Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Audio truyện : Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi - William J.Bennett (4 tập)



Ngày nay, mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh là làm thế nào để giúp con trẻ phát triển toàn diện, cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Bên cạnh sự trông đợi vào giáo dục trong nhà trường, các bậc phụ huynh có thể giúp con mình đạt được mục tiêu này bằng cách dẫn dắt các em đến với thế giới của những câu chuyện có khả năng khơi gợi tình yêu thương, lòng tốt và tinh thần cao thượng.

Đó chính là lý do blog Duy Duy giới thiệu bộ sách “Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi”. Bộ sách này tập hợp những câu chuyện cổ tích từ khắp nơi trên thế giới, những chuyện kể trong kinh sách hay trong các sử thi nổi tiếng; chuyện kể về các danh nhân hay một số tác phẩm của các nhà văn tên tuổi.

Đặc điểm chung của những câu chuyện này là ca ngợi tình yêu thương, tình bạn, tình thân cao đẹp cùng những con người sẵn sàng hy sinh cho nhau. Qua những câu chuyện hấp dẫn và lý thú, trẻ sẽ được khơi gợi những đức tính tốt đẹp như lòng dũng cảm, sự trung thực, chân thành…

Bộ sách Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi gồm 04 tập :

Tập 1 và 2: Tập hợp truyện cổ tích và những câu chuyện mang màu sắc thần tiên của nhiều nước trên thế giới, Nó sẽ mở ra trước mắt các em một thế giới tốt đẹp với những điều kỳ diệu - nơi người tốt luôn được chở che, giúp đở còn kẻ độc ác, gian dối luôn bị trừng trị. Thế giới ấy được soi sáng bằng những đức tính tốt đẹp của con người. Tập sách đề cập đến các mối quan hệ trong cuộc sống con người như cha mẹ - con cái, vợ chồng, anh chị em, bạn bè...

Tập 3 và 4: Tập hợp những câu chuyện lịch sử, chuyện kể trong kinh sách và chuyện về các danh nhân. Đây là những câu chuyện ca ngợi tình yêu thương con người, những tấn gương dũng cảm quên mình cứu giúp người khác cũng như vượt lên nghịch cảnh để đạt được thành công. Hai tập sách này sẽ mang đến cho các em động lực mạnh mẽ để sống và làm những điều tốt lành cho bản thân cùng những người xung quanh.

Xin mời các bạn cùng nghe các audio truyện sau đây :

Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi - Tập 1 
Người đọc: Thảo Trang

Mời nghe qua nguồn "Sách Nói" tại đây , nghe qua SachNoiViet tại đây


Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi - Tập 2 
Người đọc: Trung Can

Mời nghe qua nguồn "Sách Nói" tại đây, nghe qua SachNoiViet tại đây

Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi - Tập 3 
Người đọc: Kim Kiều

Mời nghe qua nguồn "Sách Nói" tại đây ,nghe qua SachNoiViet tại đây


Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi - Tập 4 
Người đọc: Ngọc Hân

Mời nghe qua nguồn "Sách Nói" tại đây ,nghe qua SachNoiViet tại đây


Nghe qua YouTube tại đây



Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Nghe audio truyện : Mùa Thu Lá Bay ( Quỳnh Dao )



Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện bí mật và mỗi bí mật thường mang đến nhiều chuyện buồn phiền hơn vui. Nhưng với Vân Lâu, Tiểu My và gia đình ông Dương thì lại khác. Thân thế Tiểu My được tỏ rõ thì mọi người đều hân hoan. Tiểu My đã biết Hàn Ni là chị em song sinh của mình thì bao nhiêu hờn ghen xưa đều tan và thay vào đấy là thứ tình cảm man mác. Với Vân Lâu việc mất Hàn Ni để rồi bây giờ lại có Tiểu My thay thế cũng chẳng còn buồn phiền vì hai đóa hoa là hai đóa chung cành...

(Trích trong tiểu thuyết "Mùa Thu Lá Bay" của tác giả Quỳnh Dao)

Mời xem truyện tại đây

Lời bài hát bởi Lệ Thanh (nhạc sĩ Nam Lộc) :

Một ngày sống bên anh sẽ muôn đời
Dẫu cho mưa rơi đá mòn tháng năm
Lạy trời được yêu mãi nhau người ơi!
Đừng mang trái ngang chia lìa lứa đôi

Thế gian ơi! sao nhiều cay đắng
Tình vẫn đắm say, người cũng xa ta rồi
Ngồi ôm vết thương lòng đớn đau
Nghe tình rên xiết trong tim sầu!

Mùa thu lá bay anh đã đi rồi!
Vỡ tan ôi bao giấc mộng lứa đôi
Giờ đành lìa xa thế nhân sầu đau!
Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau

Xin mời nghe bản nhạc qua giọng hát của ca sĩ Như Quỳnh.



Nghe audio truyện theo MP3


Nghe theo Playlist Youtube tại đây



Xem phim "Hải Âu Phi Xứ - Mùa Thu Lá Bay" theo Playlist Youtube tại đây



Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nghe audio : 101 Truyện Mẹ Kể Con Nghe - Biên soạn : Nguyễn Tiến Chiêm



Tác phẩm : 101 Truyện Mẹ Kể Con Nghe
Người đọc: Thanh Trúc
Biên soan: Nguyễn Tiến Chiêm

Kho tàng truyện cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú , mỗi một câu chuyện là một bài học cho cuộc sống , đặc biệt là cho lứa tuổi thiếu nhi , các bà mẹ trẻ có thể kể cho bé nghe trước khi đi ngủ .

Kỳ này , Blog Duy Duy giới thiệu một số câu truyện mẹ kể con nghe, mời các bạn nghe tại nguồn Sách Nói tại đâytheo nguồn SachNoiViet tại đây

        [01].Mẹ kể con nghe - Track 1 (Audio)
  • [02].Mẹ kể con nghe - Track 2 
    (Audio)
  • [03].Mẹ kể con nghe - Track 3 
    (Audio)
  • [04].Mẹ kể con nghe - Track 4 
    (Audio)
  • [05].Mẹ kể con nghe - Track 5 
    (Audio)
  • [06].Mẹ kể con nghe - Track 6 
    (Audio)
  • [07].Mẹ kể con nghe - Track 7 
    (Audio)

Nghe theo YouTube tại đây



Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Giáo lý Thánh Kinh: Bài 20 - Trời Mới Đất Mới (Trình bày: Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm)



Bài 20. TRỜI MỚI ĐẤT MỚI

I. PHÁN XÉT CUỐI CÙNG
1. Kinh Thánh
- Gioan 5,28-29: “Giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người Con và sẽ ra khỏi đó : ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ thì sẽ sống lại để bị kết án”.
- Mt 25,31-46: “Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu… Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái… Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.
- Mt 25,1-13: “Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, các chị ra hàng mà mua thì hơn… Anh em hãy canh thức vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
2. Giáo lý
- Việc phán xét cuối cùng sẽ diễn ra khi Đức Kitô trở lại trong vinh quang. Cuộc phán xét ấy sẽ mặc khải sự thật về mỗi con người, về hành động của họ và những hậu quả của nó. Khi đó chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa tối hậu của công trình tạo dựng và đường lối kỳ diệu của Thiên Chúa.
- Chỉ có Chúa Cha mới biết ngày, giờ; vì thế chúng ta đừng vội vã tin vào những loan báo của các tiên tri giả (Mt 24,23-25).
- Sứ điệp về Ngày Phán Xét là lời kêu gọi hối cải và tỉnh thức thường xuyên.

II. TRỜI MỚI ĐẤT MỚI
1. Kinh Thánh
- Eph 1,9-10: “Thiên ý nhiệm mầu là kế hoạch yêu thương Ngài đã định từ trước trong Đức Kitô. Đó là đưa thời gian tới hồi viên mãn, là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô”.
- 2Phêrô 3,13-14: “Theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an”.
- Kh 21,4: “Ngài sẽ lau sạch nước mắt họ, sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất”.
2. Giáo lý
- Chúng ta không biết cách thức vũ trụ sẽ biến đổi ra sao…nhưng chúng ta được dạy rằng Thiên Chúa đã chuẩn bị một nơi lưu ngụ mới và một trần thế mới, trong đó sự công chính lưu ngụ, và vinh phúc nơi đó sẽ thỏa mãn và vượt quá mọi khát vọng bình an, vốn đã trào lên trong trái tim con người (Hiến chế Mục Vụ, số 39).
- Sự trông đỡi trời mới đất mới không làm suy giảm nhưng thúc đẩy tín hữu phát triển trái đất này theo định hướng Nước Trời, xây dựng một nhân loại và thế giới tốt đẹp hơn.
Phút hồi tâm
“Bất cứ điều gì những kẻ dữ làm, đều bị ghi lại mà họ không biết. Khi Thiên Chúa ngự đến, Ngài sẽ không nín lặng” (Thánh Augustinô).
Cầu nguyện

Mời nghe audio theo sự trình bày của Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Giáo lý Thánh Kinh: Bài 19 - Tôi Tin Sự Sống Đời Đời (Trình bày: Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm)



Bài 19 - TÔI TIN SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

I. Phán xét riêng
1. Kinh Thánh
- Dụ ngôn người nghèo khó Ladarô (Lc 16,19-31): “Thế rồi người nghèo này chết và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham”.
- Lc 23,43: “Người nói với anh ta: Tôi bảo thật anh, ngay hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”.
- 2Cor 5,8: “Điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa”.
- Dt 9,27: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét”.
2. Giáo lý
- Tân Ước nói về sự phán xét chủ yếu trong viễn tượng cuộc gặp gỡ sau cùng với Đức Kitô khi Người ngự đến lần thứ hai, nhưng cũng nhiều lần khẳng định sự thưởng phạt mỗi người ngay sau khi họ chết.
- Ngay sau khi chết, mỗi người lãnh nhận sự trả công muôn đời cho mình trong một cuộc phán xét riêng: hoặc phải trải qua việc thanh luyện, hoặc được hưởng vinh phúc trên trời, hoặc chịu luận phạt muôn đời.

II. Thiên Đàng
1. Kinh Thánh
- Kh 22,5: “Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thưở muôn đời”.
- 1Cor 13,12: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi chỉ biết có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi”.
- 1 Thes 4,17: “Chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi”.
2. Giáo lý
- Thiên Đàng là mục đích tối hậu và sự hoàn thành các nguyện vọng sâu xa nhất của con người, là tình trạng vinh phúc tuyệt hảo và vĩnh viễn.
- Kinh Thánh vận dụng nhiều hình ảnh để trình bày về Thiên Đàng: sự sống, ánh sáng, bình an, tiệc cưới, Nhà Cha, thánh Giêrusalem thiên quốc…
- Sống trên Thiên Đàng là “ở với Đức Kitô”, vì “ở đâu có Đức Kitô, ở đó là Nước Trời” (Thánh Ambrôsiô). Thiên Đàng là cộng đồng vinh phúc của tất cả những ai đã được tháp nhập trọn vẹn với Đức Kitô.
- Hội Thánh dùng từ “hưởng kiến vinh phúc” để diễn tả việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa trong vinh quang thiên quốc của Ngài.

III. Luyện ngục
1. Kinh Thánh
- 2Macabê 12,46: “Ông Giuđa Macabê đã dâng hy lễ đền tội cho những người quá cố, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi”.
- Mt 12,32: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau”.
- 1Cor 3,15 : “Còn công việc của ai bị thiêu hủy thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa”.
2.Giáo lý
- Luyện ngục là sự thanh luyện cuối cùng dành cho những người được chọn. Như thế, sự thanh luyện này khác hẳn hình phạt dành cho những kẻ bị luận phạt.
- Dựa trên một số bản văn Kinh Thánh (Mt 12,32), truyền thống Hội Thánh nói đến lửa thanh luyện: “Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung, có lửa thanh luyện”.
- Ngay từ những thời đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và dâng lời cầu nguyện cho họ, nhất là dâng Hy lễ Thánh Thể. Hội Thánh cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng các ân xá và làm các việc đền tạ để cầu cho những người đã qua đời.

IV. Hỏa ngục
1. Kinh Thánh
- 1Ga 3,15: “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó”.
- Mt 13,41-42: “Con Người sẽ sai các thiên thần tập trung mọi kẻ làm điều gian ác mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa”.
- Mt 7,13-14: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó; còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy”.
2. Giáo lý
- Hỏa ngục là tình trạng chính mình tự loại trừ mình cách vĩnh viễn khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và các Thánh, vì thế muôn đời bị tách biệt khỏi Thiên Chúa. Người ta rơi vào tình trạng đó khi chết trong tội trọng mà không thống hối và không đón nhận tình yêu thương xót của Thiên Chúa.
- Thiên Chúa không tiền định cho ai xuống hỏa ngục (2Phêrô 3,9). Hỏa ngục là do chính con người tự ý thù ghét Thiên Chúa và cố chấp trong tình trạng đó đến cùng.
- Giáo lý về hỏa ngục là lời kêu gọi lãnh trách nhiệm về những hành động của mình, đồng thời là lời kêu gọi khẩn thiết phải hối cải và tỉnh thức.

Phút hồi tâm
“Vào lúc đời xế bóng, bạn sẽ bị xét xử về tình yêu
(Thánh Gioan Thánh Giá).

Cầu nguyện
“Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa muôn đời. Amen”.
(Thánh Augustinô)

Mời nghe audio theo sự trình bày của Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Nghe audio : "70 Năm Tình Ca Việt Nam (1930-2000) - Hoài Nam"




Tác phẩm : 70 Năm Tình Ca Việt Nam (1930-2000)
Tác giả: Hoài Nam



70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam được Hòai Nam chia ra làm 3 giai đọan với 5 thế hệ nhạc sĩ.

Giai đọan thứ nhất là từ năm 1930 cho đến năm 1946 với những bản nhạc tình bất hủ của những tên tuổi lẫy lừng thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong Văn Phụng, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Óanh, Đòan Chuẩn, Đặng thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Phạm Duy, Hòang Trọng, Ngọc Bích, Anh Việt, Lâm Tuyền , Lê Thương . . . Đây cũng là thời kỳ của những bài hát mà các nhạc sĩ Lê Thương, Hòang Nguyên gọi là tiếng hát những ngày chưa chiến tranh hay nhạc tiền chiến mà chúng ta thường gọi.

Giai đọan thứ hai là từ năm 1954 cho đến 1975, lấy dấu mốc Hiệp Định Geneve 1954 cho đến biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Trong giai đọan này, Hòai Nam còn chia ra làm 2 thời kỳ : thời kỳ 1 là từ những ngày tháng tương đối còn thanh bình với những nhạc sĩ thế hệ thứ hai như Hòang Nguyên, Hòang Trọng, Ngọc Bích , Xuân Tiên, Lê Trọng Nguyễn , Hòang Thi Thơ v…v cho đến giữa những năm 60s.Thời kỳ 2 là khi cuộc chiến trở nên khốc liệt với sự ra đời của thế hệ nhạc sĩ thứ ba như Trịnh Công Sơn, Minh Kỳ, Hòai linh, Trúc Phương, Khánh Băng, Y Vân v..v.. Đây cũng là giai đọan Hòai Nam đầu tư công sức vào nhiều nhất với số lượng 55 episodes so sánh với 17 episodes của giai đọan 1 và 21 episodes cho giai đọan 3 .

Giai đọan thứ ba là từ sau 1975 cho đến 2009 với các nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ tư như : Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Nguyễn Ánh 9, Lê Tín Hương v..v..và thứ năm như Trúc Hồ, Vũ Tuấn Đức, Ngọc Lễ v…v.. cùng với những nhạc sĩ thế hệ thứ hai, thứ ba ở hải ngọai hay còn sinh sống trong nước.

Việc phân chia từng giai đọan cho nền tân nhạc Việt Nam dựa vào những biến cố lịch sử chứ không dựa vào những thay đổi về khuynh hướng sáng tác , tác giả đã có được sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn. Bởi vì chính những biến cố lịch sử đã tạo nên một dòng nhạc phản chiến hay dòng nhạc tình cảm trong thời chiến trước 1975, đã tạo nên một dòng nhạc hướng vọng quê nhà ở hải ngọai những năm từ 1975 đến 1980. Lịch sử Việt Nam từ khi hình thành nền tân nhạc tới nay đầy dẫy những biến cố có khả năng làm thay đổi cách sống, cách nghĩ của nhiều người, nhiều thế hệ, và các sáng tác văn học nghệ thuật, trong đó có âm nhạc – nhất là nhạc tình – một sản phẩm của con người trong giai đọan nhất định nào đó .

Theo dõi 94 chương trình phát thanh của Hoài Nam, người nghe chóang ngợp vì mức độ phong phú của những thông tin. Một bài nhạc mà người nghe có thể đã nghe đi nghe lại hàng chục lần nhưng chưa bao giờ được biết tên tác giả là ai, nói gì đến hòan cảnh bài nhạc ấy ra đời và vị trí của nó trong một giai đọan lịch sử. Với 70 năm tình ca trong âm nhạc Việt Nam, người mộ điệu có cơ hội biết được những thông tin quý báu đó.

Tất cả những bài nhạc được dùng để minh họa trong những phần dẫn giải, giới thiệu đều là những bài nhạc quen thuộc với nhiều người. Nhưng điểm thú vị nhất trong lúc nghe lại những bài nhạc ấy trong chương trình 70 năm tình ca là người nghe được nghe từ tiếng hát của người ca sĩ tiêu biểu nhất cho bài nhạc, cũng là tiêu biểu nhất cho thời điểm bài nhạc ra đời, hoặc người ca sĩ đã giới thiệu bài nhạc ấy với công chúng lần đầu tiên . Sự lựa chọn tinh tế đó chứng tỏ người thực hiện phải có một kiến thức phong phú, đã từng sống qua và ghi nhớ được những sinh họat văn nghệ một thời và khả năng bắt đúng mạch hơi thở của giới thưởng ngọan của từng thời kỳ đang giới thiệu.

Trải suốt 70 năm, khối lượng sáng tác về âm nhạc – dù chỉ là giới hạn ở những bài tình ca – đồ sộ biết chừng nào, không ai có thể có thì giờ thưởng thức được hết kho tàng quý giá ấy. Nhưng , may mắn thay, chúng ta đã được chắt lọc lại, chỉ chọn ra những bài nhạc tiêu biểu nhất của một nhạc sĩ, tiêu biểu nhất cho một giai đọan lịch sử, tiêu biểu nhất với một ca sĩ nào đó và những lời dẫn giải ngắn gọn, nhưng đầy đủ và trân trọng.

Mời các bạn nghe audio "70 Năm Tình Ca Việt Nam (1930-2000)" , nghe bằng cách click vào từng phần sau đây :
  
Phần 01: 1930 Nguyễn Văn Tuyên, Đặng Thế Phong
Phần 02 1940 Lê Thương
Phần 03: Văn Cao phần 1
Phần 04: Văn Cao phần 2
Phần 05: Dương Thiệu Tước
Phần 06: 1945-1946
Phần 07: Thẩm Oánh , Canh Thân, Tô Vũ, Nguyễn Thiện Tơ
Phần 08: Thế nào là nhạc tiền chiến
Phần 09: Pham Duy Nhượng, Lê Hoàng Long, Tu Mi, Võ Đức Phấn
Phần 10: Lưu Hữu Phước, Trần Hoàn, Tô Hoài, Tô Vũ
Phần 11: Hoàng Giác, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tí
Phần 12: Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Văn Quỳ, Hoàng Dương
Phần 13: Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Phần 14: Phạm Duy, Hoàng Trọng, Ngọc Bích
Phần 15: Văn Giảng, Châu Kỳ
Phần 16: Anh Việt, Lâm Tuyền
Phần 17: Tổng kết giai đoạn 1938-1954
Phần 18: Hoàng Trọng
Phần 19: Ngọc Bích, Xuân Tiên
Phần 20: Vũ Thành, Đan Thọ
Phần 21: Phạm Duy
Phần 22: Lê Trọng Nguyễn
Phần 23: Hoàng Nguyên
Phần 24: Lê Mộng Nguyên, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng
Phần 25: Phạm Đình Chương 1
Phần 26: Phạm Đình Chương 2
Phần 27: Văn Phụng
Phần 28: Hoàng Thi Thơ
Phần 29: Nguyễn Văn Đông
Phần 30: Tuấn Khanh
Phần 31: Y Vân
Phần 32: Anh Bằng
Phần 33: Minh Kỳ
Phần 34: Lê Dinh
Phần 35: Phạm Mạnh Cương, Phạm Trọng Cầu
Phần 36: Lam Phương
Phần 37: Trúc Phương
Phần 38: Huỳnh Anh
Phần 39: Khánh Băng
Phần 40: Duy Khánh
Phần 41: Mạnh Phát
Phần 42: Nhật Trường
Phần 43: Hoài Linh
Phần 44: Song Ngọc
Phần 45: Nhật Ngân, Thanh Sơn
Phần 46: Nguyễn Ánh 9
Phần 47: Đỗ Lễ, Bảo Thu
Phần 48: Hoài An, Nguyễn Vũ
Phần 49: Trường Hải, Dzũng Chinh, Hàn Châu
Phần 50: Cung Tiến phần 1
Phần 51: Cung Tiến phần 2
Phần 52: Thanh Trang, Anh Việt Thu
Phần 53: Phạm Thế Mỹ
Phần 54: Trầm Tử Thiêng Phần 1
Phần 55: Trầm Tử Thiêng Phần 2
Phần 56: Trường Sa
Phần 57: Từ Công Phụng
Phần 58: Trịnh Công Sơn Phần 1
Phần 59: Trịnh Công Sơn Phần 2
Phần 60: Lê Uyên Phương Phần 1
Phần 61: Lê Uyên Phương Phần 2
Phần 62: Vũ Thành An
Phần 63: Ngô Thụy Miên Phần 1
Phần 64: Ngô Thụy Miên Phần 2
Phần 65: Ban Nhạc Trẻ Phượng Hoàng_Phần 1
Xuân Kỷ Sửu: Xuân Trong Tân Nhạc Viêt Nam
Phần 66: Ban Nhạc Trẻ Phượng Hoàng_Phần 2
Phần 67: Đức Huy, Nam Lộc, Quốc Dũng, Tùng Giang
Phần 68: Phạm Duy Phần 1
Phần 69: Phạm Duy Phần 2
Phần 70: Phạm Duy Phần 3
Phần 71: Phạm Duy Phần 4
Phần 72: Tổng Kết Thời Kỳ Thứ 2 Trong 70 Năm Tình Ca
Phần 73: Thời Kỳ Sau 1975 Phần 1
Phần 74: Thời Kỳ Sau 1975 Phần 2
Phần 75: Trầm Tử Thiêng
Phần 76: Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh
Phần 77: Tùng Giang, Duy Quang
Phần 78: Đức Huy
Phần 79: Trần Quảng Nam, Vũ Tuấn Đức, Hoàng Quốc Bảo, Margurerite Phạm
Phần 80: Nguyệt Ánh, Việt Dũng, Duy Trác, Trần Ngọc Sơn
Phần 81: Đăng Khánh
Phần 82: Trúc Hồ
Phần 83: Lê Tín Hương, Trịnh Nam Sơn, Hoàng Thanh Tâm, Đỗ Cung La, Anh Tài, Đặng Hiền
Phần 84: Ngô Thụy Miên
Phần 85: Lam Phương
Phần 86: Anh Bằng, Từ Công Phụng
Phần 87: Nguyễn Đình Toàn
Phần 88: Nguyễn Ánh 9
Phần 89: Trần Quang Lộc
Phần 90: Nguyễn Trung Cang - Lê Hựu Hà - Quốc Dũng
Phần 91: Bảo Chấn - Bảo Phúc
Phần 92: Thanh Tùng - Phú Quang - Quốc Bảo
Phần 93: Ngọc Lễ - Trần Tiến
Phần 94: Sơ lược về âm nhạc VN trong 34 năm 1975-2009

Mời các bạn nghe theo YouTube "70 Năm Tình Ca Việt Nam (1930-2000)" , nghe theo playlist tại đây  hoặc tại đây:




Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Giáo lý Thánh Kinh: Bài 18 - Tôi Tin Xác Loài Người Sẽ Sống Lại (Trình bày: Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm)



Bài 18. TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI SẼ SỐNG LẠI

“Trong đức tin Kitô giáo, không có việc nào bị chống đối mạnh mẽ, dai dẳng và quyết liệt cho bằng vấn đề thân xác sống lại. Thông thường, người ta chấp nhận là sự sống của nhân vị, sau khi chết, được tiếp tục cách thiêng liêng. Nhưng làm sao tin được rằng thân xác hiển nhiên là phải chết này lại có thể phục sinh vào đời sống vĩnh cửu?” (SGLHTCG, số 996).

I. MẶC KHẢI TIỆM TIẾN VỀ SỰ PHỤC SINH
1. Thánh Kinh
- 2 Macabê 7,14 : “Bởi lẽ chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên Ngài sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời”.
- Mc 12,24-27 : “Chẳng phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao?...Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là của kẻ sống”.
- 1 Cr 15,12-14 : “Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng…Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”.
2. Giáo lý
- Niềm tin vào sự sống lại của thân xác được mặc khải dần dần trong lịch sử của Dân Chúa. Tin rằng Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng con người toàn diện, cả hồn lẫn xác, và tin rằng Thiên Chúa trung tín với giao ước Ngài đã ký kết : đó là cơ sở cho niềm hi vọng vào sự phục sinh thân xác.
- Chúa Giêsu khẳng định niềm tin này cách mạnh mẽ. Cùng với lời rao giảng, Người ban cho chúng ta những dấu chỉ cụ thể khi trả lại sự sống cho một số người đã chết. Hơn thế nữa, Chúa Giêsu kết hợp đức tin vào sự phục sinh với chính bản thân Người : “Thầy là Sự Sống lại và là Sự sống” (Ga 11,25). Niềm tin này được ghi dấu cách tuyệt đối bằng sự phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ phục sinh như NGười, với NGười và nhờ Người.

II.NGƯỜI CHẾT SẼ PHỤC SINH THẾ NÀO?
1. Thánh Kinh
- Ga 5,29 : “Ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại để được sống, ai đã làm điều dữ thì sẽ sống lại để bị kết án”.
- 1 Cr 15, 42-53 : “Gieo xuống thì hư nát mà sống lại thì bất diệt…những kẻ chết sẽ sống lại mà không còn hư nát…Quả vậy, thân xác hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt, và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử”.
- 1 Tx 4,16 : “Khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng Tổng lãnh Thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ tử trời ngự xuống, và những người chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước tiên”.
2. Giáo lý
- Phục sinh là gì? Khi chết, linh hồn và thân xác bị tách biệt. Thân xác bị hư hoại, còn linh hồn đến gặp Thiên Chúa và vẫn mong được kết hợp lại với thân xác được tôn vinh của mình. Bằng quyền năng của Ngài, Thiên Chúa sẽ trả lại sự sống bất hoại cho thân xác chúng ta, kết hợp thân xác đó với linh hồn chúng ta.
- Ai sẽ phục sinh? Tất cả mọi người đã chết đều sẽ phục sinh, khác nhau là để được chúc phúc hay bị kết án.
- Phục sinh thế nào? Đức Kitô đã phục sinh với thân xác riêng của Người (x. Lc 24,39) nhưng Người không trở lại đời sống trần thế như Ladarô, đồng thời thân xác ấy có những nét đặc biệt (vào nhà khi đã đóng cửa, hiện diện ở nhiều nơi). Cũng thế, mọi người sẽ sống lại với thân xác của mình, nhưng thân xác này sẽ được biến đổi thành thân xác vinh quang, có thần khí.
- Phục sinh khi nào? Sự phục sinh vĩnh viễn gắn liền với cuộc quang lâm của Đức Kitô.

III. SỐNG NIỀM TIN PHỤC SINH
1. Thánh Kinh
- Col 2,12 : “Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu Phép Rửa, lại cũng được sống lại với Người, vì tin vào quyền năng Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Người từ cõi chết sống lại”.
- 1 Cor 6,13-15 : “Anh em không biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao?”
2. Giáo lý
- Nhờ Chúa Thánh Thần, đời sống Kitô hữu noơi trần gian đã là sự tham dự vào Cái Chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Vì thế, hãy “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Col 3,1).
- Được nuôi dưỡng bằng Mình Thánh Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể, chúng ta đã thuộc về Thân Thể của Chúa. Vì thế, phải tôn trọng thân xác của mình cũng như thân xác của người khác : “Anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác của anh em” ( 1Cor 6,20).

Phút hồi tâm
“Trong mọi hành động và suy nghĩ, con phải xử sự như con sắp chết tức thì. Nếu con có lương tâm tốt lành, con sẽ không quá sợ sự chết. Xa lánh tội lỗi thì tốt hơn là trốn tránh sự chết. Nếu hôm nay con không sẵn sàng, thì làm sao ngày mai con sẵn sàng được?” (Sách Gương Phúc)

Cầu nguyện
Hát “Con vẫn trông cậy Chúa” (Nguyễn Duy)

Mời nghe audio theo sự trình bày của Giám Mục PhêRô Nguyễn Văn Khảm

Dẫn nhập