Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Khi bị người khác hiểu lầm thì phải làm như thế nào?

Bị người khác hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Nếu như thế, thì chúng ta cần phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm?


Đừng giải thích con người bạn với bất cứ ai !

Những hiểu lầm ấy thường khiến ta cảm thấy oan ức, oan ức là những điều mình không làm mà bị người khác đổ lỗi, nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào, đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

Đức Phật đã chỉ thẳng rằng tất cả mọi việc do chúng ta tự tạo ra và sự tạo dựng lớn nhất của chúng ta là tạo ngôi nhà ngũ ấm và tạo ngục tù tam giới, từ đó phát sinh tất cả khổ đau của mọi người trên thế gian này. Nếu bị người khác hiểu lầm, hãy nhẹ nhàng và từ từ nhìn nhận vấn đề rồi giải quyết, đừng nên làm lớn chuyện hoặc đi quá xa câu chuyện xảy ra.

Dưới đây là một số lời khuyên của Phật đối với người hiểu lầm ta.

Bị người khác hiểu lầm, phải làm sao?

Khi bị người khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một loại độ lượng.
Sự tình thật hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.

Bị người khác làm tổn thương, phải làm sao?


Không nói là một loại thiện lương.
Tình cảm ấm áp hay lạnh lẽo, thời gian sẽ cho minh chứng tốt nhất.

Bị người chửi bới, bôi nhọ, gièm pha, phải làm sao?


Không nói là một loại hàm dưỡng.
Nhân phẩm của một người thật sự là tốt hay xấu, thời gian sẽ làm sáng tỏ.

Bị người vu cáo, vu oan, phải làm sao?

Đừng để ý hay quan tâm quá tới điều đó, bởi vì đã có Đạo trời.
Đạo trời vốn không phân biệt thân quen, rất công bằng. Qua vài năm nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ được kết cục ra sao.

Sống trên đời, gặp bất kể chuyện gì cũng không cần phải vội vã biện bạch thanh minh. Điều gì cũng không cần phải vội vàng đi bộc lộ hết, nói hết.

Người xưa nói, một người để học được nói chuyện chỉ cần vài năm, nhưng hiểu được cần im lặng lại phải mất vài thập kỷ.

Độ cao của cuộc đời, không phải là ở việc người ta có thể thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là ở việc người ta có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình.

Độ rộng của tâm hồn không phải thể hiện ở việc người ta có thể quen biết được bao nhiêu người mà là ở việc họ bao dung được bao nhiêu người.

Khi chúng ta làm người:

- Làm người phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.
- Làm người phải giống như nước, có thể tiến thoái, biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lui.
- Làm người chấp nhận chịu thiệt thì sớm muộn cũng sẽ được hồi báo, cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt…
- Làm người nếu bằng lòng chịu thua thì cuối cùng cũng sẽ không bị đánh mất tự tôn mà còn giành được lòng người.

Bạn nên nhớ rằng: "Sự tức giận là axit có thể gây hại cho vật chứa nó nhiều hơn là những gì mà nó được đổ lên" vì vậy hãy bình tĩnh và cố gắng giải quyết bằng những lời đối đáp khôn ngoan mà Đức Phật đã truyền dạy, đừng quá tức giận để làm mọi chuyện rối hơn.

Phong Linh
Nguồn tại đây

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Dự lễ khánh thành cầu Pháp Huệ số 15 ngày 22/12/2019 tại ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng


Như đã thông tin về việc xây dựng cây cầu Pháp Huệ số 15 tại ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, cầu có chiều dài 30 mét, rộng 2,7 mét, dự trù kinh phí là 120 triệu đồng.


Sau một thời gian thi công xây dựng, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, hôm nay, ngày 22/12/2019, nhóm thiện nguyện tịnh xá Pháp Huệ đã được chính quyền địa phương mời tới để dự lễ khánh thành. Nhân dịp này, nhóm thiện nguyện cũng quyên góp được 100 phần quà tặng cho các hộ nghèo và 100 phần quà tặng cho các cháu học sinh tại địa phương.

Đoàn khởi hành từ Sài Gòn vào lúc 4g00 sáng ngày 22/12/2019 trên 1 xe ca 30 chỗ ngồi, vì là ngày nghỉ nên số lượng tham gia cũng vừa khít con số 30 người, thời gian di chuyển phải mất khoảng 6 đến 7 giờ, trong đó, có 2 km trung chuyển bằng xe Honda, phải đến 11g00, đoàn mới tới điểm cầu Pháp Huệ số 15 và 12g00 mới có thể tổ chức lễ khánh thành.

Đường đi đã thế, lúc về lại còn nhiêu khê hơn, vì bị kẹt xe tại cầu Rạch Miễu, do lượng xe đổ về thành phố quá đông cho kịp ngày thứ hai - bước vào ngày làm việc đầu tuần, đoàn về tới điểm tập kết ban đầu lúc 21g00. Thật là một ngày vất vả, nhưng mọi người đều vui vẻ, khi chào nhau ra về, ánh mắt và nụ cười đã nói lên tất cả niềm hạnh phúc đó. 

Xin gửi đến các anh chị em trong nhóm một số hình ảnh khánh thành cây cầu Pháp Huệ số 15.


















Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Nghe đọc sách : "LINH HỒN CỦA TIỀN" - Lynne Twist



Thể loại: Quản Trị Tài Chính
Tên sách: Linh Hồn Của Tiền
Tên tác giả: Lynne Twist
Tên dịch giả: Hoàng Anh - Thanh Hà
Năm xuất bản: 2009
Nhà xuất bản: Hà Nội
Tên người đọc: Đinh Lan Anh

Những khám phá tràn đầy cảm hứng và trí tuệ về sự kết nối giữa tiền bạc và một cuộc sống toàn vẹn. Trong linh hồn của Tiền, Lynne Twist đã nhìn nhận trung thực về sức mạnh chi phối phi thường là mang tính phá huỷ của nó đối với sự tự nhận thức và các mối quan hệ của con người.

Thông qua những câu chuyện cá nhân và những lời khuyên thực tiễn, Twish chia sẽ cách chúng ta có thể thay thế cảm giác thiếu thốn, tội lỗi và gánh nặng bằng những trải nghiệm về sự tự do, đầy đủ, và có mục đích. Với một xã hội tiêu dùng mà đôi khi lòng ham muốn vô độ còn được đặt cao hơn cả thước đo của giá trị tự thân.

Linh hồn của Tiền như một lời đề nghị tất cả mọi người kiểm nghiệm lại mối quan hệ giữa con người với tiền, đánh giá sự kết nối của chúng ta với những giá trị nhân bản cốt lõi, cải biến những mối quan hệ đó, và trong khi làm như vậy, cũng cải biến chính cuộc sống của chúng ta.

"Giữa một thế giới chuyển động xoay quanh tiền, chúng ta nhất thiết phải thắt chặt mối quan hệ của chúng ta với tâm hồn mình và đưa nó vào mối quan hệ với tiền. Khi đó... chúng ta có thể tạo dựng và nuôi dưỡng nền văn hoá tiền bạc của mình bằng tâm hồn. Mối quan hệ của chúng ta với tiền có thể trở thành nơi ngày ngày chúng ta trải nghiệm các hoạt động tinh thần sâu sắc."

Mời các bạn xem quyển sách "Linh Hồn Của Tiền" tại đây, tải về ePuB

Mục lục:  
Phần I Tình yêu, những lời nói dối và sự thức tỉnh vĩ đại
Chương 1: Tiền và tôi, tiền và chúng ta
Chương 2: Tới ấn độ: Trái tim của nạn đói, linh hồn của tiền bạc  
Phần II Thiếu và đủ: Cuộc kiếm tìm sự giàu có
Chương 3: Sự thiếu thốn: Lời nói dối lớn
Chương 4: Sự đầy đủ: Sự thật đáng ngạc nhiên  
Phần III Sự đầy đủ: Ba sự thật
Chương 5: Tiền giống như nước
Chương 6: Những điều bạn trân trọng sẽ tăng thêm giá trị
Chương 7: Hợp tác tạo ra thịnh vượng  
Phần IV Hãy thay đổi giấc mơ
Chương 8: Hãy thay đổi giấc mơ
Chương 9: Kiên định lập trường
Chương 10: Sức mạnh của giao tiếp
Chương 11: Để lại di sản là sự đầy đủ
Chương 12: Xu thế mới

Mời các bạn nghe đọc quyển sách "Linh Hồn Của Tiền" tại đây hoặc tại đây


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

10 câu chuyện nhỏ – 10 bài học ẩn chứa triết lý sâu sắc của cuộc đời

Dưới đây là những câu chuyện tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng những bài học và triết lý sống sâu sắc khiến chúng ta không khỏi phải suy ngẫm.


Có những câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang triết lý sâu sắc.

Câu chuyện 1

Một hôm, người cha lỡ làm lạc mất chiếc đồng hồ đeo tay, ông bực bội lục lọi tìm kiếm khắp nơi, nhưng tìm cả buổi cũng không thấy. Đợi đến khi ông ra ngoài, đứa con lặng lẽ vào phòng, trong chốc lát đã tìm được.

Người cha hỏi: Sao mà con tìm ra được vậy?

Đứa con trả lời: Con chỉ ngồi im lặng, một lát sau có thể nghe được âm thanh tí tách nho nhỏ, thế là con tìm ra.

Cảm ngộ: Chúng ta càng nôn nóng tìm kiếm, càng tìm không ra thứ mình muốn tìm, chỉ có bình tĩnh lại, mới nghe được âm thanh trong đáy lòng.

Câu chuyện 2

Người nam: Ông chủ, tắm ở đây bao nhiêu tiền?

Chủ tiệm: Nhà tắm công cộng nam thì 10 đồng, nhà tắm công cộng cho nữ thì 100 đồng.

Người nam: Ông định cướp tiền thiên hạ chắc…

Chủ tiệm: Bây giờ anh muốn nhà tắm nam hay nữ đây?

Người nam… quả quyết đưa 100 đồng, rồi bước vào nhà tắm dành cho nữ, phát hiện ra toàn là đàn ông ở đó cả!

Anh em trong bồn tắm: Hãi, lại thêm 1 thằng nữa!

Cảm ngộ: Tiêu thụ trong kinh doanh từ trước tới giờ không dựa vào giá thấp mà bán được hàng, mấu chốt là phải dẫn dắt được nhu cầu khách hàng.

Câu chuyện 3

Khi trong ly thủy tinh đựng đầy sữa bò, mọi người nói “đây là sữa bò”; khi đựng đầy dầu, mọi người nói “đây là dầu”; chỉ khi chiếc ly không đựng gì, mọi người mới nhìn đó là chiếc ly.

Cảm ngộ: Cũng như vậy, khi trong lòng chúng ta tràn đầy học vấn, tài phú, quyền thế, thành tựu và thành kiến, thì đã không còn là chính mình. Thường khi đã có được hết thảy mọi thứ, lại không thể là chính mình.


Câu chuyện 4

Một nữ đồng sự xinh đẹp, quyến rũ được chồng mang đồ ăn trưa đến công ty, không nói chuyện câu nào đã vội rời đi.

Một đồng nghiệp nam thấy vậy bèn hỏi: “Ai vậy?”

Người nữ: Người giao hàng đấy!

Người nam: Sao không thấy trả tiền?

Người nữ: Không cần đâu, buổi tối ngủ với người đó một giấc là được rồi!

Ngày hôm sau, người nam đồng nghiệp mang đến cho người nữ một bữa trưa 4 món cơm canh đầy đủ….

Cảm ngộ: Hình thức buôn bán không thể đơn giản bắt chước. Hình thức của người khác nhất định đã bao gồm những điều kiện và tiêu chuẩn yêu cầu từ trước, muốn bắt chước hình thức đó nhất định phải có tìm hiểu và biện pháp tương xứng.


Câu chuyện 5

Hãy hạnh phúc với những gì bạn đang có.

Hai con hổ, một con trong lồng, một con ở nơi hoang dã. Cả hai đều tự thấy hoàn cảnh của mình không tốt, luôn thấy hâm mộ đối phương. Chúng quyết định trao đổi cho nhau. Lúc đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng lâu sau cả hai con đều chết: Một chết vì đói khát, một chết vì u buồn.

Cảm ngộ: Đôi khi, con người không thấy hài lòng với hạnh phúc mình đang có, cứ luôn hướng mắt về hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, ai cũng có chỗ yêu thích và đáng ngưỡng mộ cả.

Câu chuyện 6

Sư phụ: Nếu các con muốn nấu một bình nước sôi, nhóm lửa đến nửa chừng rồi mới phát hiện không đủ củi, các con làm thế nào đây?

Có đệ tử nói phải nhanh đi tìm củi, có đệ tử nói đi mượn, có đệ tử nói đi mua.

Sư Phụ: Vậy tại sao các con không đổ một ít nước ra khỏi bình?

Cảm ngộ: Chuyện trên đời không phải tất cả đều như ý mình được, có xả bỏ đi mới đắc được.

Câu chuyện 7

Một người Bắc Kinh, năm 1984, vì muốn thực hiện giấc mộng xuất ngoại, đã bán đi căn nhà cấp 4 ở trên đường cái, được 30 vạn Nhân dân tệ, ly biệt quê hương đến Italia đãi vàng…

Tha hương phiêu bạt, mưa lớn phải đi giao hàng, nửa đêm học ngoại ngữ, sống trong khu ổ chuột bị hiếp đáp 7 lần, bị đánh 3 lần… vất vả dành dụm, đến nay đầu đã bạc phơ, 30 năm rồi, cuối cùng cũng tích lũy được 1 triệu EUR (khoảng 7,68 triệu Nhân dân tệ), dự định sẽ về quê dưỡng lão, tận hưởng vinh hoa.

Về đến Bắc Kinh, mới phát hiện căn nhà cấp 4 năm đó bán đi giờ đang treo bảng nhờ môi giới bán với giá 80 triệu Nhân dân tệ, trong chốc lát người này dường như sụp đổ…

Cảm ngộ: Có lẽ, con người hơn nửa cuộc đời là dọ dẫm, bận bịu ngược xuôi… Có đôi khi, lựa chọn so với cố gắng lại quan trọng hơn!

Câu chuyện 8

Buông tay sẽ nhẹ nhõm hơn.

Cụ già nói với đứa trẻ: Nắm chặt nắm tay của con lại, nói cho ông biết con thấy thế nào?

Đứa trẻ nắm chặt tay lại rồi nói: Hơi mệt ông ạ!

Cụ già: Thử nắm chặt một chút nữa xem!

Đứa trẻ: Con thấy mệt hơn ông ạ! Có một chút tức thở!

Cụ già: Vậy thì con buông tay ra!

Đứa trẻ thở một mạch: Thoải mải hơn nhiều rồi ạ!

Cụ già: Khi con thấy mệt, con càng nắm chặt con càng mệt, buông nó ra, sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều!

Cảm ngộ: Đạo lý đơn giản, biết buông tay mới thấy nhẹ nhõm!

Câu chuyện 9

Nước hoa của công ty bách hóa, 95% là nước, còn 5% là khác nhau, đó đều là nhờ bí mật công thức khác nhau. Con người cũng như vậy, 95% mọi thứ căn bản là như nhau, khác biệt chỉ then chốt ở 5% mà thôi, bao gồm đặc sắc tu dưỡng, hay dục vọng, đau khổ, hạnh phúc của mỗi người.

Cảm ngộ: Tinh dầu phải sắc 5 năm, 10 năm mới thêm vào được nước hoa, con người cũng vậy, phải kinh qua phát triển rèn luyện, mới có được “hương vị” độc nhất vô nhị.

Câu chuyện 10

Một người đàn ông mua xe, cần phải có 100.000 USD. Nhưng tiền mặt trong tay chỉ mang theo 99.998 USD, còn thiếu 2. Đột nhiên, ông phát hiện ngoài cửa có một người ăn mày, vội chạy ra nói với người đó: “Van anh, anh cho tôi 2 USD được không? Tôi muốn mua xe!” Người ăn mày nghe xong, hào phóng đưa ngay 4 USD rồi nói: “Giúp tôi mua một chiếc luôn nhé!”

Cảm ngộ: Nếu như bạn đã hoàn thành 98% nhiệm vụ, như vậy bất luận người nào cũng có thể dễ dàng giúp bạn thành công; ngược lại, bạn cái gì cũng làm không xong lại muốn giúp đỡ này nọ, thì dẫu là thần tiên cũng không cách nào giúp được.

Mai Mai (Theo Sohu)

Nguồn: TINH HOA

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Nước đổ khó hốt, có 7 loại lời không nên tùy tiện nói

Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.


Mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.

Nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Giảng nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng, đương nhiên càng không nên nói. Vậy lời những lời không nên nói là những loại lời nào?

1. Lời chán nản không nên nói

Có người thường xuyên thích than vãn, nói lời chán nản, nhụt chí. Kỳ thực trong cuộc sống, sẽ có người động viên cổ vũ bạn, nhưng cho dù không có ai động viên, bạn cũng phải tự khích lệ chính mình. Chính mình không cổ vũ chí hướng của mình, lại nói lời chán nản nhụt chí, đương nhiên sẽ chìm đắm trong trụy lạc.

2. Lời giận dỗi không nên nói

Người đang tức giận thì thường không tự chủ mà trút lời giận dỗi, có khi làm thương tổn người khác, nhưng có khi cũng làm tổn thương chính mình. Người trong lúc bị ức hiếp, mắng chửi, tốt nhất là nên cố gắng giữ bình tĩnh, không nên tùy tiện lên tiếng. Bởi lời nói trong khi nổi nóng, thường rất khó nghe, vậy nên tuyệt không nên nói.

3. Lời oán hận không nên nói

Người trong lúc không vừa ý hài lòng, thường nói ra những lời trách móc oán hận, oán hận ông chủ, oán hận bạn bè, thậm chí oán hận cả người nhà. Người hay nói lời oán hận, thường hay mượn đề tài để nói chuyện của mình, đâm bị thóc, chọc bị gạo, muốn đối phó người này, muốn đối phó người kia. Tuy nhiên kết quả chính mình lại phải nhận quả đắng. Hà tất phải bị như vậy?

4. Lời làm tổn hại người khác không thể nói

Có người nói năng tùy tiện, đối với người khác không đủ tôn trọng và bao dung, thường xuyên dùng lời nói làm tổn thương người khác, có lúc là hại người ích ta, có lúc tổn hại người khác mà không có lợi cho mình. Lời nói hại người là nhất thời, nhưng nhân cách của mình bị người ta coi thường, lại là tổn thương vĩnh viễn.

Lời làm tổn hại người khác không thể nói.

5. Lời khoe khoang không nên nói

Có người trong lời nói, thích khoe khoang, phô trương chính mình, tuy nhiên như vậy người khác nghe xong chưa chắc sẽ phục. Cho nên tự mình khoe khoang cũng không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn gây hại.

Người muốn vĩ đại, nhất định phải làm nên sự nghiệp vĩ đại; vĩ đại là phải để người khác nói, không thể tự mình tung hô, bản thân cần phải hết sức khiêm tốn.

6. Lời nói dối không thể nói

Nhà Phật giảng “ngũ giới”, “vọng ngữ giới” là một trong số đó. Vọng ngữ chính là “thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, đúng nói sai, sai nói đúng”, cũng chính là “nói dối”, là lời nói không thật. Nói dối quen thói, sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.

7. Lời riêng tư không nên nói

Mỗi người đều có chuyện riêng tư, điều riêng tư của mình đương nhiên không muốn bị người khác biết, cũng không muốn bị người khác rêu rao.

Nếu như bạn tố giác chuyện riêng tư của người khác, dù có thể không khiến đối phương phản bác gì, nhưng bạn đã tự mình bại lộ tính cách của mình.

Người ở trong nhà, chẳng những che nắng che mưa, còn vì an toàn, quan trọng hơn nữa là để được bảo vệ riêng tư; người mặc quần áo, một mặt là vì giữ ấm, đồng thời cũng là che đậy thân thể, che giấu bí mật của mình. Cho nên người với người cần tôn trọng lẫn nhau, không thể bại lộ chuyện riêng tư của người khác.

Bảo An (Theo kannewyork.com)

Nguồn: TINH HOA

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Mặt trái của ngành chăn nuôi bò sữa: Sống để mang thai, sinh ra để chết đi

Sữa tươi dù nhìn có vẻ tinh khiết, sạch trong và thơm ngon vô cùng nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều mặt tối. Dưới đây là 5 sự thật về sữa mà các nhà sản xuất không bao giờ muốn khách hàng của mình biết.

Sữa không chỉ là thức uống quen thuộc, nó còn là một biểu trưng văn hóa lâu đời 
có từ hàng ngàn năm nay của nhiều quốc gia trên thế giới.

Sữa không chỉ là thức uống quen thuộc, nó còn là một biểu trưng văn hóa lâu đời có từ hàng ngàn năm nay của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng sữa không hề tốt như những gì chúng ta thường nghĩ.

Huyền thoại 1: Con người cần sữa để có đủ canxi

Mặc dù sữa sẽ cung cấp canxi cho con người, nhưng nó không phải là nguồn canxi tốt nhất. Sẽ rất khó tin nhưng sự thật là cơ thể con người không thể hấp thu được lượng canxi có trong sữa bò.

Nói cách khác, một chế độ ăn uống không có sữa cũng không làm cho cơ thể người bị thiếu canxi. Và các loại thực phẩm giàu canxi như hạt ngũ cốc, rau, trái cây, đậu hạt…có thể dễ dàng giúp chúng ta đáp ứng đủ lượng canxi, kali, roboflavin và vitamin D cần thiết mà lại không có hại cho sức khỏe. Đặc biệt là các loại rau xanh như: cải xoăn, rau chân vịt và bông cải xanh.

Thực tế, cơ thể con người không thể hấp thu được lượng canxi có trong sữa bò.

Huyền thoại 2: Sữa bò giúp ngăn ngừa loãng xương

Trong những chương trình quảng cáo, chúng ta được tiếp thị rằng sữa bò là cách tốt nhất giúp bạn có một khung xương chắc khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy điều ngược lại.

Theo một nghiên cứu của cơ quan lương thực quốc gia Thụy Điển, các nhà khoa học đã theo dõi hơn 100.000 người Thụy Điển, cả nam và nữ trong 23 năm. Và không tìm thấy tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương từ sữa, cũng như các sản phẩm từ sữa.

Một nghiên cứu của khoa y tế công cộng, Đại học Sydney (Úc) cũng cho kết quả tương tự. Trên thực tế, việc tăng nạp canxi từ các sản phẩm sữa bò có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng sữa sẽ làm 
suy giảm lượng canxi trong xương và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển là 3 quốc gia tiêu thụ sữa nhiều nhất – cũng là 3 quốc gia có tỷ lệ loãng xương cao nhất trên thế giới.

Huyền thoại 3: Ngành công nghiệp sữa không độc ác

Ít ai biết rằng sau một cốc sữa bò thơm ngon, bổ dưỡng là nước mắt của bò mẹ và máu của bò con.

Chúng ta thường nghĩ rằng những con bò sữa sống một cuộc đời khá hạnh phúc khi được nghe nhạc, được chăn thả trong những bãi cỏ xanh tươi và tận hưởng nguồn thức ăn dồi dào.

Nhưng những hình ảnh và những đoạn clip chân thực liên quan đến việc ngược đãi động do tổ chức bảo vệ động vật lớn nhất nước Mỹ PETA chia sẽ đã phơi bày sự tàn khốc của ngành công nghiệp sữa bò này.

Ít ai biết rằng sau một cốc sữa bò thơm ngon, bổ dưỡng là 
nước mắt của bò mẹ và máu của bò con.

Chỉ vài giờ sau khi được sinh ra, những chú bê non sẽ bị tách khỏi bò mẹ. Chúng sẽ bị nhốt trong những cái chuồng chật hẹp của xe chuyên chở. Nó chật đến mức chúng không thể nhúc nhích hay duỗi chân và càng không thể quay đầu nhìn lại.

Trong khi đó thì bò mẹ liên tục chạy theo những chiếc xe này cho đến khi kiệt sức hoặc bị chặn lại. Bê non sẽ được nuôi dưỡng bằng một loại thức ăn thay thế khác, vì sữa của mẹ chúng được dùng để bán cho con người. Những con bê con này sau đó sẽ được đưa vào các lò mổ…

Huyền thoại 4: Bò cần được vắt sữa

Vì lý do nào đó, cả thế giới dường như đang sống trong sự ảo tưởng rằng bò cần được vắt sữa, nếu không vú của chúng sẽ căng cứng và có thể nổ tung. Nói cách khác bằng cách vắt lấy sữa của chúng, con người đã đem đến cho những con bò sự ưu ái. Huyền thoại này là một lời nói dối trắng trợn.

Bò cần được vắt sữa.

Thực tế, bò chỉ sản xuất sữa để nuôi con của mình. Nếu nó không có con, nó sẽ không có sữa.

Do đó, để có được lượng sữa dồi dào thì một con bò bắt buộc phải liên tục mang thai, có nghĩa là nó sẽ phải trải qua quá trình thụ tinh nhân tạo không hề dễ chịu. Khi ấy những con bò cái này sẽ bị nhốt trong lồng và tiến hành các công việc cần thiết. Trong ngành công nghiệp sản xuất sữa bò, nó được gọi là ‘rape rack’ (tạm dịch: lồng hiếp).

Bò sữa sẽ bị ép ở trong trạng thái tồi tệ này từ khi nó bắt đầu có khả năng thụ thai cho đến hết cuộc đời của mình chỉ để trở thành những cái ‘máy vắt sữa’.

Huyền thoại 5: Sữa bò tốt cho con người

Không ai có thể tranh cãi rằng sữa bò là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bê. Bởi sống thuận theo tự nhiên có lẽ là chân lý chuẩn xác nhất, tất cả các loài động vật có vú trên Trái Đất đều như thế.

Nhiều chuyên gia cho rằng vạn vật sinh sôi có trật tự, mỗi loài một đặc tính sinh trưởng riêng biệt, có vay mượn chút ít thì cũng chỉ là tạm thời bất đắc dĩ. Đó là lý do tại sao con người không cần thiết phải uống sữa của một con bò.

Chỉ có con người và mèo nuôi trong gia đình là tiếp tục uống sữa sau khi đã cai.

Ngoài ra, sữa bò này rất cần thiết cho bê con trong vài tháng đầu đời, nhưng một khi bê cai sữa chúng sẽ không bao giờ uống sữa nữa. Chỉ có con người và mèo nuôi trong gia đình là tiếp tục ăn/uống sữa sau khi đã cai.

Và để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con người, bò mẹ sẽ được tiêm các hóa chất cũng như các kháng sinh để tăng cường lượng sữa của chúng. Cuốn Food Safety Handbook đã chỉ ra 25 – 50% các độc tố có trong sữa bò như thuốc trừ sâu, Polychlorinated Biphenyls (PCBs), Dioxins. Các hooc – môn tổng hợp như hooc – môn tăng trưởng r(BGH) được tiêm cho bò để làm tăng sản lượng sữa.

Sữa bò chỉ phù hợp với sự phát triển của bò con, không cần thiết cho con người.

Cũng chính vì điều này mà khi trẻ em dùng sữa bò thì có thể xảy ra vấn đề dị ứng sữa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, nổi mụn nhọt, phát ban… Điều này đã được ghi nhận ở khắp các nơi trên thế giới. Thậm chí ở người lớn cũng thường xuyên gặp sự cố với sữa, lý do là hệ tiêu hóa của người không được thiết kế để uống sữa khi đã trưởng thành, đặc biệt là không thể tiêu hóa được đường lactose – loại đường chủ yếu trong sữa.

Xin xem thêm video sau đây:



Xuân Hạ biên dịch

Nguồn: TINH HOA

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Nhớ về ngày 20-11 , nghe đọc một số sách nói về Thầy Cô



Thầy Và Chuyến Đò Xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...


Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Tháng 07 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Mời các bạn thưởng thức một số clip ca nhạc về tuổi học trò tại đây



Mời nghe một số câu chuyện về thầy cô qua nguồn "Sách nói giành cho người mù" sau:

1/ Chén trà tri ân thầy cô (nghe tại đây)
2/ Ông Thầy cũ kỹ (nghe tại đây)
3/ Trái tim người thầy (nghe tại đây)
4/ Chuyện về thầy cô và bạn bè (nghe tại đây)
5/ Những câu chuyện về người Thầy (nghe tại đây)
6/ Thầy đã sưởi ấm trái tim em (nghe tại đây)
7/ Chu Văn An - Người thầy của muôn đời (nghe tại đây)

Mời nghe một số đoản văn hay về nhớ ơn thầy cô giáo qua YouTube.

1/ Những câu chuyện về người thầy



2/ Ba người thầy vĩ đại



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Hiện tượng “thân thể bất hoại” trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo tiết lộ điều gì?

Người bình thường sau khi mất vài ngày thì thân thể bắt đầu mục rữa, nhưng một số vị cao tăng trong Phật giáo sau khi viên tịch hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm thi thể vẫn còn nguyên vẹn. Nhiều vị tu sĩ Cơ Đốc giáo ở phương Tây cũng tương tự. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này? Phải chăng trong ấy ẩn chứa điều gì đó huyền diệu về thân thể người chúng ta?


Thân thể của đại sư Huệ Năng ở phương Đông (trái) và của thánh Bernadette Brown ở phương Tây (phải) sau bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn.

Phương Đông kỳ diệu

Ở Phương Đông, tại một xứ sở núi sông hùng vĩ hàng ngàn năm lịch sử nơi Trung thổ, Đại sư Huệ Năng triều đại nhà Đường là trường hợp “thân thể bất hoại” đầu tiên xuất hiện. Thi hài ông hiện đang được thờ cúng tại Nam Hoa Tự ở thị trấn Thiều Quan, thuộc tỉnh Quảng Đông.

Mặc dù khí hậu nơi đây oi bức, môi trường không thuận lợi, nhưng cho đến nay, thi hài của Đại sư Huệ Năng đã trải qua 1.200 năm mà vẫn không bị phân hủy; thần thái vẫn rất khoan thai điềm tĩnh, trông rất sống động, người người đến thăm viếng mỗi ngày không khỏi ngỡ ngàng và tin vào sự kỳ diệu của Thần Phật.

Tại nhiều vùng đất trên khắp Phương Đông cũng có rất nhiều thân thể bất hoại như vậy xuất hiện. Chẳng hạn như, thân thể của Từ Minh hòa thượng tại chùa Địa Tạng, thi hài của Tỳ Kheo Ni Nhân Nghĩa sư thái (1911-1995) ở tỉnh Liêu Ninh; thi hài của cao tăng Thích Ẩn Liên ở nội Mông Cổ, cao tăng Thích Đức Thanh (1546-1623) ở Giang Tô, Đại sư Liễu Chân ở tỉnh An Huy, Trung Quốc…

Những nước Đông Á khác cũng có không ít trường hợp tương tự như nhà sư Luang Phor Pian ở thủ đô Bangkok, nhà sư Samatha Kittikhun, nguyên trụ trì chùa Khunaram ở Thái Lan, thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu và thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích Bắc Ninh, 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu Hà Nội, Việt Nam,…

Nhục thân bất hoại của 2 vị thiền sư ở chùa Đậu, Hà Nội.

Tuy nhiên, hiện tượng thân thể bất hoại này không chỉ tồn tại trong giới tu luyện phương Đông mà còn ở cả giới tu sĩ phương Tây. Trong Công giáo La Mã có truyền thuyết rằng nếu một thân thể của thánh đồ sau khi mất mà vẫn vẹn nguyên, thì vị ấy chắc chắn là một vị thánh. Các thi hài sẽ được đặt thờ ở nơi trang nghiêm và được các thánh đồ tôn kính muôn đời.

Video cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi:



Phương Tây huyền bí

Vị thánh Thiên Chúa giáo Bernadette Brown sinh ra ở Lourdes, Pháp và từ trần năm 1879. Vào năm 1909, thi hài của bà được đào lên để chôn cất lại tại nơi khác. Hai bác sĩ đã chứng kiến cảnh khai quật. Họ nhìn thấy thi hài vẫn còn trong trạng thái rất tốt và cho đến hiện nay thi hài vẫn còn nguyên vẹn.

Tương tự như vậy là trường hợp của thánh Jean Baptiste Marie Vianney (1786 – 1859). Ông là một linh mục giáo xứ người Pháp sau này trở thành một vị thánh Công giáo và là vị thánh của các linh mục giáo xứ. Ông được nhắc đến nhiều nhất, ngay cả tại nước Anh, với tên gọi “Cur é d’Ars” (linh mục giáo xứ của làng Ars). Ông trở nên nổi tiếng với công việc của mình bởi sự tận tụy và bởi ai tiếp xúc với ông cũng đều có niềm tin mãnh liệt vào Chúa.

Thi hài của thánh Jean Baptiste Marie Vianney.

Ở Rome, vào tháng 3 năm 2001, thi hài của đức Giáo hoàng John XXIII cũng được đào lên. Đã trải qua 37 năm, nhưng thân thể ngài vẫn còn trong tình trạng rất tốt. Là vị Giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo Roma, ông đã được tuyên phong hiển Thánh cùng với Chân phước Giáo hoàng John Paul II vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 bởi Giáo hoàng Phanxicô.

Đã có nhiều chứng tích vô giá trong lịch sử về “các thi hài bất tử” được khai quật lên và rồi trải qua bao thời gian vẫn vẹn nguyên. Người ta không thể phủ định việc các tài liệu xác nhận có rất nhiều trường hợp thân thể bất hoại như vậy.

Bên cạnh đó cũng có nhiều ghi chép về những người đã được phong thánh vào thời Trung cổ tại Anh. Thi hài của họ không bị mục nát bất chấp nhiệt độ và sự ẩm ướt, như: Thánh Teresa Margaret (1934 – 1770) được Giáo hoàng Pius XI phong thánh vào năm 1934; Vincent de Paul (1581 – 1660) được phong thánh vào năm 1729; Vincent được giáo hoàng Benedict XIII tuyên bố ban phước và được giáo hoàng Clement XII phong thánh vào tháng 6 năm 1737; thánh Veronica Giuliani (1660 – 1727)…

Thi hài thánh Teresa Margaret (1934 - 1770).

Đi tìm câu trả lời

Có thể có người nghĩ sự thật về những ghi chép này khó mà kiểm chứng được. Tuy nhiên trên thực tế, hồ sơ ghi chép các sự kiện này rất đầy đủ và được lưu trữ rất cẩn thận. Nhiều thân thể vẫn còn có thể nhìn thấy ngày nay và được hàng ngàn người viếng thăm mỗi ngày. Vậy tại sao thân thể của các cao tăng Phật giáo và tu sĩ Cơ Đốc giáo này không bị phân hủy sau khi họ qua đời?

Đa phần họ là các cao tăng đắc đạo, người tu hành sau khi rời khỏi thế gian để lại một số kỳ tích, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Đặc điểm chung giữa họ là đều có đức tin vào Thần Phật và Chúa Trời, sống trong cuộc đời đều rất lương thiện, từ bi. Khi khám nghiệm, thi thể của họ đều còn đầy đủ nội tạng và hoàn toàn chân thực. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này, nhưng nó lại là điều hoàn toàn dễ hiểu trong giới tu luyện.

Giới tu luyện giảng rằng thuận theo tự nhiên, khi người tu luyện thanh lọc tư tưởng, đề cao đạo đức và trở về với bản tính lương thiện nguyên thủy của mình, thân thể vật chất của họ cũng sẽ cải biến theo, cơ thể dần chuyển hóa sang vật chất cao năng lượng nên không bị ước chế bởi quy luật vật lý thông thường.

Ngoài thân thể không bị phân hủy ra, trong Phật giáo Tây Tạng còn có hiện tượng đặc biệt là “cầu vồng hóa thân thể”. Cơ thể của các vị Phật sống sau khi viên tịch trong nháy mắt có thể hóa thành ánh sáng cầu vồng thăng thiên. Những hiện tượng này đã thu hút sự tìm kiếm của con người đối với bản chất của sự sống, khiến nhiều người từ tận đáy lòng sẽ hướng về Phật Pháp. Thật ra những ví dụ như thế trên thế giới còn rất nhiều, đây đều là những hiện tượng mà khoa học ngày nay chưa lý giải được.

Nhà sư Khenpo Achö là một trong những trường hợp thân thể hóa cầu vồng sau khi viên tịch.

Tu luyện khí công cũng tương tự, ngoài rèn luyện thân thể qua các bài tập nhẹ nhàng còn tu dưỡng tâm tính từ nội tâm bên trong, sau một thời gian cả tâm lẫn thân đều được cải biến. Nội tâm trở nên lương thiện, an hòa, thân thể không còn bệnh tật, dung mạo cũng ngày càng trẻ ra. Nhiều người còn xuất hiện những công năng đặc dị (khả năng siêu thường) như thấy được không gian khác, dịch chuyển đồ vật từ xa, biết trước tương lai,…

Sự thật về Pháp Luân Công: Hiệu quả chữa bệnh và nâng cao sức khỏe lên tới 97,9%

Kỳ thực, khi bạn suy nghĩ tích cực thiện lương và sống vui vẻ, thì từng vi lạp tế bào của bạn cũng sẽ chậm tiêu vong và bạn sẽ trông trẻ hơn. Hiệu quả này không quá lạ thường, bạn có thể thấy ngay ở những người nhân hậu, vô tư yêu đời, hoặc những người hay thiền định sẽ trông khỏe mạnh và tươi tắn hơn những người cùng tuổi.

Thế giới này vô cùng rộng lớn và huyền diệu, thân thể người cũng ẩn chứa nhiều điều huyền bí mà khoa học mãi chưa lý giải được. Hiểu biết của chúng ta dù phát triển đến đâu cũng chỉ như hạt cát nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la vô tận. Chẳng thế mà rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Isaac Newton, Albert Einstein, Alfred Nobel… càng nghiên cứu về khoa học tự nhiên lại càng tin vào Thần học, tin vào tín ngưỡng và đi tìm câu trả lời về vũ trụ ở trong ấy…

Xin xem thêm video sau đây:



Thanh Mai biên dịch

Nguồn: TINH HOA

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ


Xin gửi đến các bạn hình ảnh và video họp mặt K9(C22) lần 7 ngày 20/10/2019 - kỷ niệm 35 năm hội ngộ - như sau:

Lần 7:

Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây
Xem theo links của Nguyễn Tuấn, P1 tại đây và P2 tại đây 
Xem video theo YouTube tại đây, có thể xem theo link của Nguyễn Tuấn tại đây



Hoặc xem theo Playlist YouTube tại đây



Xin xem lại các lần họp mặt trước đây.

Lần 1:
Lược thuật lần họp mặt lần 1 (2013), xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây, xem video tại đây

Lần 2:
Lược thuật lần họp mặt lần 2 (2014) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây , xem ảnh do bạn Tuấn lớp 7 cung cấp tại đây
, các bạn xem chi tiết Video theo YouTube tại đây

Lần 3:
Lược thuật lần họp mặt lần 3 (2015) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây hoặc tại đây

Lần 4:
Lược thuật lần họp mặt lần 4 (2016) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây

Lần 5:
Lược thuật lần họp mặt lần 5 (2017) , xin click vào đây
Các bạn xem anbum tại đây

Lần 6:
Lược thuật lần họp mặt lần 6 (2018) , xin click vào đây
Các bạn xem toàn bộ anbum tại đây hoặc tại đây
Xem video tại đây

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Audio truyện và xem phim: Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen McCullough



"Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCullough, được xuất bản năm 1977.

"Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" ngay khi vừa xuất bản đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển "Cuốn Theo Chiều Gió". Nhưng ít ai biết được rằng, thời điểm tác phẩm ra đời, viết văn chỉ là nghề tay trái của Colleen McCollough, nhân viên y tế là nghề chính của bà.

Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi cuốn tiểu thuyết "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" đem lại vinh quang cho tác giả thì Colleen McCullough chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ở bang New South Wales (Australia) trong gia đình một công nhân xây dựng. Thuở nhỏ, Colleen mơ ước trở thành bác sĩ nhưng không có điều kiện để theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như thư viện, làm báo, công tác thư viện, dạy dỗ để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y.

Năm 1974, bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm. "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" được thai nghén trong ngót 4 năm, rồi đầu mùa hè năm 1975, bà bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Suốt thời gian ấy, bầ vẫn túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.

Vui sướng vì thành công nhưng Colleen không thích nổi danh mà chỉ muốn tìm một nơi yên tĩnh để tập trung sáng tác. Hòn đảo Norfork (Australia) với bờ biển hoang dại, tĩnh mịch và cảnh vật thiên nhiên đẹp tuyệt vời đã cuốn hút bà. Chính tại nơi này, bà đã gặp được Ric - người đã gắn bó suốt đời cùng bà.

Ngoài sáng tác, sưu tầm tác phẩm điêu khắc, pha lê, đồ dùng làm bếp và giày là niềm yêu thích của bà. Hiện tại, nhà của Colleen có tới hơn 500 đôi giày Italia! Không chỉ nổi nhờ "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", các tác phẩm "Người đến từ thành Rome", "Cuộc chạy trốn của Morgan" của bà cũng rất gần gũi với công chúng yêu sách. Trân trọng giới thiệu đến các bạn cuốn sách này để bổ sung cho kho tàng truyện của mình.

Các bạn có thể xem truyện online tại đây, hoặc xem theo iSach.info tại đây.

Nghe audio truyện tại đây hoặc nghe bằng các file mp3 sau:


Các bạn có thể nghe toàn bộ audio truyện theo YouTube tại đây





 
Xem bộ phim này theo các file MP4 trên Google Photo.

1/ Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai (Tập 01) 
 
 
 
 
 
 

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

100-1=0: Công thức biết ơn của người hiện đại khiến cổ nhân phải giật mình

Tục ngữ có câu: ‘Thụ ân một giọt nước, đáp trả bằng dòng suối’, đây chính là biểu hiện của sự cảm ân. Tuy nhiên, điều đơn giản ấy hiện nay lại không mấy người hiểu được…


"Thụ ân một giọt nước, đáp trả bằng dòng suối", loại cảm ân này mấy ai còn hiểu được?

Giới tâm lý học hiện nay đã xác định một công thức kì dị: 100-1=0. Đó chính là nếu như bạn đối với một người lúc nào cũng làm người tốt, làm hết thảy 99 chuyện có lợi cho công việc của người đó, nhưng chỉ cần có ngày không cẩn thận gây ra 1 chuyện bất lợi, thì người đó sẽ căm hận bạn rồi gộp hết 99 chuyện tốt mà bạn đã làm xem thành như chuyện vụn vặt.

Công thức này thoạt nhìn có vẻ hoang đường nhưng lại chính là điều phản ánh tư tâm xuống cấp của con người ngày nay. Tại nước ta hoặc nước láng giềng là Trung Quốc, người già hiện nay thường than phiền một hiện tượng là con cái ỷ lại vào cha mẹ quá lớn, đòi hỏi quá nhiều.

Biểu hiện của hiện tượng này là phần đông con cái gặm nhấm công sức của cha mẹ, hết yêu cầu cha mẹ mua nhà, rồi lại bắt cha mẹ có nghĩa vụ chăm con cái giúp mình. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên đến nỗi đã hình thành thói quen khiến ai ai cũng xem đó là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, nếu chịu khó suy nghĩ một chút thì sẽ hiểu rằng cha mẹ đối với con cái tận tâm dưỡng dục đến năm con 18 tuổi là được xem như trọn vẹn trách nhiệm rồi. Về việc tìm việc làm, kết hôn, sinh con, cha mẹ có thể trợ giúp, nhưng đó được xem là phần tự nguyện làm thêm chứ không hề thuộc về trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện.

Ấy vậy nhưng con cái cứ viện đủ lý do để bắt buộc cha mẹ, tệ hơn là khi cha mẹ làm việc không vừa ý thì thậm chí còn trách cứ cha mẹ. Từ đó, cha mẹ cũng có phần thấy khổ não, bởi tuổi cao sức yếu nhưng lại không có được sự nghỉ ngơi, an dưỡng, ngược lại còn phải làm bảo mẫu, không những phải đưa cho con cả tiền hưu của mình mà còn bị khinh rẻ.

Loại hiện tượng kì lạ này xuất sinh bởi con người hiện nay quá vị kỷ lại thêm việc không có được cái tâm biết cảm ân. Nghĩ đơn giản một chút, việc cha mẹ có thể dưỡng dục con cái nên người ấy chính là đại ân đại đức rồi, làm sao có thể không biết báo ân ngược lại còn lấn lướt và đòi hỏi.

Người xưa có điển cố “Hàm hoàn kết thảo”, nhằm giáo dục con người về sự cảm ân, nhưng người ngày nay đối với sách thánh hiền dường như không còn ngó ngàng đến, điển cố xưa dạy thế nào thì nay đều đã quên.

“Không mất không được, có được tất phải mất”, 
đây chính là quy luật xưa nay chưa từng thay đổi.

“Hàm hoàng” kể câu chuyện về việc một cậu bé 9 tuổi tên là Dương Bảo, trông thấy một con hoàng tước bị thương, nằm dưới tán cây, bị kiến bu đầy thân, tình cảnh khốn đốn. Thế là cậu bé liền đến giải vây và đem hoàng tước về chăm sóc, dùng hoa cúc dưỡng thương. Hoàng tước sau khi lành lại đã được thả đi.

Về sau, hoàng tước báo mộng, bảo rằng mình là sứ giả của Tây Vương mẫu, vì để cảm tạ ân nhân, đã ngậm 4 chiếc khuyên trắng, nói rằng đó là bảo vật có thể giúp họ hàng ân nhân các đời có thể thanh khiết, đạt được địa vị cao trong xã hội. Quả thực về sau, hậu duệ của Dương Bảo 4 đời đều làm đến tam công.

“Kết thảo” là chuyện về một sĩ phu nước Tấn là Ngụy Khỏa đã không buộc người thiếp của cha tuẫn tiết theo khi cha anh ta qua đời. Mà ngược lại anh ta theo tâm nguyện lúc cha còn tỉnh táo, đem người thiếp gả vào một gia đình khác. Người cha của cô gái vì thế mà đã thay con gái báo ân, trong trận chiến giao tranh giữa 2 nước Tấn và Tần, ông hiện hồn về và đem cỏ kết lại đặt trên đường rút binh của quân địch, khiến đối thủ của Ngụy Khỏa trượt chân té ngã. Quân của Ngụy Khỏa vì thế mà đại thắng.

Câu chuyện được ghi lại trong “Tả truyện”, ý nói rằng nhận được ân huệ của người, phải đền đáp sâu dày, đến chết cũng không đổi. Về sau, Phùng Mộng Long triều Minh trong “Tỉnh thế hằng ngôn” đã viết rằng: “Đại ân chưa báo, luôn nhớ luôn nghĩ. Hàm hoàn kết thảo, sống chết không phụ”.

Vì sao các bậc thánh hiền luôn răn dạy con người phải biết hàm ân? Bởi vì người biết nghĩ đến chuyện báo ân, sẽ không trở nên ích kỷ, không nhận lấy kết cục tự hại bản thân mình. Theo một tầng thâm sâu hơn mà nói, con người chỉ luôn biết thụ hưởng tiện nghi, luôn chỉ đòi hỏi nhận được mà không muốn cho đi, người ấy sẽ vì thế mà tổn đức, về sau không có phúc mà hưởng.

Đạo lý rằng: “Không mất không được, có được tất phải mất”, đây chính là quy luật xưa nay chưa từng thay đổi. Do đó, không biết cảm ân chính là tự mình đánh mất điều trân quý nhất, cũng chính là tự hại bản thân mình.

Hàn Mai biên dịch

Nguồn: TINH HOA

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Audio book: Những Bài Giảng Cha Thánh Gioan Vianney



Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars
Tác giả: Gioan Maria Vianney
Dịch giả: Phaolô Vũ Đức Thành

Nội dung sách

Giáo dân xứ Ars nói với nhau: “Cha xứ của chúng tôi luôn làm những điều ngài nói và thực hiện những điều ngài giảng. Không bao giờ thấy ngài nghỉ ngơi thoải mái”. Ngài ăn chay nghiêm ngặt, đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Ngài ngủ ít, mà chỉ nằm trên chiếc chiếu giản dị, và việc ăn uống của ngài cũng rất sơ sài, có khi chỉ là mấy củ khoai.

Thánh Gioan Vianney đọc sách nhiều, và thường đọc hạnh các thánh. Ngài ấn tượng với cách sống thánh thiện của các thánh, ngài muốn chính ngài và người khác cũng noi theo những tấm gương đạo đức đó. Cách sống của ngài khiến chúng ta phải thẳng thắn tự xét mình rất nhiều!

Ngài nói: “Nếu chúng ta không là thánh bây giờ, thật bất hạnh cho chúng ta, vì thế mà chúng ta phải nên thánh ngay bây giờ. Trong lòng chúng ta không có tình yêu thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm thánh”.

Mục lục

01. Tiểu Sử Thánh Gioan Vianney (tải về)
02. Bài 1 - Đức Trinh Nữ Maria (tải về)
03. Bài 2 & 3 - Kiêu Ngạo (tải về 1) (tải về 2)
04. Bài 4 - Tham Lam (tải về)
05. Bài 5 - Dâm Dục (tải về)
06. Bài 6 - Mê Dâm Dục (tải về)
07. Bài 7 - Giận Dữ (tải về)
08. Bài 8 - Mê Ăn Uống (tải về)
09. Bài 9 - Ghen Tị (tải về)
10. Bài 10 - Lười Biếng (tải về)
11. Bài 11&12 Tội Lỗi (tải về 1) (tải về 2) (tải về 3)
12. Bài 13 - Sự Chết (tải về)
13. Bài 14 - Phán Xét (tải về)
14. Bài 15 - Thiên Đàng (tải về 1) (tải về 2)
15. Bài 16 - Luyện Ngục (tải về)
16. Bài 17 - Cám Dỗ (tải về 1) (tải về 2)
17. Bài 18 - Đau Khổ (tải về)
18. Bài 19 - Ơn Chúa (tải về)
19. Bài 20 & 21 - Ơn Cứu Rỗi (tải về 1) (tải về 2)
20. Bài 22 - Linh Hồn Trong Sạch (tải về)
21. Bài 23 - Linh Mục  (tải về 1) (tải về 2)
22. Bài 24 - Bí Tích Thánh Thể (tải về)
23. Bài 25 - Bí Tích Hòa Giải (tải về)
24. Bài 26 - Thánh Lễ (tải về)
25. Bài 27 - Năng Rước Lễ (tải về)
26. Bài 28 & 29 - Cầu Nguyện (tải về 1) (tải về 2)
27. Bài 30 - Lời Chúa (tải về)
28. Bài 30 - Đức Cậy (tải về)
29. Bài 31 - Các Nhân Đức Căn Bản (tải về)
30. Bài 32 - Chúa Thánh Thần (tải về 1) (tải về 2) (tải về 3)
31. Bài 33 & 34 - Yêu Chúa (tải về)
32. Bài 35 - Sự Hiện Diện Của Chúa (tải về)
33. Bài 36 - Sự hiện diện của Công Giáo (tải về)
34. Bài 37 - Thánh Hóa Ngày Chúa Nhật (tải về)

Các bạn có thể xem sách online tại đây

Hoặc tài về : EPUB , MOBI , PRC , PDF

Các bạn có thể nghe toàn bộ audio sách theo YouTube tại đây