Kỳ này , chúng tôi xin giới thiệu bộ phim “Fatima : Lịch Sử và Sứ Điệp”. Phim dài khoảng 60 phút, thuật lại sự tích kèm với lời bình, sử dụng hình ảnh trích từ phim trên để minh họa ... Và những chặng đường lịch sử về lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima trong Giáo hội từ năm 1917 đến nay, trải qua các triều đại giáo hoàng ...
Trong phần 3 và 4, chúng ta nghe thuật lại việc Đức Mẹ hiện ra vào các tháng 8, 9 và đặc biệt ngày 13.10.1917. Phép lạ mặt trời múa. Chúng ta sẽ biết khi nào thì Giáo hội, sau quá trình nghiên cứu, chính thức cho tôn kính Mẹ Fatima : từ địa phương, đến toàn giáo hội với việc xác định lễ Đức Mẹ Fatima năm 1962. Chúng ta cũng biết thêm về pho tượng Đức Mẹ thánh du, thời điểm xây đền thờ Fatima, lễ đặt vương miện dâng thế giới cho Mẹ, và hai trong ba bí mật Fatima đã được thực hiện ...
Trong phần 5 và 6, chúng ta nghe thuật lại các chuyến hành hương của các Đức Thánh Cha đến Fatima, cái chết của các trẻ Phanxicô, Giaxinhta và sơ Lucia. Năm 2000, nhân dịp suy tôn chân phước cho hai trẻ Phanxicô và Giaxinhta, đức Gioan Phaolô II cũng cho biết về bí mật thứ ba của Fatima đã ứng nghiệm nơi bản thân ngài.. Sẽ có nhiều thước phim rất quý giá cho ta biết lòng sùng kính của tín hữu khắp nơi, và ôn lại những lời Mẹ nhắn nhủ với đoàn con thân yêu trong giáo hội và sứ điệp cho nhân loại.
Mời các bạn xem phim về Đức Mẹ Fatima :
Phim 1 : Fatima - Lịch Sử và Sứ Điệp (trọn bộ 60 phút)
Phim 2 : Fatima - phép lạ Đức Mẹ fatima (trọn bộ 105 phút)
Mời các bạn nghe đọc thơ Xuân Diệu
Thơ Xuân Diệu (Phần 1)
Thơ Xuân Diệu (Phần 2)
Tiểu sử
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2, 1916 tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ (giáo viên), người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938-1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.
Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của thơ tình”.
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939).
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983).
Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (1996).Ông mất ngày 18 tháng 12, 1985
Bình luận về thơ Xuân Diệu
Có lẽ chẳng ai làm thơ tình ướt át, lãng mạn và... điệu đà ẻo lả như nhà thơ này. Nhiều thế hệ học trò, cho đến văn thi nhân hậu bối, đă mê thơ ông, thuộc thơ ông. Có người còn mượn thơ ông để tỏ tình nữa; vì bài thơ nào của ông cũng nói đến tình yêu mà lại là thứ tình yêu rất lạc quan, lúc nào cũng thành công, hạnh phúc, hả hê, hài lòng... thứ tình yêu của tuổi mới lớn, của người mới biết yêu lần đầu, tò mò, bồn chồn, hăm hở tìm chọn những phương thức tỏ bày.
Cho dù trong định nghĩa chữ Yêu, ông nói là "chết ở trong lòng một ít" nhưng cũng chẳng thấy hơi thơ ông nhuốm màu khổ đau chi cả. Ông còn sung sướng được chết một ít trong lòng nữa là đàng khác. Ðọc thơ ông, tôi không thấy buồn (dĩ nhiên không phải đọc thơ thì phải buồn), chỉ thấy vui là vui chúng mình vui nhiều. Giống như đọc truyện kể về những cặp trai gái yêu nhau.
Càng về sau, thời hậu chiến, nghĩa là sau cái thời thơ ông rộ nở và chiếm lĩnh đài vinh quang của thi đàn Việt-nam, cho đến thời kỳ đất nước chia đôi, rồi tái thống nhất dưới ngọn cờ đỏ, thơ ông cứ thế mà nhạt dần theo năm tháng. Ông không còn nói được cái tình yêu đôi lứa chung cho mọi người mà chỉ nói cho thân phận, hoàn cảnh riêng của mình; thỉnh thoảng có nói về cái tình chung nào thì đó lại là cái tình yêu đối với cái mình không yêu mà phải giả đò yêu, hoặc yêu lầm mà cứ tiếp tục ca tụng cái yêu lầm lỡ ấy...
Dù sao, có một thời thơ ông đă mơn trớn dựng xây bao cuộc tình, khích lệ yêu với thương, gỡ rối tơ lòng (hàm thụ) cho bao tâm hồn non trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Và lác đác những đoạn thơ của ông đă từng được chép một cách trân trọng trên giấy tập học trò, và chen vào những lá thư tình vụng dại, trích dẫn nơi những bài luận văn...
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu...
(Vì sao)
Dù không cắt nghĩa được tình yêu lúc ấy, nhưng đến một lúc dày dạn kinh nghiệm hơn, ông đã cho lớp người sau một định nghĩa về tình yêu, và định nghĩa này dường như được mặc nhiên công nhận như là định nghĩa phổ quát đối với nhiều tầng lớp đang yêu và đã yêu. Ðịnh nghĩa đó nằm trong bài thơ Yêu của ông. Có thể nhiều người sẽ không thuộc hết bài, nhưng ít ra cũng thuộc câu đầu, câu chót, và cứ lấy đó làm thần phù khi bàn nói về chữ Yêu:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tròn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
(Yêu)
Chết trong lòng một ít là thứ tình yêu xa hoa, thứ tình yêu của kẻ thắng thế, của những kẻ có thể phụ bạc người yêu bất cứ lúc nào. Yêu mà chỉ chết trong lòng một ít thì chẳng lấy gì tha thiết lắm. Trên thực tế thì dù được, dù mất, một tình yêu sâu đậm thế nào cũng làm chết cả lòng chứ không chỉ chết một ít. Yêu hời yêu hợt mới chết một ít. Yêu đắm yêu đuối thì chết cả một đời. Cho nên, cái tình yêu chết một ít đó, có vẻ không thật. Cả những mối tình sóng bước dưới trăng, hồn lâng lâng, nhè nhẹ, lặng lẽ bước trong thơ... cũng có vẻ yểu điệu làm dáng, không thật. Chỉ có cái tình thật nhất, đẹp nhất, trung thực nhất mà Xuân Diệu lột tả được một cách xuất thần, đó là mối tình vu vơ tuyệt vọng của người kỹ nữ. Ðọc bài này, người ta sẽ cám cảnh thương cho những duyên phận bẽ bàng, thương đau; mà cũng cám ơn ngọn bút tài hoa của thi nhân đã nói giùm tâm cảnh, hoàn cảnh xót xa của đời những người con gái ăn sương, hương sắc tàn phai theo năm tháng... Mỗi ngày mỗi đêm, tuổi xuân rơi rụng dần mà không tìm thấy chút hy vọng nào cho một hạnh phúc nhỏ nhoi; tìm quên trong cảm giác hầu hạ phục tùng những tấm chồng tạm bợ cũng không sao khỏa lấp đuợc nỗi cô đơn truyền kiếp và cái định mệnh khắt nghiệt đã đóng nặng dấu ấn vào tim. Họ bám víu, bám víu... nhưng không giữ đuợc gì. Ôm ấp từng khách lạ để tìm hơi ấm hạnh phúc hão huyền. Tình yêu là đâu? Tình yêu là gì? Không chết đi một ít mà chết ở tận cùng con tim. Con tim cũng đã mất đi hình dạng của nó. Sống vật vờ như thế với từng đêm mộng mị chiêm bao. Mỗi sớm mai thức dậy, nhìn thấy sông trôi, người chồng một đêm cũng trôi, cuộc tình tạm bợ cũng trôi đi trong đôi mắt run mờ. Ðây, bài Lời Kỹ Nữ của Xuân Diệu:
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi!
Ðêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở, lòng em cô độc quá.
Khách ngồi lại cùng em, đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Ðây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
Chớ đạp hồn em!
Trăng từ viễn xứ
Ði khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn.
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng
Ðẩy hộ hồn em triền miên trên sóng
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay gành;
Vì mình em không được quấn chân anh
Tóc không phải những dây tình vướng víu
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Lời kỹ nữ đă vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi -
Du khách đă đi rồi.
(Lời Kỹ Nữ)
*
Dầu sao, vào những lúc tâm hồn thơ thới lâng lâng bởi một duyên tình nào đó, cũng nên đọc vài bài thơ tình của Xuân Diệu, có thể sẽ được bồi thêm một ít phấn chấn hay nên thơ nào chăng? Hoặc ít ra cũng gợi nhớ một dĩ vãng mộng mơ nào đó mà trong đời ai cũng một lần kinh qua...
Nguyên ÐánXuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi;
Từ lúc yêu nhau, hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
Chiều
Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trình rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...
Tương Tư ChiềuBữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
Thôi hết rồi! còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm,
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận dỗi,
(Ðược giận hờn nhau, sung sướng bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh.
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm.
Hoa Nở Ðể Mà Tàn
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để chia tan
Người gần để ly biệt.
Hoa thu không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in nét đau.
Tả cảnh tả người cỡ như bài này thì tuyệt:
Thu
Nõn nà sương ngọc quanh thềm dậu
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.
Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà
Buồn ở sông xanh nghe đã lại
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.
Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.
Và bài sau đây, dù sáng tác thời tiền chiến, để nói cái bẽ bàng của một đời hương sắc/tài hoa (của giai nhân? hay nghệ sĩ?) khi trao gửi thân phận/tài năng của mình không đúng chỗ, thì chừng mười mấy năm sau đó, lại thấy có vẻ như ứng vào hoàn cảnh chung của những nghệ sĩ, những văn công, không thể đóng góp tài năng của mình cho văn học nghệ thuật nữa, mà phải dùng tài năng của mình để tô son thếp hồng cho một bộ máy. Ðọc bài này để tiếc thương cho những nghệ sĩ tài hoa một thời:
Gửi Hương Cho GióBiết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Ðem gửi hương cho gió phụ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi
Không người du tử đến nhằm hang!
Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi,
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.
Tản mác phương ngàn lạc gió câm
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm.
Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.
Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
Biết mấy lòng thơm mở giữa đường
Ðã mất tình yêu trong gió rủi
Không người thấu rõ đến nguồn thương!
Thiên hạ vô tình nhận ước mơ
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ...
Người si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ.
Nguồn : www.40giayloichua.netMời nghe bài giảng với chủ đề "HÃY TỈNH THỨC CẦU NGUYỆN" của Linh Mục Phê Rô Bùi Quang Tuấn . CSsRHÃY SẴN SÀNG CHO MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. Phải biết nuôi hy vọng
Alan Platon là một nhà văn Nam Phi, tác giả một quyển sách nhan đề Cry the Beloved Country trong đó ông mô tả hoàn cảnh khốn khổ của nước Nam Phi dưới chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Platon có một giấc mơ: ông mơ có một ngày mà mọi người dân trong đất nước của ông đều được đối xử công bình và bình đẳng. Và để thực hiện giấc mơ ấy, ông đã lao mình vào chính trị, đấu tranh suốt mấy mươi năm để xoá bỏ chế độ apartheid ấy. Nhiều người cho rằng mơ ước và việc làm của Platon là không thể nào thực hiện được. Nhưng ông vẫn kiên trì vì tin rằng ngày mơ ước ấy sẽ đến. Chỉ tiếc là ông đã chết trước khi thấy được ngày đó, nhưng lịch sử chứng minh rằng ông đã đúng.
Ngôn sứ Isaia còn có một giấc mơ táo bạo hơn nữa: Ông mơ tới ngày các nước sẽ không còn tuốt gươm chém giết lẫn nhau nữa, người ta sẽ lấy gươm rèn thành lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm, và mọi người sẽ bước đi trong ánh sáng của Chúa. Thật là một giấc mơ tuyệt vời! Có người cho rằng giấc mơ ấy sẽ đến khi Ðấng Messia đến. Người khác cho rằng nó chỉ sẽ đến khi Ðấng Messia lại đến lần thứ hai. Có kẻ nói nó sẽ chẳng bao giờ đến, đó chỉ là nằm mơ giữa ban ngày. Nhưng vẫn có người tin rằng thế nào nó cũng đến nên miệt mài theo đuổi như Alan Platon trong chuyện trên.
Một chuyện khác: Một người thợ săn nghe nói tới một con chim đặc biệt có đôi cánh rộng màu trắng rực rỡ. Ðó là con chim đẹp nhất trong các loài chim trên mặt đất. Vì thế người thợ săn không quản ngại đường xa, trèo đồi vượt suối đi tìm nó hết ngày này sang ngày khác, tháng này đến tháng nọ, năm này đến năm kia. Một lần anh đã may mắn thấy được bóng dáng nó ở một khoảng cách rất xa. Nhưng chỉ thoáng thấy là nó bay đi mất. Anh vẫn kiên trì đi tìm. Một ngày kia anh nhặt được một cọng lông trắng của nó. Rồi anh chết đi mà không bao giờ bắt được con chim mơ ước của mình.
Cuộc săn tìm của người thợ săn là hình ảnh của loài người tìm kiếm hòa bình. Giấc mơ toàn thế giới vui hưởng thái bình của Isaia có thể không thực hiện được nhưng nó không chỉ đơn thuần là nằm mơ giữa ban ngày, mà giống như một ngọn núi mà ta mơ có ngày sẽ đứng trên đó. Dĩ nhiên muốn thế thì ta không thể cứ ngồi một chỗ mà mơ, hoặc ước chi nó từ trên trời hạ thấp xuống tận chân ta. Ta phải leo, phải có chương trình và kiên trì làm theo chương trình ấy, cho dù có chậm chạp và lâu dài.
Ngay cả khi giấc mơ thái bình ấy sẽ không bao giờ được thực hiện trọn vẹn trên toàn thế giới đi nữa, thì việc theo đuổi giấc mơ ấy cũng có ảnh hưởng tốt trên đời ta. Ðiều quan trọng không phải là đạt được mục đích mà là sống có mục đích. Nhiều khi, có một mục đích tốt cho đời mình thì kể như đủ, miễn là không bao giờ ta bỏ mục đích ấy.
Thế giới ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ có thể làm được hầu như mọi điều, nhưng lại bất lực không tạo ra hòa bình được: bất hòa khắp nơi, trên bình diện lớn như nước này với nước nọ, dân này với dân nọ; hoặc trên bình diện nhỏ như nhóm này với nhóm kia, người này với người khác. Mỗi kitô hữu có thể góp phần mình vào việc thực hiện giấc mơ thái bình của Isaia, bằng những cố gắng xoá bỏ óc kỳ thị, sự đố kỵ, ích kỷ, chia rẻ nhau...; bằng cách gieo rắc hòa thuận, cảm thông, hợp tác...
Chúng ta cũng nên biết rằng chúng ta không cô đơn trong những cố gắng ấy, mà có Chúa giúp ta: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi sai Con Một của Ngài đến ở với loài người chúng ta, thiết lập Nước Thiên Chúa ở trần gian này, và cùng đồng hành với chúng ta trong nỗ lực leo lên đỉnh núi thái bình.
2. "Ðây là lúc chúng ta phải thức dậy"
Lời Thánh Phaolô trong bài đọc II làm cho chúng ta giật mình. Phải chăng chúng ta đang ngủ vùi?
Ðúng vậy, dù mắt chúng ta vẫn mở nhưng thực sự chúng ta đang ngủ trong bóng tối mịt mù:
- Chúng ta ngủ vì "những việc làm đen tối"
- Chúng ta ngủ vì cứ "chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng"
- Chúng ta ngủ vì lòng đầy "tranh chấp đố kỵ"
- Chúng ta ngủ vì chỉ "lo lắng thỏa mãn những dục vọng xác thịt".
Nhưng Thánh Phaolô nhắc nhở rằng: "Ðêm sắp tàn, ngày gần đến" và "Giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo", vậy "Ðây là lúc chúng ta phải thức dậy".
- "Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày"
- Hãy "cầm lấy khí giới của sự sáng" để chiến đấu chống lại những sức mạnh của tối tăm tội lỗi.
- Hãy cởi bỏ con người cũ thiên về những dục vọng xác thịt để "mang lấy Ðức Giêsu Kitô".
3. Hai người, hai số phận
"Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi".
Ðức Giêsu chỉ nói tình trạng như thế thôi chứ không nói rõ lý do tại sao. Tuy nhiên chúng ta có thể biết lý do qua câu chuyện Ngài kể về thời ông Nôe: Ông Nôe chính là người được tiếp nhận, nhờ ông đã tỉnh táo nghe được lời Chúa báo sắp có nạn Hồng thuỷ, và ông đã tích cực chuẩn bị đóng tàu. Còn mọi người khác là những kẻ bị bỏ rơi, vì họ chẳng để ý tới việc gì khác ngoài cuộc sống vật chất, "ăn uống, dựng vợ gả chồng". Những bận tâm đó đã chiếm hết tâm trí họ rồi, còn tâm trí đâu mà để ý đến lời Chúa. Giả như ông Nôe có kể lại cho họ nghe lời cảnh báo của Chúa thì họ cũng không tin và còn cho là chuyện viễn vông, không thiết thực như chuyện "ăn uống, dựng vợ gả chồng".
Trong cuộc sống của chúng ta, giữa những bề bộn lo lắng về vật chất, thế tục, Lời Chúa vẫn vang lên để nhắc chúng ta phải biết quan tâm đến nhiều việc khác thuộc phương diện tinh thần, phương diện siêu nhiên, phương diện đời đời... Ai tỉnh táo thì nghe được và sẽ "được tiếp nhận", kẻ nào mãi thờ ơ thì như "đàn gãy tai trâu" và sẽ "bị bỏ lại".
4. Chúa cấm con thất vọng
* Hãy cố gắng, dù yếu đuối ngã sa, con hãy xin Chúa thứ tha và tiếp tục tiến. Trên võ đài, trong vận động trường quốc tế, các lực sĩ cũng lắm lần ngã quỵ, bị nhiều cú đấm, bị thương tích, nhưng cứ vùng dậy, cứ hy vọng, họ đã đoạt giải vô địch quốc tế (ÐHV 971)
Cha Charles de Foucauld có để lại mấy giòng sau đây. Ðọc kỹ, con sẽ thấy phấn khởi tâm hồn và lấy lại được niềm tin, nhất là những lúc hầu như con thất vọng:
- "Dù con xấu xa, dù con tội lỗi, con cũng trông cậy vững chắc rằng con sẽ được lên trời. Chúa cấm con thất vọng về điều đó".
- "Dù con bội bạc cách mấy, khô khan cách mấy, hèn nhát cách mấy, lợi dụng ơn Chúa cách mấy. Chúa cũng vẫn bắt con phải hy vọng được sống đời đời dưới chân Chúa trong tình thương và sự thánh thiện".
- "Chúa cấm con ngã lòng trước sự khốn nạn của con. Chúa không cho con nói 'Tôi không thể đi tới được, đường lên trời khó khăn quá, tôi phải thụt lùi và trở xuống chỗ thấp'"
- "Trước những sa ngã trở đi trở lại của con, Chúa lại cấm không cho con nói: 'Tôi không hề sửa mình được, tôi không có sức để nên thánh, tôi không xứng đáng để vào thiên đàng...'"
- "Vậy Chúa muốn con phải trông cậy Chúa luôn, vì Chúa ra lệnh và vì con phải tin ở tình thương và quyền năng của Chúa" (ÐHY NVT, Trên đường lữ hành)
5. Thức dậy
Ở Mêhicô, giáo phận của Ðức Cha Samuel Ruiz có tới 80% giáo dân là người da đỏ bản xứ. Bản thân ngài nổi tiếng là người bênh vực cho dân da đỏ. Nhưng không phải tự nhiên mà ngài làm được việc đó đâu. Trong một buổi nói chuyện ở Nhà thờ Chính tòa Westminster Mùa Chay 1996, ngài đã thố lộ tâm sự như sau: "Suốt 20 năm làm giám mục giáo phận này, tôi như một con cá đang ngủ, nghĩa là mắt vẫn mở nhưng chẳng thấy gì. Tôi còn hãnh diện vì giáo phận có nhiều nhà thờ và giáo dân đông đúc. Rồi một hôm tôi gặp cảnh một người da đỏ bị trói vào một thân cây và bị ông chủ dùng roi quất túi bụi vì lý do người này không chịu làm thêm 8 giờ phụ trội nữa." Chính cái biến cố đó đã làm cho Ðức Cha Samuel Ruiz "thức dậy". Từ đó trở đi, ngài hăng hái tranh đấu cho quyền lợi người da đỏ.
Chuyện trên cho ta thấy hai điều: 1/ Thiên Chúa có nhiều cách để kêu gọi người ta thức dậy; 2/ Và cũng có nhiều cách thức dậy: thức dậy về thể xác (thôi ngủ), thức dậy về xã hội, thức dậy về đạo đức v.v.
Lạy Chúa, vì yêu thương thế gian, Chúa đã ban Con Một xuống thế làm người, sống kiếp phàm nhân, nên giống chúng con trong mọi sự, trừ tội lỗi. Xin cho tất cả chúng con thiết tha trông chờ Con Chúa ngự đến, biết chuẩn bị xứng đáng tâm hồn, để đón mừng mầu nhiệm Giáng sinh cao cả.Amen.
HÃY TỈNH THỨC
Lm. Jude Siciliano, OP
Ngày Lễ Tạ Ơn vừa kết thúc vào thứ Năm vừa qua. Quả là một ngày lễ tuyệt vời ! Tôi đoan chắc nhiều gia đình đã thưởng thức món súp gà tây trong những ngày qua. Chắc chắn chúng ta cũng dùng món Sandwich kẹp gà tây với nước sốt trứng cá. Rất nhiều người coi Lễ Tạ Ơn là ngày nghỉ ưa thích : thực đơn khá thú vị, mỗi gia đình mỗi khác. Những món ăn truyền thống khơi nên những kỷ niệm về thời thơ ấu – “món ăn ngon”. Có nhiều cảnh tượng quen thuộc về trái bí ngô, bài trí giản dị và ở bán cầu Bắc còn có những chiếc lá thu. Chẳng cần vội vã mua quà làm gì, vì đây là thời gian dành cho gia đình và bạn hữu. Lễ Tạ Ơn không có bầu khí rộn ràng của mùa Giáng Sinh như chúng ta thấy ngoài kia, bên ngoài nhà thờ.
Sau cảm giác ấm áp của ngày Lễ Tạ Ơn, hôm nay, khi bước vào trong nhà thờ, chúng ta có thể thấy hơi sửng sốt. Ở nơi phượng tự của chúng ta, việc bố trí đã được giản thiểu đáng kể : không có những chiếc lá thu rực rỡ ánh hồng cũng chẳng thấy trưng hoa. Không phải là màu vàng và màu đỏ tươi của mùa thu, nhưng chỉ có màu xanh thẫm và màu tím. Những gì hiện ra trước mắt chúng ta là một bàn thờ hoàn toàn mộc mạc với cung thánh trống không. Ngay tại trong nhà thờ này, Lễ Tạ Ơn rõ ràng đã không còn nữa ! Những gì chúng ta nhìn thấy và nghe thấy cho chúng ta biết là mình đang ở trong một mùa khác, khắc khổ hơn và ít hào nhoáng hơn. Dường như chẳng có vẻ gì là “cảm giác hạnh phúc” phải không ? Nếu chúng ta hãy còn nghi ngờ, thì quả là không hẳn như vậy.
Quí vị có nghe nói về những biểu tượng trong bài Tin Mừng hôm nay nói về lụt lội và con người mất sự cảnh giác hay không? Những người thợ trên cánh đồng đang xay lúa thì được đưa đi giữa lúc đang làm công việc thường ngày. Cùng với hình ảnh của Tin mừng, lời khuyên của thánh Phao-lô đưa ra những cảnh báo thảm khốc và ảm đạm, nhắc chúng ta luôn tỉnh thức, loại bỏ những việc làm đen tối và ăn ở ngay thẳng “như người đang sống giữa ban ngày”.
Vâng, đây không phải là ngày nghỉ Lễ Tạ Ơn cuối tuần trong nhà thờ và Giáng Sinh thì chưa đến. Chúng ta hãy còn những bốn tuần trước khi nghe câu chuyện Giáng Sinh, dù chúng ta đã thấy đồ trang trí Giáng Sinh nơi các cửa hiệu và bên hông các gian hàng dược phẩm, tạp hóa bày đầy kẹo Giáng Sinh. Chúng ta đã phát chán khi nghe bài “Đêm An Bình” (Silent Night) được phát trong các thang máy của cửa hàng bách hoá hay chưa? Ngoài kia, cái gì cũng có nhưng lại thiếu “sự yên lặng”. Quả thực, âm thanh thì muốn điếc lỗ tai và tiếng ồn ngày càng tăng, càng lớn.
Khi ở nhà, ở công sở hay bất cứ nơi đâu, chúng ta đã thực sự bước vào điều mà nhiều người gọi là “Mối Âu Lo Lễ Hội”. Chúng ta lo lắng vì không biết nên mời ai tới dự bữa tối Giáng Sinh và mua thứ gì để làm quà. Đâu là quà nào mới nhất mà mọi đứa trẻ “phải có” ? Đâu là vật dụng hoặc món trang sức thời trang nhất mà người bạn đời của mình đang để ý trong các chương trình quảng cáo ? Tất cả những lo âu này ngày một nhiều do sự bùng nổ của các chương trình quảng cáo – chẳng ai thoát khỏi chúng. Thật dễ hiểu tại sao mà mùa này có nhiều người tự vẫn, bạo hành gia đình tăng, nhiều người bị rối loạn tim mạch hơn bất kỳ mùa nào khác. Chúng ta còn bỏ sót điều gì, hay còn quên ai nữa không?
Với tất cả những điều đang xảy ra ngoài kia, thì việc thực hiện một cuộc trốn thoát ra như không thể được. Quả là không tệ khi đến nhà thờ để nghỉ ngơi; để có cơ hội tận hưởng một không gian giản dị với những bài thánh ca êm đềm, để trấn tĩnh và nhìn sâu vào cõi lòng mình, cũng như ý nghĩa của mùa này. Chưa phải là những bài thánh ca như : “Trang trí đại sảnh bằng cây Noel” (Deck the Halls with boughs of Holly) hay một giai điệu khác như bài “Tiếng Chuông Ngân” (Jingle Bell) hay “Chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph” (Rudolph the Red Nose Reindeer).
Thật may, chúng ta đang ở trong mùa Vọng. Đây là mùa chúng ta nghỉ ngơi và trong giờ phút thờ phượng này, hãy cảm nhận tâm tình ít mãnh liệt hơn, bước chầm chậm rồi dừng lại để ngắm nhìn và lắng nghe cuộc đời của mình. Và cuối cùng sẽ thấy đây chưa phải là thời gian ảm đạm. Đây không phải là liều thuốc giảm đau, nhưng là một mùa vui. Đây là giây phút hiếm hoi giúp tinh thần sáng suốt, là dịp để thư giãn, như Lời Chúa hôm nay khuyên nhủ chúng ta: “Đây là mùa để… Tỉnh thức”.
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta có nhiều tước hiệu ưa thích dành cho Chúa Giê-su, đặc biệt là trong mùa Vọng này. Chúng ta gọi Ngài là Thái Tử Hoà bình, là Đấng Cứu Thế, là Đấng Messia, là Emmanuel – Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta… Tôi chắc rằng mỗi người cũng có những danh hiệu ưa thích của riêng mình dành cho Người: “Bạn”, “Thầy thuốc”, “Đấng an ủi”… Nhưng tôi cho rằng không ai trong chúng ta dám gọi Ngài đúng như Ngài tự gọi mình trong bài Tin Mừng hôm nay. Cách Ngài nói về mình làm mọi người sửng sốt. Ngài nói rằng khi Ngài trở lại, Ngài sẽ đến như kẻ trộm giữa đêm khuya– thình lình, không ngờ tới.
Đây chẳng phải là cách rất tự tôn về chính Người đó sao? Chắc chắn là chúng ta không mở rộng vòng tay để đón những kẻ trộm. Thực tế, chúng ta bảo vệ mình khỏi bọn họ: chúng ta cài chặt then cửa, đặt những chấn song ở tầng hầm và những cửa sổ tầng trệt; gắn chuông chống trộm trong xe hơi và nhà ở; treo những thông cáo trên các cửa sổ để báo có hệ thống an toàn… Đến như kẻ trộm: quả là một hình ảnh rất lạ mà Đức Giêsu sử dụng để cảnh báo về sự trở cách bất ngờ của Người trong cuộc đời chúng ta!
Trong khi hình ảnh Đức Giêsu như một kẻ trộm không phải là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta, nhưng phải chăng Người vẫn còn là kẻ trộm? Ngài muốn lẻn vào những nơi phức tạp và bước vào chốn ẩn khuất trong cuộc đời chúng ta. Ngài đúng là một tên trộm, nhưng là trộm lành. Ngài lấy đi những thứ không cần thiết mà chúng ta đem theo bên mình, những thứ đè nặng lên cuộc đời chúng ta như: tội lỗi, sự hối tiếc, hận thù, đố kỵ, hay tinh thần nguội lạnh… Nhưng Ngài để lại những thứ có giá trị – tuỳ theo nhu cầu chúng ta thực sự cần trong cuộc sống.
Đâu là điều chúng ta cần trong mùa Vọng này: lòng tin tưởng sâu xa hơn trong sự đợi chờ; kiên trì làm những việc thiện; dọi ánh sáng vào nơi tăm tối; canh tân niềm tin của chúng ta; chữa lành Giáo hội; đem bình an vào những nơi ưu phiền….?
Mùa Vọng là thời gian để tỉnh thức, sẵn sàng cho kẻ trộm bước vào cuộc đời ta cách mới mẻ. Ngài là kẻ trộm mà chúng ta cần phải luôn để mắt đến và lắng tai nghe để có thể nhận ra những dấu hiệu của kẻ trộm khi Ngài bước đến. Chúng ta cầu xin luôn được cảnh giác trong mùa Vọng này. Khi chúng ta nhận ra mình đang tự do tiến đến chân lý và rồi chúng ta chọn để trở nên ngày một lương thiện hơn, đó chính là những việc Ngài làm – tên trộm lành đã đến rồi đó.
Kẻ trộm lành đã đến khi chúng ta vô tình hay khó chịu với người khác nhưng ta nghe lòng mình nói : “tôi xin lỗi”; Khi chúng ta nhận ra người khác không cần phải bày tỏ lòng yêu mến chúng ta trong mùa Giáng Sinh này bằng những món quà đắt đỏ; Khi những nhu cầu của người nghèo chạm đến cõi lòng chúng ta và chúng ta tìm cách đáp lại nhu cầu của họ; Khi chúng ta bị cuốn hút vào việc cầu nguyện cách say mê hơn – thì kẻ trộm lành đã đến rồi đó. Khi Lời Chúa trở nên sống động hơn trong những thánh lễ này và chúng ta có một cảm nghiệm mới mẻ về sự hiện diện của Ngài trong Bí tích Thánh Thể thì kẻ trộm lành đã đến rồi đó.
Đức Giêsu đến bất ngờ trong cuộc đời của những người bình dị, những người vẫn đang ăn uống, kết hôn hay lao động. Họ không phải là những người xấu; họ là những người như chúng ta, bận tâm với những điều quan trọng, với những công việc thường ngày. Chìa khoá để khám phá ra dụ ngôn hôm nay là kẻ trộm yêu chúng ta và muốn yêu chúng ta hơn thế nữa nên Ngài đến khơi dậy nơi chúng ta, để chúng ta vượt qua những gì nhàm chán hằng ngày. Ngài muốn chúng ta lưu tâm đến mùa Vọng này và cất khỏi chúng ta tính tự mãn. Ngài là kẻ trộm đến khi chúng ta mất cảnh giác, khi những công việc thường ngày đã khiến chúng ta tê liệt, mệt nhoài.
Trong Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng này chúng ta cầu xin một tinh thần tỉnh thức để nhận ra Đức Giêsu khi Ngài đến trong cuộc đời chúng ta, một cách mới mẻ và bất ngờ. Chúng ta cầu xin cho công việc thường ngày không làm chúng ta uể oải khi Ngài đến, hay khiến chúng ta chỉ nhìn vào những nơi chúng ta thường mong đợi ngài xuất hiện.
NGÀY VÀ ĐÊM
Lm. Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R.
“Các con phải sẵn sàng” (Mt 24:44) vì “Đêm sắp tàn, ngày gần đến” (Rm 13:12). “Hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5).
Đó là lời mời gọi cấp thiết khởi đầu cho một năm phụng vụ. Thế là một mùa Vọng nữa lại về. Bao tâm hồn lại nao nức chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh sắp đến.
Giữa tiết trời lành lạnh và không gian chùng xuống như muốn ru cho giấc ngủ dài thêm, lời mời gọi trên chắc làm cho nhiều người nuối tiếc.
“Đêm sắp tàn, ngày gần tới” rồi sao? Nhưng khi nào là đêm và lúc nào là ngày? Làm sao biết được ranh giới giữa ngày và đêm?
Một vị sư phụ đã nêu câu hỏi với các học trò của mình: “Chúng con có biết khi nào đêm chấm dứt và lúc nào ngày bắt đầu không?”
Một anh nhanh nhảu: “Thưa thầy, ấy là lúc ta thấy một con vật từ đàng xa và phân biệt được nó là con bê hay con lừa”.
Một anh khác, sau lúc suy tư cũng xin góp ý: “Thưa thầy, khi nào ta nhìn thấy người bộ hành và phân biệt được thù hay bạn”.
Nhiều câu trả lời khác được đưa ra, nhưng dường như vị sư phụ không thoáng chút hài lòng. Cuối cùng cả đám nhao nhao xin thầy giải thích.
Sau phút trầm ngâm như muốn thấm sâu trong giòng tư tưởng, vị sư phụ lên tiếng: “Khi nào các con nhìn vào tha nhân và nhận ra đó chính là anh chị em mình thì đêm đã tàn và ngày đã tới”.
Thế ra không phải việc “phân biệt” con này con kia hay người này người nọ, song là “nhận ra” tha nhân như anh chị em của mình mới là cho bóng tối tan đi và ánh sáng toả rạng.
Đêm đen sẽ mãi thống trị tâm hồn nếu đời tôi cứ đắm chìm trong hiềm khích, hận thù, bất công, chia rẻ, vô luân, lừa dối. Còn khi để cho yêu thương dẫn lối cuộc sống, ngày mới cuộc đời đã bắt đầu lên ngôi, nhờ ánh quang soi tỏ mọi lối đường.
Thuở xưa, Isaiah mơ ước một ngày không còn chiến tranh. Người ta sẽ lấy gươm đao đúc thành lưỡi cày, lấy giáo mác rèn nên lưỡi liềm. Không còn ai tuốt kiếm đánh nhau. Các quốc gia không còn thao luyện để chiến đấu.
Nỗi khác mong đợi cho ánh sáng tình yêu thống trị địa cầu đã bắt đầu thành sự khi Đức Giêsu là “Mặt Trời Công Chính” bừng lên và cũng là “Hoàng tử Bình an” ngự đến.
Ấy thế mà dường như nỗi khát mong đợi chờ ấy vẫn không ngừng lập đi lập lại. Phải chăng vì tâm hồn nhân thế cứ bị bóng đêm của thế gian đe doạ chiếm đoạt, nên ước nguyện ánh sáng chân lý chiếu soi vẫn mãi là đặc tính của mùa Vọng hằng năm?
Ngày xưa, theo truyền thuyết của dân Rôma, tối 24 tháng 12 là ngày sinh của thần mặt trời, và rồi sáng hôm sau, vị thần đó vươn mình lên mang lại ánh và sự sống cho nhân gian. Thế nên, khắp cùng đế quốc, người ta mừng lễ Natalis Solis Invicti vào ngày đông chí, tức ngày 25 tháng 12, khởi đầu thời kỳ thần ánh sáng thắng vượt tối tăm, bước qua giai đoạn ngày dài hơn đêm.
Vào năm 336, Đức Giáo hoàng Jules I đã ấn định ngày đông chí như ngày mừng kỷ niệm Đức Giêsu-“Mặt Trời Công Chính”- đã giáng sinh cho nhân loại. Thế là ngày lễ ngoại giáo đã được thay bằng tính chất xác thực của biến cố Nhập Thể.
Từ đó trở đi, cứ mỗi lần sắp đến 25 tháng 12, giáo dân khắp nơi nô nức chuẩn bị tâm hồn cho ngày đại lễ Giáng sinh. Họ không ngừng ăn chay hãm mình, quảng đại thứ tha, đổi mới đời sống, chờ mừng ngày Chúa ngự đến. Dần dần những việc làm đó trở thành tính chất căn bản của mùa Vọng, mùa trông mong ngày sinh nhật Đấng Cứu Thế.
Đã bao mùa Giáng sinh trôi qua, nhưng có lẽ ‘tính chất căn bản’ của mùa Vọng đó đã phai mờ trong lòng nhiều người. Khi xưa, Giáo hội Kitô hoá ngày lễ ngoại giáo thành lễ Giáng sinh để hướng con người đến với nguồn sáng và nguồn sống đích thực. Còn hôm nay, không chừng tôi lại đang tục hoá ngày lễ thiêng liêng kia để rồi lòng mình cứ mãi lắng lo trong bao sự đời.
Ngày xưa mùa Vọng đã trở nên lời nhắc nhở canh tân lối sống, sửa sang tâm hồn, dọn lòng mừng Chúa đến. Còn hôm nay, không chừng tôi chỉ nghĩ đến trang hoàng nhà cửa, giăng thêm đèn màu, mua sắm quà cáp chuẩn bị cho những cuộc liên hoan say sưa, cuồng loạn, có khi… tội lỗi.
Một lần nữa, lời nhắn nhủ trong thơ của Thánh Phaolô lại thức tỉnh hồn tôi: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang lấy khí giới ánh sáng. Hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn các dục vọng xác thịt” (Rm 13:12-14).
Thực hành lời khuyên nhủ trên là khởi sự Kitô hoá cuộc đời, là sống trọn vẹn hơn ý nghĩa của mùa Vọng năm nay, và chắc chắn, là bắt đầu cảm nếm niềm vui nhiệm mầu sâu lắng trong lễ Giáng sinh sắp đến.
Mời các bạn cùng cầu nguyện với 3 phút Thánh vịnh