Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Mẹ Thiên Chúa (ngày 01/01/2012)



Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Mẹ Thiên Chúa :


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng chủ đề :"Lễ Mẹ Thiên Chúa " của Linh Mục Phanxicô Đào Trung Hiệu.



CƯU MANG VÀ SINH HẠ MỘT THẾ GIỚI MỚI
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Các mục đồng vào hang đá và nhận thấy một Hài Nhi sơ sinh nằm trong máng cỏ. Hài Nhi Giêsu chào đời khai sinh một thế giới mới. Đức Mẹ đã sinh ra một con người mới.

Đức Mẹ sinh ra một thế giới mới để sửa chữa thế giới cũ do Evà sinh ra. Thế giới cũ của bà Evà là môt thế giới đổ vỡ. Từ chỗ bất tuân lệnh Thiên Chúa, thế giới đã đi đến chỗ bất hoà với nhau: ông Adong đổ lỗi cho bà Evà, bà Evà đổ lỗi cho con rắn. Không những bất hoà với nhau mà còn bất hoà cả với súc vật, cỏ cây, ruộng đất. Và từ chỗ bất hoà đi đến bất hạnh: Anh em Cain và Aben giết lẫn nhau. Con người phân tán, chia rẽ. Thế giới đổ vỡ này phát sinh từ lòng kiêu ngạo và thói ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới vâng phục Thiên Chúa. Chúa Giêsu hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha nên đã sinh xuống thế làm người và từ bỏ ý riêng, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá. Đức Mẹ vâng phục thánh ý Thiên Chúa khi thưa “Xin vâng” với thiên thần. Thánh Giuse vâng phục Thiên Chúa nên trở về nhận Đức Mẹ làm bạn. Các mục đồng vâng theo lời thiên thần đến hang Bêlem tìm Chúa. Ba Vua vâng phục theo ánh sáng ngôi sao đến thờ lạy Chúa.

Thế giới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới hài hoà. Sự hài hoà không phải chỉ có giữa Chúa Giêsu với Đức Mẹ và Thánh Giuse. Cảnh Chúa Giêsu nằm giữa thiên nhiên, trong hơi ấm của bầy chiên bò, với đoàn mục đồng và Ba Vua quây quần chung quanh nói lên một thế giới chung sống hoà bình. Chúa sống hoà hợp với trời đất, với con người và với thiên nhiên. Con người sống hoà hợp với Chúa và với nhau.

Thế giới mới mà Đức Mẹ sinh ra là một thế giới quên mình. Chúa Giêsu đã quên địa vị mình là Thiên Chúa để xuống ở với nhân loại. Chúa Giêsu đã quên mình là Đấng thánh thiện để đến với người tội lỗi. Chúa đã quên mình là Thầy, là Cha, nên quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, các con cái của mình. Và nhất là Chúa đã quên mình là vô tội đến nỗi sẵn lòng hiến thân chịu chết cho loài người tội lỗi. Thánh Giuse và Đức Mẹ quên mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa. Mục đồng quên mình, giữa đêm khuya lạnh lẽo, bỏ giấc ngủ đến tìm Chúa. Ba Vua quên mình bỏ nhà cửa tiện nghi, lên đường, chịu vất vả khó nhọc đến thờ lạy Chúa. Sự quên mình, quan tâm lo lắng chăm sóc cho người khác đã khai sinh một thế giới mới chan chứa tình yêu thương và ấm áp sự hoà thuận. Đó chính là cảnh thái bình đáng mong ước.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, với mong muốn đặt thế giới vào tay Đức Mẹ để thế giới luôn được sinh lại, được đổi mới. Chỉ khi sinh lại trong Chúa và trong Đức Mẹ, thế giới mới thực sự có hoà bình.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình thế giới, mong ước con người hãy biết sống hài hoà với nhau trong vâng phục Thiên Chúa, trong quên mình vì người khác để có một nền hoà bình thực sự trường cửu. Vì hoà bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh nhưng còn là con người sống hài hoà trong tình tương thân tương ái.

Ngày đầu năm mới, Giáo Hội cũng mời gọi tất cả mọi người chúng ta hãy cùng với Đức Mẹ cưu mang và góp phần sinh hạ một thế giới mới. Cưu mang chắc chắn phải nặng nhọc. Sinh hạ chắc chắn phải đớn đau. Nhưng nếu mỗi người đều noi gương Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Ba Vua, các mục đồng và cả súc vật trong hang đá Bêlem biết vâng phục Thiên Chúa, biết sống hài hoà và quên mình thì mới mong kiến tạo được một nền hoà bình viên mãn.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con trở nên con người mới, góp phần cưu mang và sinh hạ một thế giới mới như lòng Chúa mong ước. Amen.

Thánh Ca : Cung Chúc Trinh Vương


MẸ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Cha Mark Link, S.J.

Chủ đề: Đức Maria không phải chỉ là Mẹ Thiên Chúa mà còn là Mẹ của hết thảy chúng ta".

Cách đây nhiều năm, Fulton Oursler là biên tập viên của một tạp chí nội địa được các độc giả hoan nghênh nhiệt liệt, câu chuyện đàng sau sự thành công của anh rất hấp dẫn. Nhưng câu chuyện anh tìm kiếm Thiên Chúa còn hấp dẫn hơn nữa.

Với tư cách một phóng viên cho tờ báo Baltimore American, đã dự những buổi họp của giáo phái Methodist, các hội nghị của gíao phái Baptist, và những buổi sinh hoạt ngoài trời. Anh cùng dự cả những buổi họp để chờ các vong hồn xuất hiện trong phòng tối. Anh nói: “vào tuổi 30, ngoài những chuyện ấy ra, tôi còn tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri (agnostic). Nhưng thay vì tìm được bình an, sự vô tín ngưỡng khiến anh cảm thấy tâm hồn mình hoàn toàn trống trải và bất hạnh. Sự trống trải bất hạnh ấy về sau lại biến thành một nỗi u uất gặm nhấm tâm hồn anh. Thế rồi một ngày kia, cơn khủng hoảng trầm trọng đó đã làm cho gia đình anh phải lo sợ. Anh cần được cứu giúp. Nhưng sự cứu giúp mà anh cần là một thứ cứu giúp mà bạn bè anh không thể làm được cho anh. Anh không biết cầu cứu ai, kể cả Thượng Đế, vì anh có tin vào Ngài đâu.

Tại New York, vào một ngày lộng gío, anh rảo bước trên đại lộ Thứ Năm. Tới nhà thờ chính toà, anh dừng lại, ngắm nhìn ngôi giáo đường và suy nghĩ. Anh đang tuyệt vọng. Mấy phút sau, anh định thần lại bước lên các bậc thang, vào bên trong nhà thờ và ngồi xuống, sau một vài phút tập trung tư tưởng, anh cúi đầu xuống và xin Thiên Chúa ban đức tin cho anh. Anh ngồi đó một lát rồi đứng dậy. Anh tới gian nhà nguyện của Đức Mẹ ở trong giáo đường. Anh bước vào trong, quì gối xuống, và cầu nguyện như sau:

“Mười phút nữa hay sớm hơn, tôi có thể thay đổi ý định, tôi có thể chế diễu tất cả những việc này và lại trở lại với sự sai lầm của tôi. Vì thế xin đừng chú ý đến tôi nữa. Vì trong giây phút ngắn ngủi này, tôi cảm thấy tâm hồn bình an. Đây là cố gắng lớn nhất của tôi, xin Ngài hãy khấng nhận và quên đi những gì khác. Và nếu Ngài thực sự có mặt tại đây xin hãy cứu giúp tôi”.

Vào giây phút đó, anh nói, bắt đầu có một sự biến đổi kỳ lạ trong cuộc đời anh. Cuối cùng, sự biến đổi đó đã khiến anh trở nên một Kitô hữu có một niềm tin tưởng sâu xa.

***

Việc Fulton Oursler tìm kiếm Thiên Chúa đã kết thúc tại một giáo đường. Đời sống tâm linh và cuộc sống mới của anh bắt đầu tại một nhà nguyện dâng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Thật là một nơi thích hợp cho sự việc đó. Đức Mẹ không phải chỉ là Mẹ Thiên Chúa. Ngài còn là Mẹ của toàn nhân loại về mặt tâm linh. Vì khi Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu, Ngài cũng sinh ra một nhân loại mới. Thánh Phaolô diễn tả mầu nhiệm đó trong bài đọc II như sau:

“Khi thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài xuống, sinh làm con một người nữ, và sống dưới chế độ luật Do Thái để cứu chuộc những người sống dưới chế độ lề luật đó, hầu chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa… và vì bạn là con của Thiên Chúa, nên Ngài sẽ cho bạn tất cả những gì Ngài dành cho con cái Ngài”.

Bàn luận về mầu nhiệm cao cả này, Hiến Chế về Giáo hội trong thế giới ngày nay của công đồng Vatican II nói:

“Qua mầu nhiệm nhập thể, một cách nào đó, Con Thiên Chúa đã tự liên kết mình với mọi người, Ngài làm việc bằng đôi tay, suy nghĩ bằng khối óc, hành động bằng sự chọn lựa, và yêu thương bằng trái tim loài người, sinh từ lòng Đức Maria Ngài thực sự trở thành một người trong chúng ta hoàn toàn giống như chúng ta ngoại trừ tội lỗi”.

Thật vậy, khi Đức Mẹ sinh ra Chúa Giêsu Ngài cũng sinh ra một nhân loại mới, vì thế Đức Mẹ không phải chỉ là Mẹ Thiên Chúa, mà ngài còn là Mẹ tất cả mọi người chúng ta nữa.

Vì Đức Mẹ là Mẹ chúng ta, nên ngài là một trạng sư bào chữa cho chúng ta rất hữu hiệu trên trời. Không biết Đức Maria là mẹ mình, chính là không biết đến món quà mà Thiên Chúa ban tặng chúng ta, tức tình mẫu tử của Đức Maria dành cho chúng ta.

Điều đó khiến chúng ta nghĩ tới năm mới. Năm mới với hy vọng mới. Năm mới với cuộc đời mới. Năm mới là cơ hội để chúng ta bắt đầu lại.

Năm ngoái là quá khứ, đã qua rồi. Năm nay vừa mới sinh ra và ở trước mặt ta. Đó là món quà Thiên Chúa tặng chúng ta. Những gì chúng ta làm được với món quà ấy, chính là món quà mà chúng ta sẽ dâng lên Thiên Chúa. Thật là thích hợp khi Giáo hội chọn ngày đầu năm để mừng kính lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Vì điều đó nhắc nhở chúng ta rằng tình mẫu tử của Đức Maria mà bạn và tôi được Thiên Chúa ban cho một đời sống hoàn toàn mới, một niềm hy vọng mới, thứ hy vọng mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban tặng. Nếu chúng ta đang tìm một quyết định cho năm mới này thì không có một quyết định nào tốt đẹp hơn là tạo cho Đức Maria một vai trò quan trọng hơn trong đời sống chúng ta. Và một trong những cách để thực hiện quyết định đó là thực hiện bằng cầu nguyện.

Chúng ta có thể xin Đức Maria bầu cử cho chúng ta như Ngài đã từng bầu cử cho biết bao những đứa con khác của Ngài trong lịch sử. Một cách đơn giản để thực hiện điều đó là cầu nguyện hằng ngày bằng bài kinh đặc biệt kính Đức Maria, tức kinh Kính Mừng. Một cách khác để làm điều đó là bắt chước cách cầu nguyện của chính Đức Maria. Trước hết, Ngài cầu nguyện bằng cách suy niệm về hoạt động của Thiên Chúa, không phải chỉ ở trong lịch sử loài người, mà ở ngay trong cuộc sống của Ngài nữa. Thánh Luca đã cho chúng ta một cái nhìn về cách cầu nguyện này vào cuối bài tường thuật của Ngài về việc Đức Giêsu sinh ra: “Maria ghi nhớ tất cả những chuyện ấy và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19). Một cách cầu nguyện khác nữa của Đức Maria là nói với Thiên Chúa cách hồn nhiên những gì xuất phát từ trái tim Ngài. Thánh Luca cho chúng ta một cái nhìn về cách cầu nguyện này khi mô tả Đức Maria cầu nguyện trong cuộc viếng thăm bà Isave. Chúng ta hãy dùng lời kinh ấy để kết thúc bài giảng hôm nay. Xin mời anh chị em im lặng cùng cầu nguyện với tôi:

“Linh hồn tôi tán dương Thiên Chúa,
Thần trí tôi hoan hỉ vui mừng
Trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi,
Ngài đã đoái thương đến tôi,
Là tôi tớ thấp hèn của Ngài
“Kể từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc,
vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại.
“Ngài đã giơ cánh tay thần lực
nâng những người hèn mọn lên…
“Ngài đã giữ lời đã phán hứa với các tổ phụ…
“Ngài đã nhớ tỏ lòng từ bi với Abrham và dòng dõi
của ông tới muôn đời”
(Lc 1 : 46-55)

Thánh Ca : Mẹ Ơi! Mẹ Ơi!


MẸ THIÊN CHÚA
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch

Kính chúc tất cả qúi ông bà anh chị em một Năm Mới Hạnh Phúc. Tôi rất vui khi thấy đông đảo anh chị em tới đây hôm nay. Chúng ta cũng có nhiều người tham dự Thánh Lễ tối hôm qua, và nhiều người dự lễ lúc 8:30 sáng nay, và tôi tin là chiều hôm nay cũng sẽ có nhiều người tham dự Thánh Lễ. Điều đó nói lên rằng qúi vị là những người muốn đến nhà thờ. Nó không phải là vì sự bắt buộc, không phải vì các bạn phải đến, vấn đề thực tế là các bạn muốn đến để dâng Lễ tôn kính Đức Mẹ, và khởi đầu Năm Mới đi đúng bước. Do đó tôi chúc mừng qúi vị và xin Chúa ban cho qúi vì tình yêu thương của Ngài trong năm tới. Tôi ước mong nó sẽ là năm tốt đẹp nhất chưa từng có.

Ảo Mộng

Có lẽ hầu hết các bạn đã nghe biết đến Michael Jordan. Michael Jordan là một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng. Ông rất nổi tiếng. Ông quảng cáo nhiều thứ. Ông đã quảng cáo cho hãng giầy Nike, nhờ đó giới trẻ đổ ra mua giầy Nike, nghĩ rằng chúng sẽ nên giống như Michael Jordan. Và dĩ nhiên nó không xẩy ra như vậy.

Trong năm vừa qua, Jack Nicklaus, cầu thủ đánh golf đã được chọn là người đánh golf giỏi nhất của thế kỷ. Ông đã chấm điểm ủng hộ một số cần đánh golf và bóng golf, và tôi đã mua chúng thế mà tôi vẫn không quật đúng trái bóng. Do đó nó không phải là ở dụng cụ. Các bạn có thể xem xét một danh sách các lực sỹ, các tài tử xi-nê, các chính trị gia chấm điểm ủng hộ nhiều sản phẩm, và cái ảo mộng là nếu bạn mua những sản phẩm họ dùng, hoặc làm cái giống như họ làm, hoặc nói giống như họ, thì bạn trở nên nổi tiếng, nhưng điều đó không đúng. Để trở nên một lực sỹ nổi tiếng, bạn phải tập luyện và làm việc và dĩ nhiên là bạn phải có một số khả năng để bắt đầu. Điều đó đúng ở thế giới trần tục, nhưng trong thế giới siêu nhiên, bạn là tất cả cái bạn cần. Quân đội có khẩu hiệu “Hãy là tất cả cái bạn có thể.”

Quyết Tâm Nên Thánh

Hôm nay chúng ta mừng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, người phụ nữ nổi tiếng nhất trong nhân loại. Cùng với con của ngài là Đức Giêsu Kitô, Đức Mẹ kêu mời mỗi người chúng ta nên thánh. Nhưng bạn không cần phải có bất cứ dụng cụ đặc biệt nào cả. Thiên Chúa cho bạn mọi cái cần thiết. Thiên Chúa ban cho bạn ơn thánh là điều cần thiết; Ngài luôn tuôn đổ ơn thánh trên bạn để làm cho bạn có thể trở nên một vị thánh cách đơn giản bằng tiếng thưa “xin vâng” đối với Chúa giống như Đức Maria đã làm.

Nếu bạn nhìn vào danh bộ các thánh, bạn thấy thánh Giêrônimô và thánh Vincente đệ Phao-lô và thánh Elizabeth An Seton, vị thánh đầu tiên của chúng ta sinh quán tại Hoa Kỳ. Các ngài đến từ những qúa trình khác nhau với cuộc sống khác biệt. Một số vị thánh là các vua chúa, một số là nông dân, một số nữa thì giống như bạn và tôi, những người bình thường. Thánh Gioan Vianney chỉ là một linh mục coi xứ bình dân, chẳng có gì đặc biệt, chẳng có biệt tài nào. Nói thật ra thì ngài đã gặp khó khăn để được truyền chức bởi vì ngài là người kém tài. Nhưng mỗi trong các vị thánh đó đã chấp nhận ơn thánh của Chúa. Khi bị cám dỗ, và chúng ta biết là cám dỗ xẩy ra trong đời sống của mọi người không lúc này thì lúc khác. Thiên Chúa ban cho họ đầy đủ ơn thánh để chống trả cám dỗ. Thánh Phao-lô đã xin Chúa cất đi một số khó khăn trăn trở trong đời sống của ngài và Thiên Chúa đã nói với ngài là, “Ơn của ta đủ cho ngươi.”

Xin Vâng

Tất cả cái phải làm là đón nhận ơn thánh. Bởi thế, tôi nghĩ nó là điều rất tốt trong ngày đầu năm để làm một quyết tâm, chỉ một quyết tâm, một quyết tâm quan trọng nhất bạn có thể nghĩ ra, quyết tâm bạn sẽ là một vị thánh. Bạn không cần bất cứ biệt tài nào, bạn không cần một dụng cụ gì. Tất cả cái bạn phải làm là thưa “xin vâng” đối với ơn thánh của Chúa. “Xin vâng” khi Chúa Kitô bảo bạn chống lại cám dỗ; “xin vâng” khi có cơ hội thi hành ý của Thiên Chúa; “xin vâng” bất cứ khi nào có cơ hội lãnh nhận các bí tích; “xin vâng” bất cứ khi nào có cơ hội đi tham dự Thánh Lễ. Đó là tất cả cái bạn phải làm, thưa “xin vâng” đối với Thiên Chúa.

Khi Thiên Thần hiện đến với Đức Mẹ Maria, đức mẹ đã không hiểu điều gì sẽ xẩy ra, nhưng đức mẹ đã thưa “xin vâng”. Bởi vì tiếng xin vâng của Đức Mẹ, chúng ta được ơn cứu rỗi. Bởi ơn thánh Đức Mẹ được sinh ra và đã đón nhận từ Thiên Chúa, và Đức Mẹ đã thực hành ra trong đời sống mà chúng ta bây giờ có thể được cứu rỗi với ơn thánh của Đức Giêsu Kitô. Chúa hứa ban cho chúng ta ơn thánh đó cho đến ngày tận thế, bởi vậy tất cả cái chúng ta phải làm để nên cái chúng ta có thể, đó là đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa. Một quyết tâm tôi muốn bạn làm là hãy nên một vị thánh. Thiên Chúa ban cho bạn dụng cụ; Thiên Chúa ban cho bạn ơn thánh; Thiên Chúa ban cho bạn khả năng. Tất cả cái bạn phải làm là đón nhận lấy.

Tôi nguyện xin phúc lành của Chúa sẽ tuôn đổ trên các bạn suốt năm này và bằng giờ năm sau chúng ta có thể nhìn vào nhau và nói là chúng ta sẽ phong thánh cho nhiều người trong các bạn. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

Thánh Ca : Lòng Mẹ

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Nghe đọc audio book : Bí quyết thành công dành cho bạn trẻ



Tác phẩm : Bí quyết thành công dành cho Bạn trẻ
Tác giả : Jack Canfield - Kent Healy
Người đọc : Ái Hòa - Minh Trung
Nhà xuất bản : NXB Trẻ

Bí quyết thành công dành cho Bạn trẻ chính là kim chỉ nam cho bất cứ bạn trẻ nào muốn thành công trong cuộc sống, bất kể mục tiêu của bạn là trở thành một học sinh xuất sắc hay một vận động viên vượt trội, khởi nghiệp kinh doanh với những ý tưởng đột phá có thể kiếm được hàng chục triệu đô-la hay đơn giản hơn chỉ là tìm định hướng và hướng dẫn để bạn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Đây không chỉ là một bộ sưu tập những “ý tưởng hay” – cuốn sách bao gồm 20 chiến lược và bí quyết thành công quan trọng nhất đã được hàng triệu bạn trẻ trên thế giới áp dụng thành công. Cuốn sách này sẽ cho bạn lòng can đảm và nhiệt huyết để tiến về phía trước!

Nội dung cuốn sách:

Lời giới thiệu
Yếu tố "bạn"
Kent Healy là ai?
Jack Canfield là ai?
Nguyên tắc 1: Chịu 100% trách nhiệm về cuộc đời mình
Toàn diện
Trò đổ lỗi và than vãn
Phản ứng bằng hành động
Đơn giản chưa chắc là dễ dàng
Nguyên tắc 2: Tin rằng mọi điều đều có thể
Tìm đội ngũ ủng hộ
Những người khác
Nguyên tắc 3: Xác định điều mình muốn
Đừng sống bằng giấc mơ của người khác
Đừng có thái độ "Sao cũng được!"
Thu hút những gì bạn muốn
Đừng chỉ nghĩ về nó, hãy viết nó ra!
Nguyên tắc 4: Hiểu rõ lý do mình tồn tại trên đời
Để cuộc đời chúng ta diễn ra tốt hơn
Mục đích của bạn là gì?
Nguyên tắc 5: Hướng đến điều tốt nhất
Dù có thể đang lẩn trốn đâu đó, điều tốt nhất vẫn luôn tồn tại.
Nguyên tắc 6: Sức mạnh của mục tiêu
Ba mối đe dọa
Ý nghĩa đằng sau mục tiêu
Nguyên tắc 7: Thả phanh
Vòng tròn lẩn quẩn
Nguyên tắc 8: Hãy tưởng tượng
Hình dung ra sự hoàn hảo
Thực tập việc hình dung
Nguyên tắc 9: Hãy “làm như thể” bạn đã thành công
"Hãy trở thành người mà bạn muốn trong tương lai"
Nguyên tắc 10: Đừng ngại dấn thân
Cứ thử đi!
Nguyên tắc 11: Ngẩng cao đầu đối mặt với sợ hãi!
Nhận diện nỗi sợ hãi
Giảm thiểu rủi ro.
Nguyên tắc 12: Sẵn sàng trả giá
Một yêu cầu cơ bản
Biến cảm hứng thành hành động
Nguyên tắc 13: Hỏi! Hỏi! Hỏi!
Nghệ thuật hỏi
Một vài con số bất ngờ
Nguyên tắc 14: Không chấp nhận sự từ chối
SW – SW – SW – SW
Không ngừng cố gắng
Nguyên tắc 15: Sử dụng ý kiến phản hồi để tiến nhanh về phía trước
Phản ứng sai
Câu hỏi gía trị nhất mà bạn có thể học được
Hãy lắng nghe!
Nguyên tắc 16: Ngừng đi với gà tây để bay cùng đại bàng
Rời khỏi "nhóm đáng thương"
Hãy tránh xa lũ ma cà rồng
Nguyên tắc 17: Ghi nhận thành công làm nền tảng xây dựng
Hãy trưng nó ra
Nguyên tắc 18: Kiên trì theo đuổi mục tiêu
Đừng vội ăn kẹo ngọt!
Nguyên tắc 90/10
Nguyên tắc 19: Công hiền hết mình để trở thành người giỏi nhất
Đi xa thêm một chút
Câu chuyện của Johny
"Quy tắc không ngoại lệ"
Nguyên tắc 20: Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ!
Phần thưởng chỉ được trao cho người biết hành động
Phần kết luận: Thử thách chúng tôi dành cho bạn

Mời bạn nghe audio book theo YouTube tại đây


Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Nghe audio truyện và xem phim: "Tây Thi - Nữ Hoàng Ngô Quốc" - Nam Cung Bắc



Tác phẩm : Tây Thi - Nữ Hoàng Ngô Quốc
Sáng tác: Nam Cung Bắc
Dịch giả: Vương Quỳnh Ngân
Người đọc: Yên Như


Tây Thi là một người con gái rất đẹp thời Xuân Thu và cũng là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi đã có công lớn trong việc giúp Phạm Lãi, Văn Chủng và Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.

Tây Thi, tên là Thi Di Quang là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kị), thuộc nước Việt cổ. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi.

Ngô Vương Phù Sai là một vị vua anh hùng, đánh bại và bắt được Vua nước Việt là Câu Tiễn về nước Ngô giam cầm ... Nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện , Ngô Vương lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự.

Tây Thi theo kế của Văn Chủng ra sức mê hoặc khiến vua Ngô ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần dần mất hết ý chí. Bởi chỉ khi nước Ngô suy yếu thì Việt mới có cơ hội phục thù.

Việc Phù Sai cho Câu Tiễn về nước phần lớn đều do Tây Thi tác động .Vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt.

Sau khi sống với Phù Sai lâu năm, từ từ Tây Thi cũng đã dần dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi đã cùng Ngũ Từ Tư, người chống đối Tây Thi khi Tây Thi mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uy bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề.

Nhưng lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với lòng mơ tưởng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, người người chết ... Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được nước Ngô khiến Phù Sai phải tự tử .

Mời các bạn xem truyện "Tây Thi - Nữ Hoàng Ngô Quốc"  tại đây .

Mời các bạn nghe audio truyện "Tây Thi - Nữ Hoàng Ngô Quốc" theo Google Photo và Google Drive tại đây



Mời các bạn nghe audio truyện "Tây Thi - Nữ Hoàng Ngô Quốc" theo RadioToday tại đây, hoặc theo YouTube tại đây:



Mời các bạn xem bộ phim này , xem theo Playlist YouTube tại đây



Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 28/12/2011



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 28/12/2011.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 25/12/2011



Mời các bạn theo dõi Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 25/12/2011



Bạn có thể xem lại các Chương trình Ti vi Ánh Sáng Tin Mừng của các tuần trước tại đây

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Điểm tin tuần ( 18/12/2011 - 25/12/2011 )



Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 25/12/2011



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 23/12/2011.


Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Phúc Âm Lễ Chúa Nhật Giáng Sinh (ngày 25/12/2011)



Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Giáng Sinh :


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng chủ đề :"Lễ Giáng Sinh " của Linh Mục Phanxicô Đào Trung Hiệu.



HÔM NAY ÐẤNG CỨU THẾ ÐÃ GIÁNG SINH CHO CHÚNG TA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái

1. Ánh sáng bừng lên trong đêm tối

Tại sao Thánh Lễ chính của Lễ Giáng sinh được cử hành ban đêm? Phải chăng vì đó là thời gian thuận tiện cho giáo dân dự lễ? Phải chăng vì bầu khí ban đêm làm cho cuộc lễ thêm phần huyền diệu và thánh thiện (như lời ca "đêm thánh vô cùng")? Phải chăng để cho đúng với sự kiện lịch sử ngày xưa Chúa Giêsu sinh ra ban đêm?

Các lý do trên đều có phần đúng. Nhưng lý do căn bản nhất là: Chúa Giêsu là ánh sáng, Ngài sinh xuống trần gian như Ánh sáng bừng lên trong đêm tối.

Ðêm tối tượng trưng cho tội lỗi, bất hạnh, buồn sầu; Ánh sáng tượng trưng cho ân sủng, hạnh phúc, mừng vui.

Khi sinh xuống trần gian, Chúa Giêsu mang lấy trên mình tất cả tăm tối của loài người với bao tội lỗi, bất hạnh và buồn sầu, nhưng để ban lại cho loài người ánh sáng của Thiên Chúa bao gồm mọi ân sủng, hạnh phúc và mừng vui.

Thực ra, những sử gia còn chưa xác định được Chúa Giêsu sinh ra vào ngày nào tháng nào. Nhưng Giáo Hội đã chọn ngày 25 tháng 12 để cử hành Lễ sinh nhật của Ngài vì hai lý do: a/ Ðây là ngày mà mặt trời chiếu sáng nhất và là ngày dài nhất trong năm; b/ xưa kia ngày này là lễ mừng Thần Mặt trời của người rôma ngoại giáo. Giáo Hội muốn chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu chính là Mặt Trời đích thực đánh tan tối tăm của tội lỗi và sự gian tà.

2. Lễ của người giàu hay của người nghèo?

Trong dịp Lễ Giáng Sinh, người ta chi tiêu rất nhiều: trang hoàng, tiệc mừng, thiệp chúc, quà tặng... Xem ra đây là lễ của người giàu.

Nhưng Ðấng mà người ta mừng sinh nhật thì rất nghèo: cỏ rơm, hang súc vật, tả lót sơ sài... Những khách mời ưu tiên cũng là những người chăn chiên nghèo... Dấu chỉ mà thiên thần cho những người chăn chiên ấy dựa vào để nhận ra Chúa cũng là dấu hiệu nghèo: "Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Ngài: các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ". Vậy đây phải là lễ của người nghèo mới đúng.

Ðể cho Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa nghèo, người ta tổ chức thăm viếng, tặng quà, khám bệnh, phát thuốc cho người nghèo...

Thực ra tất cả những việc ấy chỉ mặc cho lễ Giáng Sinh một chút dáng vẻ nghèo mà thôi. Tinh thần nghèo của Lễ Giáng Sinh và của Ðấng giáng sinh phải thấm sâu vào và thể hiện ra:

bằng một lập trường sống không thượng tôn tiền bạc như chúa tể.
bằng một thái độ đối xử tôn trọng và yêu thương người nghèo.
bằng một cách nhìn mới hẳn, thấy chính Chúa trong người nghèo:
"Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Ngài: các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".

3. Khởi đầu của một cuộc cách mạng

Những cuộc cách mạng thường khởi đầu một cách rất rầm rộ.

Biến cố Chúa Giêsu giáng sinh khởi đầu cho một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong tất cả các cuộc cách mạng. Tuy nhiên sự khởi đầu này rất im lìm, nhỏ bé, bình thường: một đứa trẻ con nhà nghèo, sinh ra trong thiếu thốn, vào thời điểm âm thầm giữa đêm khuya, tại một nơi hẻo lánh hiu quạnh.

Nhưng suy cho kỹ thì sẽ thấy khởi đầu như vậy mới đúng hướng và vững chắc, vì điều mà Thiên Chúa muốn làm cách mạng thay đổi chính là cách sống ồn ào, vật chất, cao ngạo, tham lam.

Rồi đây, nhà cách mạng Giêsu sẽ tiếp tục lớn lên trong khiêm hạ, sẽ chiêu mộ những đệ tử khiêm hạ, rao giảng một Tin Mừng khiêm hạ... Cuộc cách mạng của Ngài sẽ biến đổi cả thế giới.

Cuộc cách mạng của mỗi người chúng ta cũng phải bắt đầu như thế.

4. Vài mẫu chuyện Giáng sinh

a/ Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta

Một người kia không thể nào tin được việc Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang mà xuống thế mang lấy thân phận con người hèn hạ. Vì thế, đêm lễ Giáng sinh ông không cùng vợ con đi nhà thờ dự lễ, mà ở lại nhà.

Sau khi vợ con đã ra đi được một lúc thì trời bắt đầu đổ tuyết. Ông thầm nghĩ: đêm nay lễ Giáng sinh, ước gì tuyết rơi trắng hết mọi nơi. Một lúc sau, ông nghe một tiếng sột soạt, rồi tiếp theo là một tiếng nữa, và nhiều tiếng nữa, giống như có ai đó ném tuyết vào cửa sổ. Ông mở cửa nhà bước ra xem. Thì ra là một đàn chim đang lao đao trong mưa tuyết muốn bay vào cửa sổ nhà ông để tìm chỗ trú.

- "Tội nghiệp những chú chim nhỏ bé. Mình phải tìm cách giúp chúng mới được". Ông chợt nghĩ đến nhà kho của mình. Ông mặc áo ấm vào, đi ra cái kho sau nhà, mở cửa và gọi chúng vào. Nhưng bầy chim vẫn đứng im.

- "Hay là chúng không thấy lối". Ông bật đèn nhà kho lên. Rồi trở ra gọi chúng. Chúng vẫn đứng im.

- "Lạ thế! Hay mình đi lùa chúng vào". Thế là ông đi đến chỗ cửa sổ, đưa tay lùa. Lũ chim chẳng những không bay theo hướng ông lùa, mà còn bay trốn tán loạn.

Cuối cùng ông mới hiểu ra: "Chúng sợ mình, vì chúng lạ với mình. Phải chi mình giống như chúng thì khi mình đến gần chúng sẽ không sợ nữa."

Ðúng lúc đó, một lời Tin Mừng từ nhà thờ vọng đến tai ông: "Ngôi Lời đã trở thành xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta". Ông quỳ gối xuống và thưa: "Lạy Chúa, bây giờ con đã hiểu tại sao Chúa giáng sinh làm người như chúng con".

b/ Món quà giáng sinh

Một đôi vợ chồng trẻ, Gim và Ðêla, tuy nghèo tiền của nhưng rất giàu tình thương đối với nhau. Giáng sinh sắp tới, Ðêla tự hỏi phải tặng Gim món quà gì đây. Nàng muốn tặng chàng sợi dây cho chiếc đồng hồ của chàng. Nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến: Nàng có bộ tóc dài rất đẹp, nàng rất quý nó và rất hãnh diện vì nó. Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc và đem bán để mua cho Gim sợi dây đồng hồ.

Hôm áp lễ giáng sinh, từ phố về, nàng cầm trong tay một chiếc hộp rất đẹp đựng sợi dây đồng hồ mạ vàng mà nàng vừa sắm được bằng mái tóc của mình. Bỗng nhiên Ðêla cảm thấy lo lắng. Nàng biết Gim rất quý mái tóc dài của nàng. Nàng tự hỏi không biết Gim có buồn vì nàng cắt và bán nó đi hay không. Về tới nhà, Ðêla mở cửa và thấy Gim đang đợi nàng. Tay chàng cầm một cái hộp thật đẹp đựng món quà chàng mới mua cho nàng. Khi nhìn thấy mái tóc ngắn của vợ, Gim như muốn khóc, nhưng chàng không nói gì cả. Cố trấn tỉnh, chàng trao cho nàng chiếc hộp xinh xắn. Mở hộp ra, Ðêla rất đỗi bàng hoàng. Trong hộp là một bộ lược chải tóc bằng xà cừ rất đẹp. Còn chàng, khi mở món quà vừa nhận được từ tay vợ, Gim cũng ngỡ ngàng không kém. Chính lúc đó Ðêla mới nhận ra rằng Gim đã bán chiếc đồng hồ vàng, món đồ quý nhất của anh, để mua lược chải tóc tặng nàng. Phút chốc cả hai đều hiểu rằng họ đã tặng nhau những gì quý giá nhất. Họ đã hy sinh tất cả cho nhau. (Trích "Món quà Giáng sinh" )

Thánh Ca : Cao Cung Lên


KHÁM PHÁ CỦA EMMANUEL
Cha Mark Link, S.J.

Chủ đề: Giáng sinh chính là việc Thiên Chúa ngỏ lời với con người: "Ta yêu các con tới độ đã ban cho các con chính Con độc nhất của Ta. Các con cũng hãy yêu thương nhau như chính Ta đã yêu thương các con".

Ngày xưa, có một chú bé Phi Châu tên là Emmanuel. Chú ta luôn luôn tò mò thắc mắc. Ngày nọ chú hỏi thầy giáo: "Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào?" Thầy giáo chỉ biết gãi đầu và nói: "Thú thực là thầy không biết". Sau đó Emmanuel đi hỏi các nhà trí thức trong làng nhưng họ cũng chẳng biết. Thế là chú ta càng lúc càng tò mò thắc mắc hơn, chú dạo quanh khắp vùng dọ hỏi các bậc thức giả ở những làng khác: "Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào?". Nhưng họ cũng chỉ biết lắc đầu mà thôi. Tuy nhiên, Emmanuel vẫn tin chắc có người biết điều ấy. Vì thế chú lên đường đến những quốc gia và cả những đại lục khác để tìm hỏi, nhưng ở đâu chú cũng chẳng nhận được câu trả lời.

Một đêm nọ sau khi bị kiệt sức vì đi quá nhiều nơi, Emmanuel đến được một ngôi làng nọ, tên là Belem. Chú cố tìm chỗ nghỉ đêm trong các quán trọ, nhưng tất cả các quán đều đã đầy người. Vì thế chú quyết định tìm một cái hang ngoài thành để trú đêm. Cuối cùng quá nửa đêm chú mới tìm được một cái hang. Nhưng khi bước vào hang, chú nhận ra chiếc hang đá có một đôi vợ chồng và một hài nhi đang trú ngụ. Nhìn thấy chú, bà mẹ trẻ liền nói: "Hân hạnh đón chào Emmanuel, chúng ta đang mong chờ con". Chú bé quá sửng sốt làm sao bà này biết tên chú? Và chú càng ngạc nhiên hơn khi nghe bà ấy nói: "Đã từ lâu, con đã tìm kiếm khắp thế giới để hỏi xem Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Giờ đây hành trình của con kể như đã đến đích, đêm nay chính mắt con sẽ thấy được Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng nào. Ngài nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi ban cho thế gian Con Một của Ngài" (Ga 3: 16).

Trái tim Emmanuel trào dâng niềm xúc động, chú vội quì gối xuống trước hài nhi và mừng rỡ bật khóc. Giờ đây chú đã biết rằng Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của tình yêu, thứ tiếng mà mọi người thuộc bất kỳ dân tộc hay thời đại nào cũng đều có thể hiểu được.

Và thế là Emmanuel ở đó vài ngày để giúp đỡ Đức Maria và thánh Giuse. Sau đó đến lúc chú phải chia tay để đi loan báo cho mọi người "Tin Mừng" về thứ ngôn ngữ Chúa dùng, Thiên Chúa nói bằng thứ tiếng của tình yêu. Lủi thủi một mình, Emmanuel vừa rảo bước vừa suy nghĩ: "Nếu tôi muốn kể cho mọi người biết Chúa dùng thứ tiếng nào để nói, thì chính tôi cũng phải nói bằng thứ tiếng Chúa nói, tức ngôn ngữ của tình yêu. Bởi vì đó chính là thứ tiếng duy nhất mà mọi người trên thế gian đều hiểu được" và kể từ ngày đó trở đi, Emmanuel bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của Thiên Chúa tức là ngôn ngữ của tình yêu.

Điều Emmanuel khám phá ra quả thật thú vị khi anh chị em nói với mọi người bằng thứ tiếng của tình yêu, thì họ cũng sẽ nói lại với anh chị em bằng thứ tiếng của tình yêu. Thế rồi, họ bỗng nhiên khám phá ra rằng nói bằng thứ tiếng ấy hơn biết bao nhiêu: và một khi họ đã khám phá ra điều ấy, họ sẽ không bao giờ trở lại nói thứ tiếng xưa kia của họ nữa.

Vậy thì khi Emmanuel lên đường trở về nhà, chúng ta có thể noi theo bước chú, bởi vì chú đã để lại đàng sau chú một chuỗi phố phường làng mạc, nơi đó người ta bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của tình yêu. Về sau, khi có người kể lại cho Emmanuel những điều đã xảy đến trong các phố xá làng mạc nơi chú đã đi qua, thì chú lại khám phá ra một điều kỳ diệu thứ hai đó là khi trao ban cho thế gian Con Một của Ngài, Thiên Chúa đã muốn dạy cho mọi người nói chung một thứ ngôn ngữ tức là ngôn ngữ của tình yêu. Ngài biết rằng một khi người ta bắt đầu nói ngôn ngữ ấy, họ sẽ không còn trở lại nói thứ ngôn ngữ xưa kia của họ nữa. Ngài còn biết rằng một khi người ta bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của Tình yêu thì những điều kỳ diệu sẽ lập tức xuất hiện khắp nơi. Mọi quốc gia sẽ chia sẻ mọi nguồn lợi, và tài năng cho nhau, mọi chủng tộc sẽ đối xử với nhau bằng lòng tôn kính, mọi gia đình sẽ hoà thuận thương yêu nhau, khắp nơi mọi người sẽ bắt chặt tay nhau trong tình thân hữu.

Lúc đó, lời hứa của Ngài qua miệng ngôn sứ Isaia sẽ thực sự được thể hiện: "Gốc Jesse nẩy sinh một chồi và từ rễ ấy một nụ bông hé nở. Thần Trí Chúa sẽ ngự xuống trên Ngài: Thần Trí khôn ngoan và thông hiểu. Bấy giờ sói sẽ là khách của chiên, báo sẽ nằm chung với trẻ nít, bò cái và gấu sẽ là láng giềng với nhau, lũ con của chúng sẽ nghỉ ngơi bên nhau; sư tử sẽ ăn cỏ giống như bò đực và trẻ nít sẽ vui đùa bên hang rắn độc…. sẽ không còn tai hoạ hay hoang tàn trên núi thánh của Ta, bởi vì mặt đất sẽ ngập tràn sự hiểu biết về Chúa khác nào nước phủ khắp đại dương" (Is 11: 1-2, 6-9)

Lạy Chúa, xin giúp tất cả chúng con đang hiện diện nơi đây khám phá ra điều mà chú bé Emmanuel đã tìm thấy. Xin giúp chúng con khám phá ra ngôn ngữ của tình yêu và biết dạy cho tha nhân thứ ngôn ngữ này. Xin cho chúng con góp phần hối thúc cho ngày ấy chóng đến, cái ngày mà mọi dân tộc đều biết chia xẻ cho nhau, mọi chủng tộc đều biết tương trợ lẫn nhau, mọi gia đình biết yêu mến nhau và mọi người đều biết thắt chặt tay nhau trong tình thân hữu.

Xin giúp chúng con góp phần hối thúc cho ngày ấy chóng đến, cái ngày mà "hoà bình thực sự ngự trị trên trái đất" và "thiện chí" toả lần đến mọi người.

Thánh Ca : Đêm Thánh Vô Cùng


CHÚA GIÊSU KITÔ ĐẾN CHO BẠN
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch

Trước hết, tôi muốn bày tỏ những nguyện ước của tôi đến với tất cả qúi anh chị em lời chúc mừng Lễ Giáng Sinh, không phải chỉ trong mùa Giáng Sinh này, nhưng tất cả mọi ngày trong đời sống. Và tôi chúc cho tất cả các em nhỏ đều được đồ chơi “Tickle Me Elmo.” Không chắc chắn, nhưng biết đâu được.

Có một số sự thật căn bản chúng ta biết chắc chắn. Chúng ta biết là Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ. Nếu tối nay trời không mưa, thì sẽ có vầng trăng tròn và qúi vị sẽ có thể nhìn thấy trăng khi đi vào nhà thờ. Quí vị sẽ có thể nhìn thấy các vì sao, các giải ngân hà của vũ trụ. Tất cả chúng ta biết là Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn vàn tinh tú này. Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ. Chúng ta cũng biết là Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta. Thiên Chúa tạo dựng nên A-dong và E-và. Ngài đã đặt họ trong vườn địa đàng, và họ đã tự ý chọn chối bỏ Thiên Chúa. Họ đã bị ma qủi lừa gạt nhưng sự thật là họ đã chọn chối bỏ Thiên Chúa.

Khát Vọng Siêu Nhiên

Nếu các nhà khoa học đúng, con người đã hiện diện trên trái đất hàng bao nhiêu trăm ngàn năm, con cháu của A-dong và E-và, và trong tất cả những thời gian đó, họ đã sống trong tối tăm, họ không biết gì về Thiên Chúa, họ đã chối bỏ Thiên Chúa. Người ta nhìn lên bầu trời và thấy các vì sao và mặt trăng cùng tất cả những những cái vinh quang khác của tạo vật và họ đã muốn chúng đến gần với họ, họ đã muốn Thiên Chúa đến gần với họ để họ có thể biết Ngài, hiểu Ngài. Nhưng Thiên Chúa vẫn xa vời đối với họ. Bởi thế họ bắt đầu tôn thờ mặt trời, mặt trăng, các vì sao, các thần tượng và quái vật hoặc bất cứ cái gì khác, bởi vì họ muốn một cái gì thực tế ngay ở đây lúc này, một cái gì mà họ có thể trông thấy, cái gì để họ có thể bày tỏ phong cách của họ ra. Họ bắt đầu suy nghĩ theo những cái đó như sự bày tỏ lòng khát khao của họ, cái họ muốn từ nơi thẩm sâu bên trong, lòng khát vọng sự sống viên mãn.

Nó là một sự thật đối với mọi người, ai trong chúng ta cũng biết. Chúng ta không cần phải được dạy, chúng ta không phải đi qua các chương trình giáo dục, chúng ta biết có cái gì đó vượt xa hơn là cái ở bên trong chúng ta; có cái gì đó lớn lao hơn những thứ ở trần gian này; có cái gì đó cao xa hơn là những vì sao và mặt trăng và mọi thứ khác chúng ta nhìn thấy. Chúng ta muốn đưa nó xuống đồng hàng với mình, chúng ta cố gắng đem cái thực tại của mầu nhiệm về Thiên Chúa xuống đồng hàng với sự hiểu biết của chúng ta. Lý do tại sao người ta tôn thờ mặt trời và mặt trăng cùng những vì sao tinh tú trên trời bởi vì những cái đó là những cái họ nhìn thấy.

Giải Đáp Khát Vọng

Từ khoảng hai ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, Thiên Chúa đã quyết định rằng ngài sẽ cho nhân loại biết về ngài. Ngài sẽ đến với trần gian. Nhưng ngài phải chuẩn bị trước cho một dân tộc. Do đó ngài đã kêu gọi A-bra-ham, gần hai ngàn năm trước Chúa Kitô, và ngài đã nói, “Ta sẽ ban cho ngươi và con cháu ngươi Đấng Cứu Thế, người sẽ đến trần gian để nhờ đó các ngươi có thể nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của các ngươi.” Ngài đã chuẩn bị một dân tộc trong thời gian gần hai ngàn năm để Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế đến.

Hôm nay chúng ta mừng sự thật về ngày sinh nhật của Chúa Giêsu Kitô. Đó là một việc hoàn tất lớn lao cho chúng ta bởi vì Thiên Chúa đã xuống trần. Ngài đã mặc lấy bản tính nhân loại để chúng ta có thể trông thấy ngài, chúng ta có thể cảm nhận ngài, chúng ta có thể động chạm đến ngài, chúng ta có thể tham dự vào đời sống của ngài, nhờ đó ngài biết chúng ta và chúng ta biết ngài, để chúng ta có thể tiến đến việc hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô và được cứu rỗi. Đây chính là lý do chúng ta được tạo dựng. Chúng ta được tạo dựng là để sống với Thiên Chúa mãi mãi. Chúa Giêsu Kitô đến trần gian và làm cho chúng ta nhận biết ơn cứu độ của chúng ta sắp đến.

Chúng ta mừng lễ Giáng Sinh với nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô đã giáng trần. Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại của chúng ta. Chúa Giêsu Kitô trở nên một người phàm cho dù ngài là Thiên Chúa. Ngài muôn đời là Thiên Chúa. Ngài là đấng đã dựng nên thế giới. Ngài là đấng đã dựng nên A-dong và E-và. Ngài là đấng đã làm tất cả những việc vĩ đại này mà chúng ta không thể hiểu được, và bây giờ ngài xuống thế để tỏ mình ra cho chúng ta để chúng ta có thể biết ngài, có sự hiểu biết về ngài và được cứu rỗi.

Thật đáng buồn, nhiều người lại nghĩ, “Ô! Điều đó nghe qúa đơn giản. Không phải như vậy, nó không thể đơn giản như thế.” Do đó, lại một lần nữa, giống như A-dong và E-và, họ chối bỏ Thiên Chúa. Họ đi tìm những thứ ở trần gian này, họ sáng lập một cộng đoàn mới, một thế hệ mới, một luân lý mới, bởi vì họ không thể hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa giáng trần. Họ không tìm kiếm viễn cảnh của Thiên Đàng.

Tìm Nhận Ra Đấng Cứu Thế

Nhưng chúng ta những người Công Giáo mừng sự thật là Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa. Chúa Giêsu Kitô đã đến để cứu chuộc chúng ta, các bạn và tôi và mọi người khác trong thế gian này. Ngài không đến để thiết lập một triều đại mới, một vương quốc mới. Ngài đã đến trần gian cho bạn và cho bạn, cho bạn và cho tôi, cho riêng mỗi người chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể có sự hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô. Và khi chúng ta uốn mình đi theo ngài, mỗi người chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chu toàn ý của Thiên Chúa và biết được thực tại của Thiên Chúa nhiệm mầu.
Hôm nay là cơ hội để chúng ta nhìn nhận rằng Chúa Giêsu Kitô ở với chúng ta, và cái chúng ta phải làm là tìm nhận ra ngài. Nếu chúng ta đến với ngài, ngài sẽ ban cho chúng ta đầy tràn niềm hy vọng, đầy tràn đức tin, đầy tràn tình yêu, đầy tràn sức sống, do đó khi chúng ta uốn mình đi theo ngài chúng ta sẽ trở nên giống như tính của ngài.

Trong ngày lễ Giáng Sinh hãy nhớ là Chúa Giêsu Kitô ở đây với bạn. Không phải là cho thế gian, không phải là cho quốc gia, không phải là cho một vương quốc, nhưng cho bạn và cho tôi. Nếu chúng ta muốn chia sẻ đầy đủ đời sống của Thiên Chúa, hãy đến nhận biết Chúa Kitô và được cứu rỗi; chúng ta phải uốn mình đi theo ngài. Chúng ta phải biết ngài, chu toàn ý muốn của ngài, thay đổi đời sống, gạt bỏ bóng tối của trần gian để chúng ta có thể tiếp cận với niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh cửu. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

Thánh Ca : Người Đã Đến

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Lễ Giáng Sinh



Lễ Giáng-Sinh là lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa Jesus. Tuy lễ Giáng-Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên-Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này thì mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự-nhiên do không khí Giáng-Sinh mang lại.

Không phải chỉ những người tin theo đạo Thiên-Chúa mới đi lễ nhà thờ, chăng đèn kết hoa trước nhà, và trưng-bầy cây Nô-En (Noel) trong phòng khách mà mọi người dù theo bất-cứ đạo nào cũng tổ-chức ăn-mừng lễ Giáng-Sinh. Người người đều vui, cảm-thông, và hưởng trọn niềm ấm-cúng thanh-bình cùng yêu thương trong mùa Giáng-Sinh đầy hy-vọng vì Mùa Giáng-Sinh đã tạo cơ-hội giúp mọi người bỏ hết những hận-thù và ích-kỷ nhỏ-nhen nếu có mà họ không thể thực-hiện trước đó được.

Có rất nhiều người cảm-thông ý-nghĩa của mùa Giáng-Sinh một cách tự-nhiên mà không thắc-mắc hay băn-khoăn gì. Nhưng nếu tìm-hiểu thêm ý-nghĩa của Lễ Giáng-Sinh, Cây Nô-En, và Ông Già Nô-En, chúng ta sẽ thấy thú-vị vô cùng.

I. Lễ Giáng-Sinh

Tiếng Anh gọi Lễ Giáng-Sinh là Christmas, tiếng Anh cổ thời xưa gọi Lễ Giáng-Sinh là Cristes Maesse. Từ Cristes Maesse có nghĩa ngày lễ của Chúa (Christ's Mass). Ngày Lễ Giáng-Sinh được tổ-chức vào 25 Tháng 12 dương-lịch để kỷ-niệm ngày sinh của Chúa Jesus Christ và được coi là ngày nghỉ lễ chính-thức của các nước có người theo đạo Thiên-Chúa.



Câu truyện về ngày sinh của Chúa Jesus có tên bằng tiếng Anh là Nativity. Chúa Jesus do Đức Mẹ Đồng-Trinh tự-nhiên mang thai mà sinh ra. Sự thụ-thai này do quyền-lực thần-diệu của Thượng-Đế tạo ra trong khi bà Mary còn đồng-trinh. Chúa Jesus được sinh ra trong một chuồng ngựa (stable) tại Bethlehem và được đặt trong máng cỏ (manger) vì lúc đó trong nhà trọ (inn) không còn một phòng trống nào. Sau đó, Chúa Jesus được Đức Mẹ Mary và chồng của bà là Joseph nuôi-nấng tại Nazareth, một thành phố ở phía bắc Israel. Khi được 12 tuổi, Chúa Jesus đến giáo-đường ở Jerusalem và đã làm kinh-ngạc các giáo-sư về môn Mosaic Law với sự hiểu biết của ngài.

Khi lớn lên, Chúa Jesus chọn được 12 người Tông-Đồ cùng ngài đi khắp nơi ở Palistine để giảng đạo, chữa bệnh, và thực-hiện các phép-lạ. Một trong những phép-lạ đó là phép “Loaves and Fishes”(những ổ bánh mì và những con cá). Chuyện phép-lạ này được người ta truyền lại là khi Chúa Jesus thuyết-giảng ở một đám đông trong lúc họ rất đói, người ta chỉ tìm thấy 5 ổ bánh mì và 2 con cá. Thế mà nhờ Chúa Jesus làm phép trên 5 ổ bánh mì và 2 con cá này rồi ra-lệnh cho các đệ-tử của ngài phân-phát đồ ăn cho tất cả mọi người. Sau khi mọi người được phát đầy-đủ đồ ăn và ăn một cách no- nê, người ta thấy 12 chậu đồ ăn vẫn còn đầy.

Nhờ việc đi rao giảng lời của Thượng-Đế, ngài đã có rất nhiều tín-đồ và đồng-thời cũng có nhiều kẻ thù. Cuối cùng, Chúa Jesus bị tên Judas Iscariot phản-bội, bị Pontius Pilate - người lãnh-đạo dân Do-Thái lúc bấy giờ kết-án, và bị chính-quyền La-Mã đóng đinh trên thập-tự giá. Những người Thiên-Chúa giáo tin là ngài đã cải-tử hoàn-sinh và sự phục-sinh này đã cứu-vớt được bao linh-hồn.

Theo những tài-liệu liên-quan tới ngày sinh-nhật của Chúa Jesus, người ta thấy Chúa Jesus không phải sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có thể vào tháng 4 hay tháng 5 và có lẽ trước đó 3 năm. Tây-lịch được tính theo năm đầu-tiên sau khi Chúa sinh ra đời. Theo niên-giám La-Mã, Lễ Giáng-Sinh đầu-tiên được tổ-chức ở La-Mã vào năm 336 Tây-Lịch Kỷ-Nguyên. Tuy-nhiên, ở miền đông đế-quốc La-Mã, một buổi lễ được tổ-chức vào ngày 6 tháng giêng để kỷ-niệm chung cho ngày sinh-nhật và ngày rửa-tội của Chúa Jesus. Cũng vào ngày 6 tháng giêng này ở Jerusalem thuộc Do-Thái (Israel) người ta chỉ tổ-chức lễ kỷ-niệm ngày sinh-nhật của Chúa mà thôi.

Mãi vào thế kỷ thứ IV, hầu-hết các nhà thờ ở miền đông đế-quốc La-Mã mới chấp-nhận tổ- chức sinh-nhật Chúa Jesus Christ vào ngày 25 tháng 12. Trong lúc ấy ở Jerusalem, người ta vẫn chống-đối việc tổ-chức Lễ Giáng-Sinh. Nhưng về sau này, Lễ Giáng-Sinh lại được chấp-nhận ở Jerusalem. Các nhà thờ ở nước Armenia, một nước ở Tây-Á, đã không chấp-nhận Lễ Giáng-Sinh. Họ tổ-chức ngày sinh-nhật của Chúa vào 6 tháng giêng. Sau khi Lễ Giáng-Sinh, 25 tháng 12, được thiết- lập ở miền đông đế-quốc La-Mã, ngày kỷ-niệm lễ rửa-tội của Chúa được tổ-chức vào 6 tháng giêng, ngày mà ba vị thông-thái (Magus) từ miền đông đế-quốc La-Mã đến Bethlehem để chiêm-ngưỡng Chúa Hài-Đồng.

Những tục-lệ cổ-truyền về Lễ Giáng-Sinh bắt nguồn từ sự trùng-hợp ngày sinh của Chúa với những ngày lễ kỷ-niệm về nông-trang và mặt trời vào mùa đông (Winter Solstice) của những người không theo đạo Thiên-Chúa.

Ở La-Mã, ngày 17 tháng 12 là ngày lễ Saturnalia để kỷ-niệm thần Saturn. Đây là thời-gian ăn chơi tưng-bừng nhất và là dịp để mọi người trao-đổi quà kỷ-niệm. Ngày 25 tháng 12 cũng được coi là ngày sinh-nhật của Thần Mithra, Thần Toàn-Chân Thái-Dương, thuộc xứ Ba-Tư. Năm mới của người La-Mã là ngày 1 tháng giêng dương-lịch. Vào những dịp này người ta trang-hoàng nhà cửa bằng cây lá xanh tươi và hoa đèn rực-rỡ. Trẻ con và người nghèo được trao quà tặng.

Lửa, đèn, và nến là vật tượng-trưng của sự ấm-cúng và sự sống, nó luôn-luôn liên-hệ với các lễ-lạc vào mùa đông của cả những người theo đạo Thiên-Chúa và các đạo khác. Từ thời trung-cổ, cây thông, một loại cây vạn-niên-thanh, là biểu-hiệu cho sự sống và luôn-luôn liên-hệ với Lễ Giáng-Sinh.

II. Cây Nô-En



Tiếng Nô-En mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là “Noel” và có nghĩa là Giáng-Sinh. Cây Nô-En có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây Nô-En thường là cây thông nhân-tạo làm bằng ni-lông (nylon) hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang- trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang-hoàng khác như giấy bạch-kim để giả làm tuyết-phủ, kẹo xanh trắng đỏ có hình cây gậy ba-toong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy-tinh, hình thiên-thần, và cây thánh-giá, v.v. Cây thông sau khi được trang-hoàng như thế có tên là cây Nô-En. Dưới chân cây Nô-En người ta có các gói quà do những người trong gia-đình mua để tặng cho nhau. Cây Nô-En là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng-Sinh.

Việc dùng cành thông và vòng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà để biểu-lộ sự ước-mong vĩnh-cửu cho đời sống con người là cổ-tục của người Ai-Cập (Egyptian), Trung-Hoa, và Do-Thái. Việc tôn-thờ cây thông và vòng hoa rất được thông-dụng ở Châu-Âu đối với người không theo đạo Thiên-Chúa. Tục-lệ này vẫn còn tồn-tại sau khi họ nhập-đạo Thiên-Chúa.

Người ở các nước Thụy-Điển, Đan-Mạch, và Na-Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang-hoàng nhà-cửa và vựa lúa với các loại cây vạn-niên-thanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma-quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng-Sinh. Phong-tục này còn có ở Đức. Người ta đặt cây Nô-En ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.

Cây Nô-En hiện-đại ngày nay có được là do phong-tục của Tây-Đức. Cái khung-cảnh chính của vở kịch nổi tiếng hồi trung-cổ về sự-tích Ông Adam và Bà Eve là một cây thông có treo những quả táo gọi là Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho Vườn Địa-Đàng (Garden of Eden). Người Đức dựng Cây Thiên-Đàng (Paradise Tree) trong nhà vào ngày 24 tháng 12, ngày hội tôn-giáo, để kỷ-niệm Ông Adam và Bà Eve. Người ta treo những miếng bánh bít-qui (biscuit) gọi là wafers trên Cây Thiên-Đàng tượng-trưng cho dấu-hiệu của Chúa Jesus đứng ra chuộc tội cho nhân-loại. Sau này người ta thay thế bánh Wafers bằng bánh cúc-ki (cookie) có đủ hình-dáng khác nhau. Cả những cây đèn-cầy hay nến cũng được dùng làm biểu-tượng của Chúa đứng ra chuộc tội cho nhân-loại.

Trong cùng một phòng có trưng-bày cây Nô-En vào mùa Giáng-Sinh, người ta còn dựng một Kim-Tự-Tháp Giáng-Sinh (Christmas Pyramid). Đây là một cấu-trúc bằng gỗ hình tam-giác với các kệ để đồ (shelves). Bên trên các kệ này có bày các pho-tượng nhỏ và trang-trí bằng cây vạn-niên-thanh, đèn cầy, và một ngôi sao. Vào khoảng thế-kỷ thứ 16 thì Christmas Pyramid và Paradise Tree được kết-hợp lại thành cây Nô-En (Chistmas Tree). Phong-tục này đã được thịnh-hành trong giáo-phái Tân-Giáo của Luther ở Đức vào thế-kỷ thứ 18. Nhưng mãi tới một thế-kỷ sau đó, cây Nô-En mới ăn rễ sâu vào truyền-thống của người Đức.

Cây Nô-En được du-nhập vào đất Anh từ đầu thế-kỷ thứ 19 và rất được thịnh-hành vào giữa thế-kỷ đó. Sở-dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng-Tử Albert, chồng Nữ-Hoàng Victoria. Ở Anh, vào thời đó, người ta gọi cây Nô-En là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang-trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc-biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu.

Phong-tục trưng-bầy cây Nô-En vào dịp Giáng-Sinh đã được những người di-dân gốc Đức mang vào Bắc-Mỹ từ đầu thế-kỷ thứ 17. Sau đó cây Nô-En được thịnh-hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Nô-En còn thịnh-hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai-đoạn này. Ở Trung- Hoa, Nhật-Bản, và Việt-Nam, phong-tục trưng-bày cây Nô-En là do các nhà truyền-giáo Âu-Tây mang vào từ thế-kỷ thứ 19 và 20.

III. Ông Già Nô-En

Từ thủa bắt-đầu, Ông Già Nô-En có tên là “Saint Nicholas.” Theo truyền-thuyết thì Ông Già Nô-En Nicholas có lẽ là một vị Giám-Mục người Hy-Lạp ở vào thế-kỷ thứ 4. Nicholas được nổi-tiếng về lòng tốt của ông. Tuy-nhiên các nhà sử-học không thể xác-quyết sự-kiện về đời sống cũng như sự hiện-hữu của ông. Trong tiếng Anh, Ông Già Nô-En có tên là “Santa Claus.” Tiếng “Santa Clause” được dịch từ tiếng Đức “Sinter Klaes.” Trong tiếng Pháp, Ông Già Nô-En có tên là “Le Père Noel.”



Truyện thần-thoại về Ông Già Nô-En kể rằng Santa Claus tặng quà một cách bí-mật cho những người gặp cảnh khó-khăn. Ngoài-ra, Ông Già Nô-En còn có những tên như Nicholas of Bari và Nicholas of Myra. Theo tục-truyền, Ông Già Nô-En được sinh-ra ở hải-cảng cổ Lycia của thành-phố Patara thuộc Tiểu-Á Tế-Á (Asia Minor). Khi còn trẻ, Ông Già Nô-En đi du-lịch đến Palestine và Egypt. Ông trở thành Giám-Mục của thành phố Myra, Lycia, thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Ông bị tù trong vụ hành-hạ những người Thiên-Chúa-Giáo thuộc triều-đại Hoàng-Đế La-Mã Diocletian. Sau đó, ông được thả ra vào triều-đại vua Constantine Đại-Đế (Thế-Kỷ Thứ 4) và tham-dự Hội-Đồng Lần Thứ Nhất của Nicaea, Council of Nicaea, vào năm 325 dương-lịch. Nicaea là một thành-phố của Bithynia thuộc Asia Minor. Hội-Đồng Council of Nicaea có mục-đích xác-nhận lòng tin vào Thiên-Chúa và kết-tội chủ-thuyết Arianism, một chủ-thuyết chối bỏ Chúa Jesus.

Vào thế-kỷ thứ 6, lăng-tẩm của ông Già Nô-En rất nổi-tiếng ở Myra thuộc Tiểu-Á Tế-Á. Vào năm 1087, những người thủy-thủ và lái-buôn Ý đã cải-táng ngôi mộ của ông và mang di-hài ông về Bari, Ý-Đại-Lợi. Sự cải-táng này đã là một sự-kiện lịch-sử và được người ta làm lễ kỷ-niệm hằng năm vào ngày 9 tháng 5 dương-lịch. Từ đó tiếng-tăm của ông được truyền đi khắp nơi và Bari đã trở nên một trung-tâm hành-hương đông-đảo nhất. Lăng-tẩm của ông được đặt tại Đại Giáo-Đường thuộc South Nicala, Bari, Ý Đại-Lợi .

Truyền-thuyết về Ông Già Nô-En càng ngày càng nhiều. Chuyện đầu-tiên được kể về một phép-lạ rất nổi-tiếng là khi ba vị sĩ-quan bị kết-án tử-hình rồi lại được tha sau khi Vua Constantine Đại-Đế nằm mơ thấy Nicholas. Kế đến là những chuyện người ta kể là Ông Già Nô-En đã từng cứu những trẻ em khỏi bao thảm-họa. Lòng ngưỡng-mộ đối với Ông Già Nô-En bành-trướng ra khắp thế- giới. Tên của ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều nơi ở các nước. Tên họ của nhiều người cũng bắt nguồn từ tên Nicholas như: Nichols, Nicholson, Colson, và Collins.

Ông Già Nô-En đã được chọn làm vị thánh hộ-mệnh của nước Nga, Hy-Lạp, các hội từ- thiện, các công-đoàn, các trẻ em cùng thủy-thủ đã được cứu vớt lên khỏi bờ biển Lycia, và các thành- phố như Fribourg, Switz, và Moscow. Đã có hàng ngàn nhà thờ ở Châu-Âu được xây lên để thờ Ông Già Nô-En, trong đó có một nhà thờ do Hoàng-Đế La-Mã Justinian Đệ-Nhất xây vào thế-kỷ thứ 6 ở đô-thị cổ Constantinople, bây giờ là Istanbul, một thành-phố lớn nhất của Turkey (Thổ-Nhĩ-Kỳ).

Các phép-lạ của Ông Già Nô-En đã là đề-tài ưa-thích cho nhiều nghệ-sĩ thời trung-cổ. Ngày hội truyền-thống về Ông Già Nô-En trở thành cơ-hội cho các nghi-lễ của Boy Bishop, một phong-tục phổ-biến của người Âu trong đó một cậu con trai được chọn làm vị Giám-Mục và ở tại chức cho tới ngày Holy Innocents’ Day, tức ngày 28 tháng 12 dương-lịch.



Sự biến-đổi Nicholas thành Đức Cha của Lễ Giáng-Sinh (Father Christmas) hay Đức Cha của tháng giêng (Father January) đã xảy-ra lần đầu-tiên ở Đức, rồi đến các quốc-gia trong đó có Reformed Churches chiếm đa-số. Tiếp đến là ở Pháp, ngày hội Ông Già Nô-En được tổ-chức vào dịp Giáng-Sinh và Năm Mới. Những di-dân người Hòa-Lan theo đạo Tin-Lành ở thành-phố New Amsterdam, bây giờ là thành-phố New York City, đã gọi Nicholas là Nhà Ảo-Thuật Nhân-Đạo và sau trở thành Ông Già Nô-En, tức Santa Claus.

Ở Hoa-Kỳ và Anh-Quốc, Nicholas là thánh hộ-mệnh của mùa Giáng-Sinh. Theo truyền- thống, Giáng-Sinh là ngày hội của gia-đình và của trẻ con. Người ta trao-đổi quà tặng với nhau trong dịp này. Từ năm 1969, ngày hội Ông Già Nô-En không còn được ghi lên lịch, nhưng việc tổ-chức kỷ- niệm Ông Già Nô-En thì được tùy-nghi tổ-chức theo mỗi nơi.

Ngày nay tục-lệ rước Ông Già Nô-En rất thịnh-hành. Tùy theo từng địa-phương, người ta tổ- chức cuộc rước Ông Già Nô-En (Santa Claus Parade) theo các ngày khác nhau ở mỗi thành-phố, thường là vào từ trung-tuần tháng 11 trở đi cho đến giữa tháng 12 dương-lịch. Trong cuộc diễn-hành Ông Già Nô-En này, người ta làm những xe hoa thể-hiện đặc-tính của từng hội-đoàn hay các cơ-sở thương-mại và cũng thể-hiện ý-nghĩa của mùa Giáng-Sinh. Ngoài ra, người ta còn có các ban nhạc diễn-hành đi theo đám rước này để tấu lên các bài hát Giáng-Sinh. Mặc dầu thời-tiết lạnh và tuyết phủ đầy khắp không-gian mà mọi người vẫn tham-dự cuộc vui một cách tưng-bừng và náo-nhiệt.



Ở mỗi nhà vào dịp Giáng-Sinh người ta còn mua những đôi vớ hay tất (pair of socks) đỏ treo bên cạnh lò sưởi ngay chỗ ống khói. Họ tin là vào đêm Nô-En, Ông Già Nô-En sẽ cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu có cánh kéo từ trên trời xuống trần-gian để cho ông đem túi quà vào thăm mỗi nhà qua lỗ ống khói và bí-mật bỏ quà vào mỗi chiếc vớ cho trẻ con. Người ta tưởng-tượng ra Ông Già Nô-En với hình-dáng của một ông già béo mập, vui-vẻ, có râu bạc trắng, mặc quần áo màu đỏ, và mang túi quà phát cho trẻ con vào đêm trước ngày Lễ Giáng-Sinh (Christmas Eve).

IV. Bánh Nô-En



Bánh Noel hay bánh Buche Noel thì mãi đến năm 1875 mới xuất hiện do một người thợ làm bánh ở Pari - Pháp mô phỏng hình khúc củi trong lò sưởi (buche nghĩa là "khúc củi lò sưởi" theo tiếng Pháp) để làm ra một loại bánh ngọt và gắn cho nó cái tên bánh Noel để dễ bán.

Dần dần loại bánh này được người ta coi là một loại bánh cần có để ăn trong đêm Noel, cùng với các loại thực phẩm khác được chọn để ăn trong dịp lễ Noel tuỳ từng nơi, như gà tây hoặc ngỗng quay, lợn quay, cá chép, xôi đậu, cháo vịt nóng…

V. Hình tượng hang đá Giáng Sinh



Hình tượng hang đá Giáng sinh cũng “ra đời” sau khi Chúa Jésus giáng sinh hơn 13 thế kỷ. Số là vào năm 1223, một giáo sĩ tên là Francois Dassi đã cho xây dựng một cái hang đá trong khu rừng già Grécxiô, giống chiếc hang đá mà Chúa Jésus đã ra đời ở Bethlehem, trong đó có những hình tượng mô tả lại cảnh tượng đêm Thiên chúa giáng sinh.

Về sau, nhiều nhà thờ thấy rằng việc dựng hang đá như vậy có thể thu hút đông người tới xem và tạo ra không khí sinh động hơn trong đêm Giáng sinh nên cũng đã cho dựng hang đá Noel. Nhiều gia đình khá giả từ đó cũng đã dựng hang đá Noel trong nhà mình mỗi dịp Giáng sinh về.




Để tìm hiểu và cảm nhận thêm về ngày Lễ Giáng Sinh , mời các bạn đến với video tổ chức đêm nhạc giáng sinh của Trung Tâm Mục Vụ - Tổng giáo phận Sài Gòn Số 6 Bis Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, tp.HCM - tổ chức Đêm nhạc Giáng sinh với chủ đề: ĐÊM THÁNH, ĐÊM TÌNH YÊU DÂNG CAO vào lúc 19g00, thứ Sáu, ngày 15-12-2017.