường sẽ càng khó đi, dần dần, không còn đường đi. Oan gia nên giải không nên kết, thuận tiện cho người, cũng là thuận tiện cho mình.
Dựng tường, hay là tính toán, là khôn khéo, là vạch ra kế hoạch đối phó người khác, dùng mọi cách tính toán để dựng lên bức tường trong tâm, ngăn cản sự tín nhiệm giữa người với người. Tính toán một lần, được lợi một lần, nhưng sẽ mãi mãi mất đi một người bạn, tạo ra một kẻ địch.
Những người khôn khéo nhất lại thường dựng tường, nhưng cuối cùng lại hại chính bản thân, người ta thường nói: “Từ trước đến nay, người rước họa vào thân đa số là những kẻ tự cho mình thông minh, rất ít thấy những người chân thật chất phác gặp phải tai họa”. Con người e rằng không thể thông minh đến cực điểm, đây chính là lý do tại sao họ ‘ngu ngốc’.
Có một vị thiền sư đến làm khách ở một nhà phú ông. Phú ông than phiền rằng bản thân không có bạn bè, thiền sư và phú ông nói chuyện một hồi, hiểu được tâm thái của phú ông, liền chỉ ra cửa sổ, nơi đó rèm cửa đóng kín. Phú ông không hiểu nghĩa là gì, thiền sư bèn nói: “Nếu như ngài muốn người khác nhìn vào, tại sao còn lắp rèm cửa? Nếu như ngài không muốn người khác nhìn, tại sao còn làm cửa sổ?”.
Phú ông trầm ngâm, bèn hỏi lại: “Vậy tôi nên làm thế nào?”. Thiền sư nói: “Ngài nên để người khác nhìn vào, phải thường xuyên kéo rèm cửa sang một bên”. Rèm cửa mãi không mở ra, cũng thành một bức tường, thành tường trong tâm, ngăn trở sự thấu hiểu lẫn nhau, giảm đi cơ hội trở nên thân mật.
Phó Lôi từng nói: “Một người chỉ cần chân thành, có thể khiến người khác cảm động, dù rằng người ta có thể nhất thời không hiểu, sau này sẽ hiểu. Trong cuộc đời tôi khi làm bất cứ điều gì, điều đầu tiên là phải thành thật, điều thứ hai là phải thành thật, thứ ba cũng là thành thật”.
Tính toán càng nhiều càng khiến người khác nghi ngờ, thay vì giở thủ đoạn, chi bằng hãy quang minh chính đại. Chỉ cần chân thành và khiêm nhường, giữa người với người sẽ không bao giờ xảy ra vấn đề to tát.
Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho bản thân. Càng xây nhiều cầu, con đường của bản thân càng dễ đi. Người dại khờ dựng tường, chặn đứng vận khí của người khác, cũng chặn đi ánh Mặt trời của chính bản thân mình.
Tinh Hoa
Nguồn tại đây
Người khôn xây cầu, kẻ dại dựng tường.
Cây cầu là sự kết nối, tường là sự ngăn cách. Xây thêm một cây cầu, có thể thêm một con đường. Dựng thêm một bức tường, giảm đi một con đường. Kẻ tự cô lập sẽ cách ly với người khác; người mở lòng tiếp nhận người mới có thể như biển chứa trăm sông.
Triết gia Vương Dương Minh từng nói: “Thành tâm thành ý suy nghĩ vì thiên hạ, sau này mới có bản lĩnh để đứng vững trong thiên hạ”. Dưới góc nhìn của Vương Dương Minh, điều quan trọng nhất chính là chữ chân thành. Chỉ có sự đối xử chân thành, thì con đường nhân sinh mới có thể rộng rãi khoan thai.
Người thông minh xây cầu
Sự bất đồng giữa đất liền và sông ngòi đã tạo lên vô số những cách biệt. Người thông minh sẽ xây cầu nối liền hai nơi, để bản thân có thể thuận tiện đi lại.
Cây cầu là phần mở rộng và kết nối của con đường, có cầu thì đường xá mới thuận lợi. Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho mình, xây thêm vài cây cầu cho bản thân, tìm kiếm thêm sự giúp đỡ và lối tắt, con đường càng dễ đi.
Thêm một người bạn thêm một con đường, kết giao một người bạn như xây một cây cầu, nhiều bạn có thể vượt đèo lội suối, ít bạn thì mỗi bước đi đều khó khăn. Sự giao thiệp giữa người với người, sự phức tạp của tình cảm và lợi ích cũng tạo ra hàng loạt mâu thuẫn. Xây dựng những cây cầu giữa tầng lớp mâu thuẫn đó là một loại trí tuệ, cũng là một loại tu hành.
Vương Dương Minh khi vừa đến Long Trường, bị người địa phương tấn công, họ coi Vương Dương Minh và đồng đảng là kẻ xâm nhập, tìm mọi cách gây nguy hại. Nhưng ông không oán hận vì điều đó, ngược lại còn giúp đỡ người địa phương xây nhà cửa, chỉ dẫn họ đọc sách, làm nông. Những người này trước giờ chưa từng gặp quan viên nào thân thiện như vậy, mau chóng trở nên thân thiết với Vương Dương Minh.
Sau đó Vương Dương Minh sáng lập Tâm học, bắt đầu truyền đạo, họ trở thành những tín đồ trung thành nhất của Vương Dương Minh, tuyên truyền khắp nơi, truyền bá học thức và nhân đức của ông. Học thuyết của Vương Dương Minh tạo ra được một làn sóng ở Quý Châu, cũng một phần do công lao của những người này. Cũng vì lý do đó, danh tiếng của Vương Dương Minh ngày càng tăng lên, mới có được cơ hội xuất sơn.
Phật gia thích nói về nhân quả. Nhưng những gì mọi người nhìn thấy đều chỉ là thiện có thiện báo, ác có ác báo, mà không thấy được phúc duyên mà mỗi người tích góp trong cuộc sống hàng ngày.
“Bồ Tát giảng nhân, phàm nhân giảng quả”. Cao nhân thực sự, càng phải coi trọng nhân. Vương Dương Minh nói: “Khắp nơi đều là thánh nhân”. Dù là quan viên học giả, tiểu thương…, trong mắt của ông, đều là người tốt. Ông luôn cố gắng hết sức dùng thiện ý để đối đãi với mọi người.
Mà sự báo đáp dành cho mỗi người, đều đến từ những điều vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày. Có những người gặp phải khó khăn, luôn có quý nhân lập tức đến tương trợ, chính là vì đã từng kết thiện duyên. Vì vậy hôm nay kết duyên, chính là sự chuẩn bị cho việc gặp phải hoạn nạn trong tương lai.
Sự báo đáp dành cho mỗi người, đều đến từ những điều vụn vặt trong cuộc sống.
Con đường nhân sinh phải trân quý những người bên cạnh, có những người khi làm việc, đơn độc lẻ loi một mình, khó đạt được thành tựu to lớn; có người làm việc, giỏi trong việc mượn lực, hợp mưu hợp sức, cuối cùng có được gặt hái không tầm thường chút nào.
Trồng dưa gặt dưa, trồng đậu gặt đậu, thành bại trong thế gian có nhân có quả. Lương thiện với mọi người, đối đãi lễ phép, cuộc sống đương nhiên sẽ báo đáp, vận may cũng tự nhiên mà đến.
Kẻ ngu dựng tường
Xây cầu là kết phúc duyên, dựng tường là kết ác duyên. Mỗi người đều không phải là một hòn đảo cô độc, mọi người đều có sự liên kết với nhau.
Tường là xung đột, là trở ngại. Người xưa nói: “Lời không được nói hết, tích khẩu đức, việc không được làm đến cùng, giữ lại đường lui”. Hiểu biết người khác cũng không nên nói hết lời, giữ lại ba phần cho họ, cũng giữ lại khẩu đức cho mình. Trách móc người khác cũng không nên quá nghiêm khắc, giữ lại ba phần cho họ, cũng là giữ lại sự độ lượng cho mình.
Nói năng không giữ khẩu đức, làm việc không để lại đường lui, chính là đang dựng tường. Thêm một người bạn thêm một con đường. Nếu một người có quá nhiều kẻ địch, con đường sẽ càng khó đi, dần dần, không còn đường đi. Oan gia nên giải không nên kết, thuận tiện cho người, cũng là thuận tiện cho mình.
Dựng tường, hay là tính toán, là khôn khéo, là vạch ra kế hoạch đối phó người khác, dùng mọi cách tính toán để dựng lên bức tường trong tâm, ngăn cản sự tín nhiệm giữa người với người. Tính toán một lần, được lợi một lần, nhưng sẽ mãi mãi mất đi một người bạn, tạo ra một kẻ địch.
Những người khôn khéo nhất lại thường dựng tường, nhưng cuối cùng lại hại chính bản thân, người ta thường nói: “Từ trước đến nay, người rước họa vào thân đa số là những kẻ tự cho mình thông minh, rất ít thấy những người chân thật chất phác gặp phải tai họa”. Con người e rằng không thể thông minh đến cực điểm, đây chính là lý do tại sao họ ‘ngu ngốc’.
Có một vị thiền sư đến làm khách ở một nhà phú ông. Phú ông than phiền rằng bản thân không có bạn bè, thiền sư và phú ông nói chuyện một hồi, hiểu được tâm thái của phú ông, liền chỉ ra cửa sổ, nơi đó rèm cửa đóng kín. Phú ông không hiểu nghĩa là gì, thiền sư bèn nói: “Nếu như ngài muốn người khác nhìn vào, tại sao còn lắp rèm cửa? Nếu như ngài không muốn người khác nhìn, tại sao còn làm cửa sổ?”.
Phú ông trầm ngâm, bèn hỏi lại: “Vậy tôi nên làm thế nào?”. Thiền sư nói: “Ngài nên để người khác nhìn vào, phải thường xuyên kéo rèm cửa sang một bên”. Rèm cửa mãi không mở ra, cũng thành một bức tường, thành tường trong tâm, ngăn trở sự thấu hiểu lẫn nhau, giảm đi cơ hội trở nên thân mật.
Phó Lôi từng nói: “Một người chỉ cần chân thành, có thể khiến người khác cảm động, dù rằng người ta có thể nhất thời không hiểu, sau này sẽ hiểu. Trong cuộc đời tôi khi làm bất cứ điều gì, điều đầu tiên là phải thành thật, điều thứ hai là phải thành thật, thứ ba cũng là thành thật”.
Tính toán càng nhiều càng khiến người khác nghi ngờ, thay vì giở thủ đoạn, chi bằng hãy quang minh chính đại. Chỉ cần chân thành và khiêm nhường, giữa người với người sẽ không bao giờ xảy ra vấn đề to tát.
Xây cầu cho người khác, cũng chính là mở đường cho bản thân. Càng xây nhiều cầu, con đường của bản thân càng dễ đi. Người dại khờ dựng tường, chặn đứng vận khí của người khác, cũng chặn đi ánh Mặt trời của chính bản thân mình.
Tinh Hoa
Nguồn tại đây