Trang

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Audio truyện và xem phim: Tiếng chim hót trong bụi mận gai - Colleen McCullough



"Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCullough, được xuất bản năm 1977.

"Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" ngay khi vừa xuất bản đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển "Cuốn Theo Chiều Gió". Nhưng ít ai biết được rằng, thời điểm tác phẩm ra đời, viết văn chỉ là nghề tay trái của Colleen McCollough, nhân viên y tế là nghề chính của bà.

Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi cuốn tiểu thuyết "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" đem lại vinh quang cho tác giả thì Colleen McCullough chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ở bang New South Wales (Australia) trong gia đình một công nhân xây dựng. Thuở nhỏ, Colleen mơ ước trở thành bác sĩ nhưng không có điều kiện để theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như thư viện, làm báo, công tác thư viện, dạy dỗ để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y.

Năm 1974, bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm. "Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai" được thai nghén trong ngót 4 năm, rồi đầu mùa hè năm 1975, bà bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Suốt thời gian ấy, bầ vẫn túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.

Vui sướng vì thành công nhưng Colleen không thích nổi danh mà chỉ muốn tìm một nơi yên tĩnh để tập trung sáng tác. Hòn đảo Norfork (Australia) với bờ biển hoang dại, tĩnh mịch và cảnh vật thiên nhiên đẹp tuyệt vời đã cuốn hút bà. Chính tại nơi này, bà đã gặp được Ric - người đã gắn bó suốt đời cùng bà.

Ngoài sáng tác, sưu tầm tác phẩm điêu khắc, pha lê, đồ dùng làm bếp và giày là niềm yêu thích của bà. Hiện tại, nhà của Colleen có tới hơn 500 đôi giày Italia! Không chỉ nổi nhờ "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", các tác phẩm "Người đến từ thành Rome", "Cuộc chạy trốn của Morgan" của bà cũng rất gần gũi với công chúng yêu sách. Trân trọng giới thiệu đến các bạn cuốn sách này để bổ sung cho kho tàng truyện của mình.

Các bạn có thể xem truyện online tại đây, hoặc xem theo iSach.info tại đây.

Nghe audio truyện tại đây hoặc nghe bằng các file mp3 sau:


Các bạn có thể nghe toàn bộ audio truyện theo YouTube tại đây





 
Xem bộ phim này theo các file MP4 trên Google Photo.

1/ Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai (Tập 01) 
 
 
 
 
 
 

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

100-1=0: Công thức biết ơn của người hiện đại khiến cổ nhân phải giật mình

Tục ngữ có câu: ‘Thụ ân một giọt nước, đáp trả bằng dòng suối’, đây chính là biểu hiện của sự cảm ân. Tuy nhiên, điều đơn giản ấy hiện nay lại không mấy người hiểu được…


"Thụ ân một giọt nước, đáp trả bằng dòng suối", loại cảm ân này mấy ai còn hiểu được?

Giới tâm lý học hiện nay đã xác định một công thức kì dị: 100-1=0. Đó chính là nếu như bạn đối với một người lúc nào cũng làm người tốt, làm hết thảy 99 chuyện có lợi cho công việc của người đó, nhưng chỉ cần có ngày không cẩn thận gây ra 1 chuyện bất lợi, thì người đó sẽ căm hận bạn rồi gộp hết 99 chuyện tốt mà bạn đã làm xem thành như chuyện vụn vặt.

Công thức này thoạt nhìn có vẻ hoang đường nhưng lại chính là điều phản ánh tư tâm xuống cấp của con người ngày nay. Tại nước ta hoặc nước láng giềng là Trung Quốc, người già hiện nay thường than phiền một hiện tượng là con cái ỷ lại vào cha mẹ quá lớn, đòi hỏi quá nhiều.

Biểu hiện của hiện tượng này là phần đông con cái gặm nhấm công sức của cha mẹ, hết yêu cầu cha mẹ mua nhà, rồi lại bắt cha mẹ có nghĩa vụ chăm con cái giúp mình. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên đến nỗi đã hình thành thói quen khiến ai ai cũng xem đó là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, nếu chịu khó suy nghĩ một chút thì sẽ hiểu rằng cha mẹ đối với con cái tận tâm dưỡng dục đến năm con 18 tuổi là được xem như trọn vẹn trách nhiệm rồi. Về việc tìm việc làm, kết hôn, sinh con, cha mẹ có thể trợ giúp, nhưng đó được xem là phần tự nguyện làm thêm chứ không hề thuộc về trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện.

Ấy vậy nhưng con cái cứ viện đủ lý do để bắt buộc cha mẹ, tệ hơn là khi cha mẹ làm việc không vừa ý thì thậm chí còn trách cứ cha mẹ. Từ đó, cha mẹ cũng có phần thấy khổ não, bởi tuổi cao sức yếu nhưng lại không có được sự nghỉ ngơi, an dưỡng, ngược lại còn phải làm bảo mẫu, không những phải đưa cho con cả tiền hưu của mình mà còn bị khinh rẻ.

Loại hiện tượng kì lạ này xuất sinh bởi con người hiện nay quá vị kỷ lại thêm việc không có được cái tâm biết cảm ân. Nghĩ đơn giản một chút, việc cha mẹ có thể dưỡng dục con cái nên người ấy chính là đại ân đại đức rồi, làm sao có thể không biết báo ân ngược lại còn lấn lướt và đòi hỏi.

Người xưa có điển cố “Hàm hoàn kết thảo”, nhằm giáo dục con người về sự cảm ân, nhưng người ngày nay đối với sách thánh hiền dường như không còn ngó ngàng đến, điển cố xưa dạy thế nào thì nay đều đã quên.

“Không mất không được, có được tất phải mất”, 
đây chính là quy luật xưa nay chưa từng thay đổi.

“Hàm hoàng” kể câu chuyện về việc một cậu bé 9 tuổi tên là Dương Bảo, trông thấy một con hoàng tước bị thương, nằm dưới tán cây, bị kiến bu đầy thân, tình cảnh khốn đốn. Thế là cậu bé liền đến giải vây và đem hoàng tước về chăm sóc, dùng hoa cúc dưỡng thương. Hoàng tước sau khi lành lại đã được thả đi.

Về sau, hoàng tước báo mộng, bảo rằng mình là sứ giả của Tây Vương mẫu, vì để cảm tạ ân nhân, đã ngậm 4 chiếc khuyên trắng, nói rằng đó là bảo vật có thể giúp họ hàng ân nhân các đời có thể thanh khiết, đạt được địa vị cao trong xã hội. Quả thực về sau, hậu duệ của Dương Bảo 4 đời đều làm đến tam công.

“Kết thảo” là chuyện về một sĩ phu nước Tấn là Ngụy Khỏa đã không buộc người thiếp của cha tuẫn tiết theo khi cha anh ta qua đời. Mà ngược lại anh ta theo tâm nguyện lúc cha còn tỉnh táo, đem người thiếp gả vào một gia đình khác. Người cha của cô gái vì thế mà đã thay con gái báo ân, trong trận chiến giao tranh giữa 2 nước Tấn và Tần, ông hiện hồn về và đem cỏ kết lại đặt trên đường rút binh của quân địch, khiến đối thủ của Ngụy Khỏa trượt chân té ngã. Quân của Ngụy Khỏa vì thế mà đại thắng.

Câu chuyện được ghi lại trong “Tả truyện”, ý nói rằng nhận được ân huệ của người, phải đền đáp sâu dày, đến chết cũng không đổi. Về sau, Phùng Mộng Long triều Minh trong “Tỉnh thế hằng ngôn” đã viết rằng: “Đại ân chưa báo, luôn nhớ luôn nghĩ. Hàm hoàn kết thảo, sống chết không phụ”.

Vì sao các bậc thánh hiền luôn răn dạy con người phải biết hàm ân? Bởi vì người biết nghĩ đến chuyện báo ân, sẽ không trở nên ích kỷ, không nhận lấy kết cục tự hại bản thân mình. Theo một tầng thâm sâu hơn mà nói, con người chỉ luôn biết thụ hưởng tiện nghi, luôn chỉ đòi hỏi nhận được mà không muốn cho đi, người ấy sẽ vì thế mà tổn đức, về sau không có phúc mà hưởng.

Đạo lý rằng: “Không mất không được, có được tất phải mất”, đây chính là quy luật xưa nay chưa từng thay đổi. Do đó, không biết cảm ân chính là tự mình đánh mất điều trân quý nhất, cũng chính là tự hại bản thân mình.

Hàn Mai biên dịch

Nguồn: TINH HOA

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Audio book: Những Bài Giảng Cha Thánh Gioan Vianney



Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars
Tác giả: Gioan Maria Vianney
Dịch giả: Phaolô Vũ Đức Thành

Nội dung sách

Giáo dân xứ Ars nói với nhau: “Cha xứ của chúng tôi luôn làm những điều ngài nói và thực hiện những điều ngài giảng. Không bao giờ thấy ngài nghỉ ngơi thoải mái”. Ngài ăn chay nghiêm ngặt, đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Ngài ngủ ít, mà chỉ nằm trên chiếc chiếu giản dị, và việc ăn uống của ngài cũng rất sơ sài, có khi chỉ là mấy củ khoai.

Thánh Gioan Vianney đọc sách nhiều, và thường đọc hạnh các thánh. Ngài ấn tượng với cách sống thánh thiện của các thánh, ngài muốn chính ngài và người khác cũng noi theo những tấm gương đạo đức đó. Cách sống của ngài khiến chúng ta phải thẳng thắn tự xét mình rất nhiều!

Ngài nói: “Nếu chúng ta không là thánh bây giờ, thật bất hạnh cho chúng ta, vì thế mà chúng ta phải nên thánh ngay bây giờ. Trong lòng chúng ta không có tình yêu thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm thánh”.

Mục lục

01. Tiểu Sử Thánh Gioan Vianney (tải về)
02. Bài 1 - Đức Trinh Nữ Maria (tải về)
03. Bài 2 & 3 - Kiêu Ngạo (tải về 1) (tải về 2)
04. Bài 4 - Tham Lam (tải về)
05. Bài 5 - Dâm Dục (tải về)
06. Bài 6 - Mê Dâm Dục (tải về)
07. Bài 7 - Giận Dữ (tải về)
08. Bài 8 - Mê Ăn Uống (tải về)
09. Bài 9 - Ghen Tị (tải về)
10. Bài 10 - Lười Biếng (tải về)
11. Bài 11&12 Tội Lỗi (tải về 1) (tải về 2) (tải về 3)
12. Bài 13 - Sự Chết (tải về)
13. Bài 14 - Phán Xét (tải về)
14. Bài 15 - Thiên Đàng (tải về 1) (tải về 2)
15. Bài 16 - Luyện Ngục (tải về)
16. Bài 17 - Cám Dỗ (tải về 1) (tải về 2)
17. Bài 18 - Đau Khổ (tải về)
18. Bài 19 - Ơn Chúa (tải về)
19. Bài 20 & 21 - Ơn Cứu Rỗi (tải về 1) (tải về 2)
20. Bài 22 - Linh Hồn Trong Sạch (tải về)
21. Bài 23 - Linh Mục  (tải về 1) (tải về 2)
22. Bài 24 - Bí Tích Thánh Thể (tải về)
23. Bài 25 - Bí Tích Hòa Giải (tải về)
24. Bài 26 - Thánh Lễ (tải về)
25. Bài 27 - Năng Rước Lễ (tải về)
26. Bài 28 & 29 - Cầu Nguyện (tải về 1) (tải về 2)
27. Bài 30 - Lời Chúa (tải về)
28. Bài 30 - Đức Cậy (tải về)
29. Bài 31 - Các Nhân Đức Căn Bản (tải về)
30. Bài 32 - Chúa Thánh Thần (tải về 1) (tải về 2) (tải về 3)
31. Bài 33 & 34 - Yêu Chúa (tải về)
32. Bài 35 - Sự Hiện Diện Của Chúa (tải về)
33. Bài 36 - Sự hiện diện của Công Giáo (tải về)
34. Bài 37 - Thánh Hóa Ngày Chúa Nhật (tải về)

Các bạn có thể xem sách online tại đây

Hoặc tài về : EPUB , MOBI , PRC , PDF

Các bạn có thể nghe toàn bộ audio sách theo YouTube tại đây 



Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Audio book: Đọc Kim Dung tìm hiểu văn hóa Trung Quốc (Nguyễn Duy Chính)



Tác Giả: Nguyễn Duy Chính
Nhà xuất bản: Trẻ
Ngày xuất bản: 2/2002

Nội dung sách

Nhắc đến Kim Dung, người ta nhớ ngay đến một tác giả nổi tiếng về thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp. Các tác phẩm của ông được đánh giá, nhìn nhận về nhiều mặt. Đồng thời, chúng được xem như một tập đại thành của văn học và triết học, sử học mà những ai muốn tìm hiểu đến phải mất nhiều thời gian và công sức.

Cuốn sách này làm công việc bổ sung và giải thích những chi tiết quan trọng trong tác phẩm mà độc giả muốn tìm hiểu, để qua đó tiếp cận sâu hơn với nền văn hóa Trung Quốc cùng những giá trị đặc sắc của nó. Đề tài được đề cập gồm nhiều loại: từ võ thuật và các môn phái Trung Hoa, đến y học, tôn giáo, bang hội, tổ chức hành chính, hệ thống cung đình, những chi tiết lịch sử được dùng làm bối cảnh cho tiểu thuyết…

Các bạn có thể xem sách online tại đây

Các bạn có thể nghe toàn bộ audio sách tại đây Hoặc nghe bằng các file mp3 sau:

1- THÔNG TIN
2- LỜI NGƯỜI VIẾT
3- BA TẤC SEN VÀNG
4- ĐÔNG Y
5- CUỘC KHỞI NGHĨA LẬT ĐỔ TRIỀU NGUYÊN
6- MINH GIÁO
7- QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
8- LINH CHI
9- NHÂN SÂM
10- RƯỢU
11- TRÀ TÀU VÀ ẤM NGHI HƯNG
12- VĂN PHÒNG TỨ BẢO : BÚT, NGHIÊN, GIẤY, MỰC
13- THƯ, HỌA
14- CHÙA THIẾU LÂM VÀ VÕ THUẬT TRUNG HOA
15- THÁI CỰC QUYỀN
16- BẢO KIẾM

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Cuộc sống như nắm cát trong tay, càng nắm chặt, càng dễ trôi: Khum tay nâng niu mới giữ được cát, học cách chấp nhận nghịch cảnh mới thấy nhẹ lòng

Cuộc sống sẽ vui và thỏa mãn hơn rất nhiều nếu bạn không chăm chăm kiểm soát mọi thứ đến mức căng thẳng. Bạn có đồng ý không?



Sáng thứ 7, tôi chạy như bay giữa đường phố New York để kịp bắt chuyến tàu lúc 9h57 từ nhà đến New Jersey.

Thật không may, lúc tôi đến đã 9h59 và tàu thì không chờ một ai cả. Ban đầu tôi nghĩ chẳng sao cả, tôi sẽ bắt chuyến lúc 10h15. Nhưng rồi, thông báo hủy chuyến hiện lên, và phải đến 11h mới có chuyến tiếp theo.

Một cảm giác bực tức và thương hại chính mình dâng lên trong lòng tôi. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh lại, tôi nhận ra mình chẳng thể làm gì ngoài việc ngồi đợi chuyến sau. Vậy nên, tôi ăn chút snack và nghỉ ngơi trong lúc đó.

Thông thường, tôi sẽ không giải quyết tình huống theo cách như vậy, và mọi người cũng thế.

Ở trên tàu, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và vểnh tai lên lắng nghe những cuộc hội thoại xung quanh mình. Mọi người đang bày tỏ sự tức giận về chuyến tàu bị hủy với người thân và bạn bè.

Điều này chợt khiến tôi nhớ về nơi khởi nguồn những khổ đau của loài người.

Hầu hết chúng ta đều là những kẻ ưa kiểm soát đến mức điên cuồng, sống trong một thế giới mà chúng ta chẳng thể kiểm soát bất cứ điều gì diễn ra xung quanh.

Chúng ta không ngừng cố gắng theo dõi "nhất cử nhất động" của môi trường xung quanh để nó đáp ứng nhu cầu của mình. Chúng ta dễ dàng nổi giận khi mọi thứ không được như ý.


Chúng ta luôn mơ tưởng về những thứ không có thực, về cách mà mọi thứ "nhẽ ra" phải vận hành. Và khi ảo mộng đó không được thỏa mãn, chúng ta bỗng dưng bị sốc.

Vậy giải pháp ở đây là gì? Làm sao chúng ta có thể ngăn sự bực tức xuất hiện và quấy rầy tâm trí ta mỗi khi thế giới không hoạt động theo cách ta mong muốn?

Tôi biết bạn đang nghĩ gì… rằng chúng ta nên kiềm chế cơn cuồng kiểm soát của mình. Ở một khía cạnh nào đó, điều đó đúng.

Nhưng còn nhiều thứ phải xem xét hơn thế…

Chúng ta cần điều chỉnh hướng đi của dòng năng lượng kiểm soát đó.

Chúng ta chẳng thể nào kiểm soát được thế giới bên ngoài, nhưng chúng ta hoàn toàn có quyền kiểm soát những yếu tố nội tâm của mình. Thế nhưng, đa phần chúng ta đều không chú ý tới điều đó.

Chúng chính là sự thấu hiểu, quyết định và hành động.

Đúng vậy, đó là những gì bạn có thể kiểm soát. Đó là những gì bạn phải chịu trách nhiệm.

Hãy nói tôi nghe, lần cuối cùng bạn cố gắng kiểm soát suy nghĩ của mình là khi nào? Lần cuối cùng bạn giận dữ vì hành động mình đã làm thay vì kết quả mà nó mang lại là khi nào?

Tôi đã phí rất nhiều thời gian lo lắng và căng thẳng về những thứ hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của mình.

Tôi dành hàng giờ để đấu tranh, cố gắng điều khiển chúng như ý mình. Hoặc phàn nàn khi mọi thứ không như ý. Chúng chẳng bao giờ khiến tôi nhẹ lòng hay thỏa mãn.

Chỉ khi học được cách buông bỏ mọi thứ, tôi mới cảm thấy cuộc sống trở nên dễ chịu và vui vẻ hơn, dù rằng có nhiều điều vẫn chẳng như ý tôi. Cũng giống như cát càng nắm chặt càng dễ trôi, chỉ có khum tay nâng niu mới giữ được.

Mỗi khi bị hủy tàu, hỏng xe, trời mưa vào ngày đi chơi biển, hay bất cứ khi nào cuộc đời ném chanh vào người, tôi lại làm theo 3 bước đơn giản để cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm hơn.

Chấp nhận

Khi nhận được chuyến tàu của mình bị hủy, tôi đã phải mất một lúc để xác định cái gì nằm trong tầm kiểm soát của mình, cái gì không.

Việc chuyến tàu bị hủy và sẽ không có chuyến khác trong vòng 1 tiếng nữa không phải là thứ tôi có thể kiểm soát.

Nhưng tôi có thể điều khiển cách mình đối mặt với vấn đề này.

Mỗi khi đương đầu với một thách thức không thể thay đổi, chúng ta có 2 lựa chọn: chấp nhận, hoặc phàn nàn về nó.

Chắc chắn là phàn nàn không phải giải pháp khiến bạn hạnh phúc hơn. Vậy hãy học cách chấp nhận. Có bực tức, phàn nàn hay giận dữ, bạn cũng chẳng thể thay đổi điều gì.


Đi tìm bình yên

Nếu đã chấp nhận, bước tiếp theo bạn phải tìm thấy được bình yên trong quyết định của mình.

Tôi tin rằng mọi thứ diễn ra đều có lý do của nó.

Có lẽ tôi không nên có mặt trên chuyến tàu lúc 9h57. Tôi không biết tại sao, và tôi cũng sẽ không bao giờ biết.

Có thể tôi sẽ gặp tai nạn nếu đi đường đó. Có thể đây là niềm cảm hứng để tôi chia sẻ trải nghiệm này với các bạn. Có thể đây là cơ hội để tôi rèn tính kiên nhẫn.

Dù vậy, lý do không phải điều quan trọng. Bạn có thể mất vài năm mới biết, hoặc không bao giờ.

Thế nhưng mọi thứ luôn xảy ra vì một lý do nào đó. Hãy đi tìm bình yên cho bản thân bằng cách nhắc nhở chính mình rằng nếu mọi thứ có thể khác đi, nó đã khác rồi.


Biết ơn

Chuyến tàu của tôi bị hủy, nhưng tôi vẫn có tiền để mua snack trong lúc đợi chờ. Và tôi lại càng có thêm nhiều thời gian đọc sách. Tôi vẫn đang thở và khỏe mạnh, thế là đủ rồi.

Khi chúng ta chú ý vào một thứ gì đó, nó sẽ lớn thêm. Nếu quá tập trung vào trở ngại ngáng đường mình, chúng ta sẽ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cuộc đời chắc chắn sẽ luôn tươi đẹp nếu mọi thứ diễn ra như chúng ta mong muốn - khi chúng ta đến nhà ga lúc 9h59 và vẫn thấy tàu đang chờ mình. Nhưng những khoảnh khắc như thế rất hiếm khi xảy ra.

Nếu chúng chúng ta chỉ cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn yêu đời trong những giây phút hoàn hảo như trên, cuộc đời ta sẽ chẳng có gì ngoài sự bực tức và khổ đau.

Vì thế, nếu lần tới bạn trễ tàu, thay vì ngồi khóc và chửi rủa người bán vé, hãy học cách chấp nhận, tìm kiếm bình yên và biết ơn.

Bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn rất nhiều!

Nguồn: SOHA