Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Nghe đọc truyện "Cay đắng mùi đời" của Hồ Biểu Chánh

Tác phẩm : Cay Đắng Mùi Đời 
Tác giả : Hồ Biểu Chánh 
Diễn đọc: Bảo Đức 

 

Hồ Biểu Chánh và Hector Malot (Thụy Khuê 2008)

Mời nghe Thụy Khê bàn về Hồ Biểu Chánh và Hector Malot , giữa Cay Đắng Mùi Đời và Không Gia Đình



Ngoài việc tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Hồ Biểu Chánh còn Việt hoá một số tiểu thuyết nổi tiếng của Pháp. Ba tác phẩm Sans Famille của Hector Malot, le Comte de Monte Cristo của Alexandre Dumas, và Les Misérables của Victor Hugo, dưới ngòi bút Hồ Biểu Chánh trở thành Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, và Ngọn cỏ gió đùa, đã hoàn toàn «nhập tịch» Việt Nam.

Cách cảm tác của Hổ Biểu Chánh là một trường hợp độc đáo trong tinh thần giao lưu văn hoá Pháp Việt. Khi viết lại truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, từ văn xuôi sang văn vần, Nguyễn Du giữ nguyên bối cảnh nước Tàu những năm Gia Tĩnh triều Minh. Hồ Biểu Chánh khi viết lại truyện của Malot, Dumas, Hugo, đã nhấc cả bối cảnh lẫn nhân vật tiểu thuyết Pháp vào thế giới ngôn ngữ, triết lý và địa lý vùng Lục Tỉnh Nam Kỳ, khiến cho những phóng tác của ông không còn chút gì dây dưa với nguyên bản nữa, ông đã tạo ra một hình thức liên văn bản cắt nguồn, khác hẳn với những liên văn bản tiếp nguồn như chúng ta thường thấy trong văn học.

Hồ Hữu Tường viết về kinh nghiệm đọc những phóng tác của Hồ Biểu Chánh, như sau : «Từ ấy, tôi có ý tìm những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh để mà đọc. Nào là Nhơn tình ấm lạnh, Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu Kim Quy v.v... Tôi đọc chúng nó trước khi biết đọc tiểu thuyết Pháp. Tôi tin đó là những tiểu thuyết, mà chính Hồ Biểu Chánh đặt ra, tạo cốt chuyện, tạo nhân vật và lồng vào khung cảnh hoàn toàn Việt Nam(...)

Đến chừng đọc được tiểu thuyết Pháp nào là của Victor Hugo, của Balzac, của Zola, Hector Malot, André Theuriet... thì tôi lại tỉnh mộng lần thứ hai. Té ra những đề tài của các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chỉ là những đề tài của các tiểu thuyết trứ danh nước Pháp, mà Hồ Biểu Chánh đã đọc rồi. Không phải Hồ Biểu Chánh dịch thuật mà Hồ Biểu Chánh lại phóng tác (...) Mặc dù lúc ấy mình biết rằng những nguyên tác của (...) hay hơn những bản dịch của Hồ Biểu Chánh, những phóng tác của Hồ Biểu Chánh. Nhưng mà đọc những nguyên tác kia, tôi không có thú vị bằng đọc Hồ biểu Chánh » (trích bài Nhập mộng và tỉnh mộng của Hồ Hữu Tường, Văn số 80, tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, Sài Gòn 1967, trang 32).

Nhận xét «nguyên tác hay hơn phóng tác» của Hồ Hữu Tường còn phải bàn lại. Nhưng trong lời tuyên bố trên đây của ông, có một câu đáng chú ý : «đọc những nguyên tác kia tôi không thú vị bằng đọc Hồ Biểu Chánh». Tại sao vậy ? Và không chỉ một mình Hồ Hữu Tường có cảm tưởng ấy, mà bất cứ người Việt nào, khi có dịp đọc cả nguyên bản tiếng Pháp lẫn phóng tác của Hồ Biểu Chánh, đều cảm thấy như vậy. Vậy Hồ Biểu Chánh đã phóng tác như thế nào? Trước hết, ông đã phóng tác bao nhiêu cuốn tiểu thuyết? Số lượng này, được ông ghi rõ trong ký ức «Đời của tôi về văn nghệ» như sau: « Tôi biên dưới đây mấy bộ tiểu thuyết tôi đã viết ra bởi cảm tác tác phẩm nào của Pháp : Chúa tàu Kim Quy bởi Le Comte de Monte Cristo (Alexandre Dumas) Cay đắng mùi đời - Sans famille (Hector Malot) Chút phận linh đinh - En famille (Hector Malot) Thày thông ngôn - Les Amours d’Estève (André Theuriet) Ngọn cỏ gió đùa - Les misérables (Victor Hugo) Kẻ làm người chịu – Les deux gosses (Pierre Decourcelle) Vì nghiã vì tình - Fanfanet Claudinet (P. Decourcelle) Cha con nghĩa nặng - Le calvaire (P. Decourcelle) Ở theo thời - Topaze (Marcel Pagnol) Ông Cử - L’Aristo Đoá hoa tàn – Le Rosaire Người thất chí – Crime et Châtiment » (trích ký ức Đời của tôi về văn nghệ, bản đánh máy)

Theo sự kê khai trên đây, thì trong toàn bộ 64 cuốn tiểu thuyết của ông, có 11 cuốn cảm tác theo tiểu thuyết Pháp, một cuốn theo tiểu thuyết Nga. Về cách cảm tác như thế nào, Hồ Biểu Chánh cho biết: «Đọc tiểu thuyết hay tuồng hát Pháp văn mà tôi cảm thì tôi lấy chỗ cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc lấy đó mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Tuy tôi nói phỏng theo kỳ thiệt chỉ lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi còn lật ngược tới đại ý, làm cho cốt truyện trái hẳn tâm lý, khác xa với truyện Pháp» (trích hồi ức Đời của tôi về văn nghệ).

Tinh thần « cảm tác» của Hồ Biểu Chánh là như thế. Tiểu thuyết Sans Famille (Vô gia đình) của Hector Malot viết năm 1878, được Hồ Biểu Chánh cảm tác thành Cay đắng mùi đời năm 1923. Cốt truyện Vô gia đình như sau: Rémy, một cậu bé con nhà giàu, bị người chú lập tâm bắt cóc ngay từ lúc mới năm, sáu tháng, bỏ nơi công cộng cho ai bắt được đem về nuôi, hy vọng người anh tuyệt tự thì gia tài của anh sẽ về hết phần mình. Rémy được Barberin, một người thợ đẽo đá đi qua nhặt được đem về nuôi, thầm nghĩ cha mẹ đứa bé giàu sẽ đem tiền chuộc lại. Nhưng nhiều năm sau không thấy ai chuộc và bản thân Barberin vì tai nạn nghề nghiệp, cũng rơi vào cảnh khốn cùng. Hắn bán Rémy cho một người hát rong, mặc sự phản đối của người vợ đã gắn bó yêu thương thằng nhỏ như con ruột. Từ đó Rémy sống đời giang hồ lưu lạc, nhiều năm sau mới tìm lại được mẹ đẻ.

Hồ Biểu Chánh mượn cốt truyện ấy để viết Cay đắng mùi đời, nhưng ông đem tác phẩm vào xã hội Việt Nam, vùng lục tỉnh Nam Kỳ, và ông thể hiện một văn phong, một nghệ thuật viết khác hẳn nguyên bản. Lối cảm tác của Hồ Biểu Chánh không giống cách Nguyễn Du cảm tác truyện Kiều. Nguyễn Du theo sát nguyên bản, từ cốt truyện đến chi tiết, đối thoại. Hồ Biểu Chánh, chỉ giữ lại sườn truyện, giữ lại những chi tiết chính và một số nhân vật, ông đổi hoàn cảnh sống, xoá hẳn bối cảnh tâm lý xã hội Pháp, biến tất cả thành thuần Việt. Nói khác đi ông đã Việt hoá tác phẩm của Hector Malot, khiến nó không còn một chút gì dính líu đến văn hoá, xã hội Pháp nữa.

Vậy có thể nói, Nguyễn Du và Hồ Biểu Chánh cùng có mục đích Việt hoá một tác phẩm ngoại quốc nhưng đi bằng hai con đường khác nhau. Tác phẩm của Hector Malot là một mélodrame, một thảm kịch lãng mạn với bút pháp nhẹ nhàng, giọng văn thơ mộng, thành thực. Hector Malot kể chuyện ở ngôi thứ nhất, trong không khí tự truyện, nhập đề bằng giọng của Rémy nói về người mẹ nuôi, tức là Mẹ Barberin: « Tôi là đứa bé rơi người ta nhặt được đem về. Nhưng mãi đến tám tuổi, tôi vẫn tưởng là mình có mẹ như những đứa trẻ khác. Mỗi khi tôi khóc, một người đàn bà dịu dàng ôm tôi vào lòng, ru cho tôi nín. « Chẳng bao giờ tôi đi ngủ mà người không đến hôn tôi, và khi gió đông gián tuyết vào khung kính trắng xóa, người vừa ủ chân tôi vào lòng bàn tay của người vừa hát những lời ru mà ngày nay tôi còn nhớ một vài âm điệu. Khi tôi chăn bò theo dọc bờ bụi hay trên những bãi hoang, bất chợt gặp cơn dông, người tất tưởi chạy đến tay cầm sẵn cái váy len trùm kín đầu và vai tôi. Khi tôi cãi nhau với bạn, người bảo tôi kể lại đầu đuôi và luôn luôn tìm lời ăn ủi hoặc bảo rằng tôi có lý.» (trích dịch Sans Famille của Hector Malot, Collection folio junior, trang 11)

Hồ Biểu Chánh dựng truyện trên ngôi thứ ba, không khí hư cấu. Vẫn người đàn bà ấy, mẹ Barberin, dưới ngòi bút của Hồ Biểu Chánh có tên Ba Thời, hiện ra trong bối cảnh hoàn toàn khác và có những nét như sau: « Con chó vàng thình lình trong nhà vụt chạy thẳng ra sân, thằng nhỏ ngó theo thì thấy ngoài bờ có một người đàn bà xăm xăm đi vô, nó liền la lớn «má về» rồi buông gáo chạy ra nắm tay mừng rỡ mà dắt vô. Người đàn bà nầy trạc chừng ba mươi bốn tuổi, áo xăn ngang, ống quần vo tới đầu gối, nước da không đen không trắng, mặt tròn, chơn mày rặm, mình mẩy ướt loi ngoi, sau lưng có giắt một cây nọc cấy, trên đầu bịt trùm khăn vải trắng, ngoài đội thêm một cái nón lá dừa, đi vô vừa tới sân, mắt liếc ngó chuồng vịt rồi hỏi thằng nhỏ: -Con cho heo ăn rồi hay chưa vậy con ? - Chưa má à! Tôi mới tắm rồi đuổi vô nhà đó đa. -Vịt về đủ hay không con? - Tôi nhốt mà quên đếm (Cay đắng mùi đời, nxb Văn nghệ TPHCM in lại năm 1997, trang 8).

So sánh lối viết của Hector Malot và của Hồ Biểu Chánh trong cách giới thiệu nhân vật này, không những chúng ta thấy sự khác biệt của hai văn tài, mà còn thấy hai lối viết hoàn toàn khác nhau: Hector Malot kể. Hồ Biểu Chánh mô tả. Hector Malot viết theo lối lãng mạn, để tình cảm xen vào ngòi bút, và dùng tình cảm của mình để lôi cuốn người đọc. Hồ Biểu Chánh viết theo lối hiện thực, ông đứng ngoài, mô tả, không lộ một chút cảm tình riêng tư nào của mình. Hồ Biểu Chánh qua vài dòng, làm hiện người đàn bà toàn diện với dáng dấp, y phục, tuổi tác, diện mạo, và sự đối đáp giữa hai mẹ con. Tất cả tạo ra một bức tranh sống động, gián tiếp nói lên tình mẫu tử giữa thằng Được và Ba Thời, qua động tác:“đứa nhỏ la lớn má về và buông gáo chạy ra mừng rỡ”.

Cho nên, không những Hồ Biểu Chánh đem tác phẩm của Malot vào Việt Nam mà ông còn hiện đại hoá tác phẩm của Malot, từ một tự truyện lãng mạn chuyển sang một tiểu thuyết hiện thực tả chân. Đọc thêm một đoạn nữa, đoạn Jérôme Barberin, người chồng, làm thợ ở Paris, tình cờ thấy đứa nhỏ bị bỏ rơi, Hector Malot viết: “Một buổi sáng ở Paris, như thường lệ Jérôme đi làm qua con đường mang tên đại lộ Breteuil, rộng và nhiều cây; anh ta nghe tiếng trẻ khóc, dường như phát ra từ một khung cửa vườn. Trời mới rạng đông, tháng hai. Anh ta lại gần và thấy một đứa bé nằm trên thềm. Jérôme nhìn quanh quất xem có ai không, bỗng thấy một người nấp sau một thân cây lớn vội vàng chạy trốn” (Sans Famille, trang 29).

Và cũng đoạn này, Hồ Biểu Chánh viết: “Ba Thời đương đi, thình lình nghe trong bụi lứt dựa gò mả có tiếng con nít khóc. Ban đầu chị ta tưởng ma nhát nên ngực nhẩy hồi hộp, mặt mày tái xanh, muốn bỏ mà chạy. Song chị ta nghĩ trời mới tối không lẽ có ma, mà dầu có ma thiệt đi nữa, đây cũng đã gần nhà, không đủ lo sợ, nên chị ta đứng lại lóng nghe cho chắc coi thiệt phải con nít khóc hay không. Ba Thời đứng lóng nghe thì tiếng khóc một hồi rồi nín. Chị ta vừa muốn bỏ đi, lại nghe khóc nữa. Chị ta mới làm gan lần lần đi vô chỗ bụi lứt coi vì cớ nào mà có con nít khóc trong đó. Đi gần tới thì tiếng khóc lại càng lớn hơn nữa” (Cay đắng mùi đời, trang 16). Tiếp đó, Hồ Biểu Chánh mô tả cảnh Ba Thời bước vô bụi, thấy đứa bé nằm trên cái mền, bèn vội cuốn đứa bé vào mền, rồi ôm cả bọc tất tả đi vào nhà vợ chồng chú Tích gần đấy. Tới nhà chú Tích, Hồ Biểu Chánh viết tiếp: “Ba Thời bèn thuật hết đầu đuôi việc mính xí được đứa nhỏ lại cho vợ chồng chú Tích nghe, rồi mới biểu thím Tích đem đèn lại đặng có dở đứa nhỏ ra coi bao lớn, con trai hay là con gái, có đau ốm chi hay không. Ba Thời ngồi ghé phiá đầu ván, thím Tích thì cầm đèn, còn chú Tích với con Thiện thì đứng ngó. Ba Thời dở mền ra thì thấy một đứa con trai, chừng năm sáu tháng, da trắng, tóc đen, môi son, miệng rộng, cườm tay như ống chỉ, bắp chân như củ cải, đầu đội cái mũ kết bằng lụa màu bông phấn, mình mặc một cái áo đầm cũng bằng lụa màu bông hường, ở truồng mà chưn có mang một đôi vớ bằng chỉ len màu lông két, còn cổ lại có đeo một sợi dây chuyền vàng nhỏ. Đứa nhỏ bị chói đèn nên nheo nheo con mắt một hồi rồi bú tay, ngó đèn không khóc la chi hết. Ba Thời thấy nó trắng trẻo ngộ nghĩnh mà chẳng bịnh hoạn thì mừng húm, liền bồng mà hun trơ hun trất rồi nói rằng: “Con ai như vầy mà đem đi bỏ cho đành! Mình xí được, thôi, để mình nuôi chơi” (trang 17-18).

Tất cả những chi tiết và hoạt cảnh này không có trong tác phẩm của Malot. Thế giới của Malot là thế giới đã qua, trầm lặng của truyện kể trải dài trong quá khứ lãng mạn, bằng một lối viết thơ mộng, chân thực, hiền lành, trong hồi ức. Thế giới của Hồ Biểu Chánh là thế giới hiện tại, sống động, đầy âm thanh và động tác. Hồ Biểu Chánh mở ra một khung trời hiện thực, tả chân. Ông tận dụng triệt để những âm thanh trầm bổng của tiếng Việt, đặc biệt tiếng Việt miền Nam, giàu từ láy, nhiều âm sắc, khiến cho hoạt cảnh Ba Thời nhặt được đứa bé, diễn ra như trong một cuốn phim đầy âm thanh và màu sắc.

Mỗi nhân vật đều được mô tả kỹ càng, từ Ba Thời đến đứa bé năm sáu tháng vừa “xí” được. Không chỉ có cảnh Ba Thời xí được đứa nhỏ, mà tất cả những cảnh khác của Hồ Biểu Chánh, luôn luôn mang tính chất động như thế. Không chỉ đối với Malot, trong một tác phẩm khác, cảm tác Decourcelle, cùng cảnh bắt được đứa nhỏ đem về nuôi, Hồ Biểu Chánh viết: “Gần hết nửa canh năm, hướng đông sao mai đã ló mọc. Bầu trời rực sáng, nên chỗ đen đen, chỗ đỏ đỏ; mặt cỏ gội sương nên khoảnh ướt ướt, khoảnh khô khô. Có một người đàn ông, tuổi trên bốn mươi, ở phía dưới trường đua ngựa cũ Sài Gòn, theo đường quản hạt lầm lũi đi riết lên xóm Chí Hoà, hai tay có ôm một đứa con nít chừng năm, sáu tuổi.(...) Người bồng đứa nhỏ đi đến xóm Chí Hoà rồi quẹo vô một cái bờ nhỏ bên phía tay trái. Bờ quanh co mà lại tối mò, dưới chơn ngọn cỏ đưa ngọn lúp xúp, trên đầu cây giao nhành bít chịt, cảnh coi hiểm lắm, nếu ai không quen thuộc thì trong lúc ban đêm như vầy ắt nhát bước chơn vào. Người nầy tuông ngọn cỏ mà đi xăng xái cũng như ngoài đường trống, chẳng có chút chi bợ ngợ. Đi được chừng vài trăm bước thì tới một cái nhà tranh nhỏ và thấy cửa vách xịch xạc, người ấy giở cửa chun vào kêu rằng: “Mầy a, mầy a, dậy đốt đèn coi nào”. Bước vô nhà rồi, người ấy mò lại bộ ván, để đứa nhỏ ngồi xuống và kêu nữa rằng: “Mầy a , dậy đốt đèn lên”. Ở phía trong có một người đàn bà lục tục mò hộp quẹt đốt đèn rồi bưng ra. Chị ta dòm thấy có một đứa con nít ngồi khóc trên ván thì chưng hửng, nên ngó người đàn ông mà hỏi rằng: - Con của ai ở đâu vậy? - Của họ mới cho tao. - Họ cho mà mình lãnh về làm gì? - Lãnh về nuôi, chớ lãnh làm gì. - Úy! Mẹ ơi, ai mà nuôi con nít cho đặng? (Trích Vì nghiã vì tình, 1929, cảm tác Decourcelle, đoạn mở đầu).

Hai nhân vật trên đây là vợ chồng Tư Cu, Tư Tiền. Tư Cu đi ăn trộm, hắn cạy cửa một nhà giàu, thấy động, không dám vào, trở ra, đợi mấy tiếng sau mọi người ngủ cả, mới vào lại. Vừa vào thì bị thộp cổ. Chủ nhà chịu tha, nếu hắn nhận nuôi một đứa nhỏ, còn cho hắn ba trăm đồng. Hắn mừng húm, ôm đức nhỏ vể, kể chuyện lại cho vợ nghe: “- Chuyện kỳ lắm. Đêm nay tao đi, tao tưởng bị rồi, té ra khỏi hại mà lại may quá. Hồi 12 giờ khuya, tao ghé rình cái nhà lầu ở đường Thuận Kiều. Tao biết nhà ấy là người Việt nên tao không sợ. Tao đứng ngoài cửa sổ mà rình hơn một giờ đồng hồ, trong nhà tối mò mà lại vắng teo. Tao chắc họ ngủ mê tao mới cạy cửa sổ. “Đ.m.”, không dè cửa sổ đó ngay bộ ván, lại có một người nằm đó nữa chớ! Tao nhát nhát, sợ chung vô động ván họ hay. Tao muốn bỏ mà đi làm chỗ khác, ngặt cửa đã phá rồi, bỏ thì uổng lắm, mà trời lại gần sáng, đi làm chỗ nào nữa cho được. Tao đứng rình hoài, đến gần ba giờ tao mới lén chun vô. Tao bò trên ván nhẹ nhẹ, không dè người nằm đó họ hay nên họ cũng rình tao. Tao vừa muốn bước chân xuống đất thì người ấy vùng ngồi dậy, nhảy đạp tao một cái té nằm sấp ngay chừ, rồi nó chận cổ đè trên lưng tao mà bắt tao. - Úy mẹ ôi! sao mình không đánh mà giải vây? - Giải khỉ họ! Tao bị đạp một cái té sấp tức quá, cựa quậy không nổi, còn con dao tao cầm trong tay thì nó văng xa lắc, còn giống gì đâu mà cự. Hồi đó tao tưởng cái mạng tao đã hết rồi, tao chắc phải vô khám, nên tao nằm chịu phép. Thằng bắt tao đó nắm cổ kéo tao dậy rồi dắt tao đi lại chỗ đèn khí mà vặn đèn lên. Tao thấy con dao của tao văng nằm dựa trên ghế, tao muốn nhảy lại giựt chém giải vây, ngặt vì cái ngực tao tức quá, tao liệu thế chống cự không nổi, tao mới ngồi dựa vách tường mà năn nỉ. Thằng thầy bắt tao đó nó còn trai mà nó mạnh thiệt. Nó để tao ngồi đó, nó bước lui, lượm con dao rồi nó cầm trong tay mà hăm tao. Tao cùng thế, tao mới năn nỉ xin nó tha; tao nói mầy đẻ, mà lại đau nặng, không có tiền chạy thuốc, nên tao mới làm bậy, chớ không phải tao quen cái nghề ăn trộm. Thằng thầy đó nó tính giống gì không biết, mà nó nín thinh, một hồi nó biểu tao phải lãnh mà nuôi một đứa con nít thì nó mới chịu thả tao. Tao than nghèo, không có đủ cơm mà ăn, có dư đâu mà dám lãnh nuôi con nuôi. Tao mại hơi với nó vậy mà, biết hôn, miễn nó thả tao rồi thì thôi, thứ con nít mình muốn nuôi thì nuôi, nếu không muốn nuôi thì mình bán cho người khác nuôi chớ có khó gì. Tao mại hơi với nó như vậy mà nó ngu quá, nó lại nói như tao chịu lãnh đứa nhỏ thì nó cho tao tiền bạc mà nuôi. Sướng quá! Tao chịu liền. Nó mới đi bồng thằng nhỏ nó đưa cho tao với mấy trăm đồng bạc. (Trích Vì nghiã vì tình, 1929, cảm tác Decourcelle, đoạn mở đầu).

So sánh đoạn Ba Thời nhặt được đứa nhỏ trong bụi (cảm tác Malot) và đoạn Tư Cu bị buộc nuôi đứa nhỏ (cảm tác Decourcelle), hai khung cảnh hoàn toàn khác nhau, nhưng tính chất “động” trong câu văn và cách tạo “không khí” cho bối cảnh vẫn còn đó: Không khí Ba Thời là không khí nhà quê, Ba Thời đi đêm sợ ma. Không khí Tư Cu là không khí ngoại ô thành thị. Lời kể của Tư Cu rất đặc biệt, không bằng phẳng thẳng tuột như một lời trần thuật, mà gồ ghề, hồi hộp, dật gân. Trong lời kể, hắn chuyển động không ngừng: tao đi, tao tưởng, té ra, tao rình, tao biết, tao đứng, tao chắc, tao nhát nhát, tao muốn bỏ, tao bò, nó chận cổ... Tư Cu không chỉ chuyển động chân tay, mà còn chuyển động trong đầu óc, thay đổi mọi suy tính. Hắn luôn luôn gặp những: té ra, không dè, ngay chừ, như thể hắn bị gài thêm những bất trắc, câu chuyện hắn kể càng tăng sự giật gân, giật cốt. Không khí đạo trích trích không chỉ dùng lại ở cái tên ngoại ô Chí Hoà, dẫn đến khám, đến tù, mà còn nằm trong chữ: lúp xúp, bít chịt, hiểm lắm, ắt nhát, xăng xái, bợ ngợ, xịch xạc... những chữ này đã mang tính “gian”, tính “trộm” trong mình.

Tất cả nằm trong kỳ tình của ngôn ngữ. Chính cái ngôn ngữ ấy đã biến đêm tối thành đạo trích. Biến tĩnh thành động. Ví dụ, Hồ Biểu Chánh tả một bức tranh quê im ắng như sau: “Trong nhà im lìm vắng vẻ, chỉ có mấy con gà giò kiếm ăn chéo chéc dưới sàn, với một con chó vàng ốm, nằm dựa xó cửa lim dim như buồn ngủ. Cách một lát con chó vùng đứng dậy ngoắt đuôi, mấy con gà giựt mình chớp cánh chạy vô buồng, còn ngoài bờ có một đứa trai nhỏ, chừng tám chín tuổi, trần truồng, thủng thẳng lùa một bầy vịt vô sân, sau lưng có một con heo đen ột ệt đi theo lấm lem lấm luốc. Vô tới sân con heo đứng dựa đám rau đắng ngoắt đuôi mà ngó vô nhà, còn đứa nhỏ thì chạy lăng xăng chận bầy vịt mà nhốt. Lúc thằng nhỏ đương đóng cửa chuồng vịt thì con chó thủng thẳng bước ra ngoắt đuôi mừng, rồi liếm cẳng liếm tay, coi như hình tiếp rước. Thằng nhỏ vỗ trên lưng con chó vài cái rồi đi lại chỗ khạp nước để trước cửa đứng mà kêu heo: Quắn, Quắn ột! Quắn ột! ột, ột, ...” (Cay đăng mùi đời, trang 16)

Những hoạt cảnh như thế không có trong tác phẩm của Malot, của Decourcelle nói riêng, và của các nhà văn Pháp nói chung. Dù Malot có muốn, cũng khó có thể mô tả như thế được, bởi vì tiếng Pháp không có dấu. Ngay đến trong tiếng Việt, cũng không tìm thấy nhà văn nào xử dụng ngôn ngữ tài tình như Hồ Biểu Chánh. Nếu trong lời kể của Tư Cu, Hồ Biểu Chánh dùng động từ để đạo diễn hành động của tay ăn trộm bị bắt quả tang, thì trong bức tranh quê, ông dùng toàn vần trắc để đạo diễn các động vật: gà chéo chéc ăn, chó vàng ốm nằm lim dim như buồn ngủ rồi đứng dậy ngoắt đuôi, liếm cẳng, liếm tay, con gà giựt mình chớp cánh chạy, thằng nhỏ trần truồng, thủng thẳng lùa bầy vịt, con heo đen ột ệt lấm lem lấm luốc...

Âm trắc gợi hình và gợi âm nhiều hơn âm bằng. Âm trắc làm cho bức tranh gồ lên trụt xuống. Âm trắc tạo không gian, âm trắc trong văn chương giống như Cézanne trong hội họa dựng những thể khối đề tạo chiều sâu, chiều dầy cho hội họa và mở đường cho hội họa lập thể. Và Hồ Biểu Chánh có hàng trăm cách khác nhau để tạo không khí động như vậy trong một bối cảnh tĩnh.

Nói theo cách phân tích ngôn ngữ học, thì văn phong Hồ Biểu Chánh có hình thức nổi, typographique, khác với văn phong bằng phẳng, linéaire, của Hector Malot. Với cách tạo không khí và quang cảnh bằng chữ nổi, Hồ Biểu Chánh đã xác định một hình thức tả chân sống động, chưa từng có, từ năm 1912 cho đến ngày nay trong văn chương Việt Nam. Trong số những người đi sau, rất lâu sau ông, mới có một Vũ Trọng Phụng, cũng tài tình, bằng một phương pháp khác, đã đạt được tầm cỡ hiện thực tả chân xã hội như Hồ Biểu Chánh.

Trước đây , Gia Đình Duy Duy đã giới thiệu truyện audio "Không Gia Đình" , bây giờ , mời các bạn nghe tác phẩm "Cay Đắng Mùi Đời"

Nghe theo file MP3: "Cay Đắng Mùi Đời (Hồ Biểu Chánh).mp3"



Nghe theo YouTube tại đây



Mời các bạn xem phim "Cay Đắng Mùi Đời" , chi tiết tại đây



Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Chương trình Thánh ca Giáng sinh 2013: Đêm Thánh - Đêm rực sáng yêu thương




00. Lời chào mừng (Lm. Giuse Trần Hoàng Quân)

01. Khai mạc - Maranatha (Sáng tác: Thành Tâm)

02. Phần I: Đêm Thánh - Kinh cầu Giáng sinh (St: Viết Chung - Biểu diễn: Ca đoàn Tổng hợp, Ca trưởng Ngọc Linh)

03. Đêm yêu thương (St: Viết Chung - Bd: Ca đoàn Tổng hợp, Ca trưởng Ngọc Linh)

04. Nơi Bêlem (St: Kim Long - Bd: Bích Hiền, Gia Ân)

05. Silent Night - Dòng Mân Côi Chí Hoà

06. Tiếng muôn Thiên Thần (Nhạc ngoại lời Việt - Bd: Lm. Đăng Linh, Lm. Duy Khánh, Lm. Hoàng Quân, Lm. Hoàng Chương)

07. Đêm hồng phúc (St: Nguyễn Duy - Bd: Duyên Quỳnh, Hoàng Kim, Thuỳ Trâm)

08. Mary's Boy Child (Nhạc ngoại lời Việt), Múa Thiếu nhi Hạnh Thông Tây

09. Mục đồng hành khúc (Nhạc ngoại lời Việt - Bd: Lm. Đăng Linh)

10. Ba Vua lên đường (St: Thông Vi Vu - Bd: Gia Ân, Quang Thái, Minh Khoa)

11. Câu chuyện Giáng sinh (O'Henry)

12. Phần II: Đêm rực sáng yêu thương - Hãy vùng đứng (St: Vinh Hạnh - Bd: Giáo xứ Tân Thái Sơn)

13. Xanh trời Noel (St: Nguyễn Duy - Bd: Ngọc Mai, Khắc Hiếu)

14. Tình yêu Thiên Chúa (St: Đình Diễn, Thế Thông - Bd: Liên Dòng Mến Thánh Giá)

15. Ơn Giáng sinh (St: Nguyễn Duy - Bd: Xuân Trường, Tuyết Mai)

16. Đêm Thánh huy hoàng (St: Nguyễn Văn Đông - Bd: Thanh Sử, Diệu Hiền)

17. Một đêm đông giá

18. Đây con Chúa đã Giáng sinh (Ban hợp xướng Piô X)

19. Hãy yêu nhau đi (St: Trịnh Công Sơn)

20. Ban tổ chức cám ơn (Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền)

21. Đức Hồng y chúc mừng Giáng Sinh và năm mới

22. Hang Bêlem (Hải Linh)

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Một số bài giảng phúc âm năm C từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật 1 Mùa Vọng



Mời nghe một số bài giảng phúc âm năm C từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật 1 Mùa Vọng

Audio: Bài Thương Khó

Audio: Đàng Thánh Giá

Audio: Suy Niệm Về Sự Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ Tiệc Ly

Audio: Giảng Lễ T.6 Tuần Thánh

Audio: Giảng Lễ (1) Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ (2) Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ (3) Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 2 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 3 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 4 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 5 Phục Sinh

Audio: Giảng Lễ CN 6PS (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN 6PS (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN 7PS - Lễ Chúa Thăng Thiên (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN 7PS - Lễ Chúa Thăng Thiên (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN 8PS - Lễ Chúa Thánh Thần (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ Chúa Nhật - Lễ Chúa Ba Ngôi 1992 (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN - Lễ Minh Máu Thánh Chúa (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN - Lễ Minh Máu Thánh Chúa (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XI TN C (Cha Tùng)

Audio: Giảng Lễ SN Thánh Gioan Tẩy Giả (Cha Tuấn)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XIV TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XV TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XVI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XVII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XVIII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XIX TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời 15-08-2004 (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XX TN C (Cha Tùng)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXIII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXIV TN C (Cha Khảm 2004)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXV TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXVI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXVII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXVIII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXIX TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN - Khánh Nhật Truyền Giáo (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXX TN C (Cha Tùng)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXI TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXII TN C (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXIII TN C - Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (Cha Khảm)

Audio: Giảng Lễ CN thứ XXXIV TN C (Cha Khảm)