Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Nghe đọc audio truyện: Rô-Bin- Xơn Cơ-Ru-Xô - Đa-Ni-En ĐêPhô



Tác phẩm : Rô-Bin- Xơn Cơ-Ru-Xô
Tác giả : Đa-Ni-En ĐêPhô
Người dịch : Hoàng Thái Anh

Rô-Bin-Xơn Cơ-Ru-Xô được sáng tác dựa trên một câu chuyện có thật về một chàng thủy thủ bị đắm tàu trôi dạt vào một hoang đảo. Để tránh thú dữ, anh phải làm nhà, dựng lũy, đào hang. Để có lương thực, anh tìm cách bắn chim, săn thú, câu cá và trồng lúa với mười hai hạt thóc. Dùng da thú để làm quần áo, điền lịch bằng cách vạch lên khúc cây, rồi tự làm đồ gốm, đan lát rổ, thúng... Cứ như thế, chỉ với một con chó và một con vẹt làm bạn, cho đến khi trở về quê hương, Rô-bin-xơn đã trải qua hai mươi bảy năm trên đảo.

Với bản năng sinh tồn và nghị lực phi thường , Rô-Bin-Xơn Cơ-Ru-Xô đã đấu tranh với cái đói, cái rét vượt qua bao khó khăn thiếu thốn, đối đầu với bao hiểm nguy, và cả những thế lực siêu hình của thiên nhiên bằng lòng dũng cảm. Ông đã trở thành biểu tượng chính về lòng dũng cảm, ý chí chinh phục thiên nhiên của con người.

Ngay khi ra đời vào năm 1719, RÔ-BIN-XƠN CƠ-RU-XÔ đã đợc đón nhận và phổ biến rộng rãi. Chỉ trong năm đầu tiên, tác phẩm này đã được tái bản tới bốn lần. Trong những năm tiếp theo, nó đã lôi cuốn được lượng độc giả bằng tất cả các tác phẩm Anh ngữ xuất bản cho đến lúc đó. Tới cuối thế kỉ XIX, với hơn 700 phiên bản, kể cả truyện tranh, chưa cuốn sách nào trong lịc sử văn học phương Tây lại có nhiều ấn bản, thu được nhiều lợi nhuận và có nhiều bản dịch hơn tác phẩm này.

Mời các bạn bước vào thế giới phiêu lưu, mạo hiểm của chàng thủy thủ qua tác phẩm Rô-Bin-Xơn Cơ-Ru-Xô. Mời xem truyện tại đây, nghe theo Sách Nói tại đây

Nghe truyện theo YouTube tại đây



Mời các bạn xem bộ phim này



Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 27/06/2011



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 27/06/2011.


Bản tin thời sự tổng hợp ngày 27/06/2011



Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp ngày 27/06/2011 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.



Điểm một số tin tức thế giới

Ông Gaddafi sắp bí mật chạy khỏi Libya? (VnMedia)
Obama “mạnh tay” với Triều Tiên (Vitinfo)
NATO bác đề nghị ngừng bắn ở Libya của Italia (Báo TTVH)

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 26/06/2011



Mời các bạn theo dõi Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 26/06/2011



Bạn có thể xem lại các Chương trình Ti vi Ánh Sáng Tin Mừng của các tuần trước tại đây

Điểm tin tuần (19/06/2011 - 26/06/2011)



Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Nghe đọc audio truyện : Những đứa con của Thuyền trưởng Grant - Jules Verne




- Tác phẩm : Những đứa con của Thuyền trưởng Grant
- Tác giả : Jules Verne
- Người đọc: Đồng Linh

"Những đứa con của thuyền trưởng Grant" là cuốn tiểu thuyết thứ 5 và là một trong những tác phẩm hay nhất của J.Verne. Tiểu thuyết được in ra lần đầu tiên trong "Tạp chí giáo dục và giải trí" ở Pháp từ giữa năm 1866 đến đầu năm 1868, và đầu năm 1868 đã được xuất bản thành sách với tựa đề: Phần I: Nam Mỹ, Phần II: Nước Úc. Phần III: Thái Bình Dương ...

Bạn đọc hồi hộp theo dõi cuộc hành trình của hai đứa con đi tìm cha bị mất tích. Người cha ấy là thuyền trưởng Grant, một người Scotland yêu nước, không cam chịu để nước Anh nô dịch quê hương Scotland của mình. Theo ông, những lợi ích của xứ sở Scotland không thể phù hợp với lợi ích của người Anh, và ông đã quyết định thành lập một vùng di dân Scoland trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, để được hưởng quyền độc lập tự do. Chính phủ Anh đã ngăn trở việc làm của ông. Tuy nhiên thuyền trưởng Grant đã lựa chọn một đoàn thủy thủ và ra đi thực hiện ý đồ của mình ...

"Những đứa con của thuyền trưởng Grant" là cuốn tiểu thuyết thứ 5 và là một trong những tác phẩm hay nhất của J.Verne. Tiểu thuyết được in ra lần đầu tiên trong "Tạp chí giáo dục và giải trí" ở Pháp từ giữa năm 1866 đến đầu năm 1868, và đầu năm 1868 đã được xuất bản thành sách với tựa đề: Phần I: Nam Mỹ, Phần II: Nước Úc. Phần III: Thái Bình Dương...

Bạn đọc hồi hộp theo dõi cuộc hành trình của hai đứa con đi tìm cha bị mất tích. Người cha ấy là thuyền trưởng Grant, một người Scotland yêu nước, không cam chịu để nước Anh nô dịch quê hương Scotland của mình. Theo ông, những lợi ích của xứ sở Scotland không thể phù hợp với lợi ích của người Anh, và ông đã quyết định thành lập một vùng di dân Scoland trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, để được hưởng quyền độc lập tự do. Chính phủ Anh đã ngăn trở việc làm của ông. Tuy nhiên thuyền trưởng Grant đã lựa chọn một đoàn thủy thủ và ra đi thực hiện ý đồ của mình...

Trên đường thám hiểm, thuyền trưởng Grant đã gặp nạn và cầu cứu đất liền bằng cách thả chai thủy tinh xuống biển. Một trong những bức thư đó đã đến được bờ biển quê hương của thuyền trưởng Grant. Một đoàn thám hiểm được thành lập để đi tìm thuyền trưởng Grant, đoàn người đã trải qua nhiều sóng gió, thủy thủ nổi loạn, bị thổ dân bắt làm tù binh. Cuối cùng, bằng sự dũng cảm, mưu trí, đoàn tìm kiếm đã thoát khỏi nguy hiểm và tìm được thuyền trưởng Grant. Câu chuyện hấp dẫn với những tình tiết lý thú sẽ lôi cuốn độc giả, đặc biệt là những người thích phiêu lưu mạo hiểm.

Mời xem truyện tại đây , nghe theo nguồn Sách Nói tại đây

01. Jules Verne và "Những đứa con của thuyền trưởng Grant" - Phạm Hậu
02. Phần 1: Chương 1: Con cá búa
03. Chương 2: Ba lá thư
04. Chương 3: Malcolm-Castle
05. Chương 4: Đề nghị của huân tước phu nhân Glenarvan
06. Chương 5: "Duncan" rời bến
07. Chương 6: Hành khách buồng số sáu
08. Chương 7: Jacques Paganel từ đâu đến và đi đâu?
09. Chương 8: Vĩ tuyến ba mươi bảy
10. Chương 9: Trên độ cao ba ngàn sáu trăm mét
11. Chương 10: Trượt từ trên núi Andes xuống
12. Chương 11: Phát súng cứu nguy
13. Chương 12: Tiếng Tây Ban Nha của JacQues Paganel
14. Chương 13: Vùng Rio-Colorado
15. Chương 14: Những con sói
16. Chương 15: Ở đồn độc lập
17. Phần 2: Chương 1: Trở lại tàu "Duncan"
18. Chương 2: Mũi Bernouilli
19. Chương 3: Ayrton
20. Chương 4: Ra đi
21. Chương 5: Đường sắt từ Melbourne đến Sandhurst
22. Chương 6: "Báo Australian và New Zealand"
23. Chương 7: Kết cục đột ngột
24. Chương 8: "Aland Zealand"
25. Chương 9: Bốn ngày cực nhọc
26. Chương 10: Eden
27. Phần 3: Chương 1: Tàu "Macquarie"
28. Chương 8: Trong tay những người Maori
29. Chương 3: Những giờ cuối cùng
30. Chương 4: Núi thiêng
31. Chương 5: Giữa hai làn đạn
32. Chương 6: Vì sao "Duncan" chạy ven bờ phía đông New Zealand
33. Chương 7: Ayrton hay là Ben Joyce?
34. Chương 8: Bản giao kèo
35. Chương 9: Tiếng kêu trong đêm. Chương 10: Đảo Tabor
36. Chương 11: Trở về

Mời nghe theo YouTube tại đây


Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Phúc âm Chúa Nhật - Lễ Mình Máu Thánh Chúa ( ngày 26/06/2011 )

Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật Mình Máu Thánh Chúa :


Nguồn : www.40giayloichua.net

Mời nghe bài giảng chủ đề :

"Mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa "

"Mầu nhiệm Của Tình Yêu "

"Mầu nhiệm Thánh Thể "

THIÊN CHÚA LÀ LƯƠNG THỰC
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái

1. Tại sao Thánh Thể là của ăn?

Mỗi khi một nơi nào đó xảy ra nạn đói thì hầu như cả thế giới xúc động gởi thực phẩm đến tới tấp để cứu đói. Nhưng có mấy ai quan tâm đến những cái đói tinh thần: đói yêu thương, đói công bình, đói chân lý, đói tha thứ, đói cảm thông...? Mà loại đói sau này không ai cứu nỗi, ngoại trừ một mình Ðức Giêsu.

Tuy nhiên không phải hễ cứ rước lễ là chúng ta sẽ no. Muốn cho Ðức Giêsu thực sự trở thành của ăn bổ dưỡng thì chúng ta cần phải kết hợp với Ngài, cũng như cành nho có kết hợp với cây nho thì mới nhận được nhựa sống truyền sang.

2. Người đói mới cần ăn

Theo quy định của Giáo Hội, người đang mang tội trọng trong mình thì không được rước lễ. Ðúng vậy, vì rước lễ như thế là xúc phạm Mình Thánh Chúa.

Nhưng từ ý thức tôn trọng Mình Thánh Chúa trên đây, nhiều người đã vô tình xa cách thứ lương thực tuyệt vời Chúa ban: họ không dám rước lễ khi thấy mình yếu đuối về đức tin, chao đảo trong đức cậy và nguội lạnh về đức mến. Nghĩ vậy là sai, chẳng khác gì nghĩ rằng khi nào tôi đói thì tôi không được ăn.

Ngày xưa trong sa mạc, mặc dù dân Do Thái luôn làm Chúa buồn lòng, nhưng Ngài vẫn ban cho họ Manna mỗi ngày; Trong Thánh lễ đầu tiên ở nhà Tiệc ly, Ðức Giêsu đã cho tất cả các tông đồ rước Mình và Máu Ngài, mặc dù trước đó họ còn tranh cãi với nhau, và sau đó họ đã bỏ Chúa mà trốn chạy.

Ðúng là chúng ta bất xứng, và sẽ mãi mãi còn bất xứng với Mình Máu Thánh Chúa. Nhưng ý thức bất xứng ấy không được làm chúng ta xa cách thứ lương thực tuyệt vời cứu chữa cho ta bớt bất xứng.

Lạy Chúa, con chẳng đáng rước Chúa vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

3. Thánh Thể là bí tích thông hiệp

Ngày xưa ở giáo đoàn Côrintô có một thói quen tốt, đó là mỗi khi cử hành bữa tiệc Thánh Thể, tức Thánh lễ (Cena), người ta cũng tổ chức một bữa ăn huynh đệ (Agape): mọi người mang thức ăn đến góp chung để mọi người cùng ăn. Nhưng thói quen tốt này đã biến thành một tệ nạn là những người giàu đem nhiều thức ăn và toàn thức ăn ngon. Họ vội vã cùng nhau ăn trước, không chia sẻ cho những người nghèo. Bởi thế bữa ăn Agape này đã mất đi ý nghĩa yêu thương huynh đệ, trái lại là dịp gây chia rẽ đố kỵ nhau.

Thánh Phaolô rất buồn về tình trạng đó, nên trong đoạn thư này Ngài nhắc tín hữu mình nhớ đến ý nghĩa chung của bữa ăn: bữa ăn là dấu chỉ thông hiệp yêu thương. Tín hữu cùng tham dự một bữa ăn thì lẽ nào lại chia rẽ nhau? Huống chi trong bữa tiệc Thánh Thể, họ cùng ăn một thức ăn chung là Mình Máu Thánh Ðức Giêsu! Vì thế mỗi khi tham dự Thánh Lễ, họ phải lưu ý đến việc thông hiệp: chẳng những thông hiệp với Ðức Giêsu mà còn thông hiệp với nhau.

Hình như những ý nghĩa căn bản này không được chúng ta lưu ý lắm: mỗi khi dự lễ và rước lễ, nhiều người chỉ coi đó là một việc đạo đức mình phải làm. Họ không chú ý kết hiệp với Ðức Giêsu bao nhiêu; và càng không lưu ý thông hiệp với nhau bao nhiêu.

4. Bánh và những thứ đói

Ðức Giêsu là một thứ Bánh có thể thoả mãn mọi cơn đói của loài người:

Với những người theo Ngài trong sa mạc đã ba ngày và đang đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác của họ.

Với người cùi bị mọi người ghê tởm lánh xa, Ngài đã cho anh bánh chữa lành cơn bệnh.

Với người phụ nữ nhiều chồng bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho chị thứ bánh nhân ái làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận.

Với những người tội lỗi, Ngài ban bánh thứ tha.

Với những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muôn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.

Với người mẹ Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô vừa mới chết, Ngài ban bánh sự sống cho người thân của họ sống lại.

Với người thu thuế Giakêu bấy lâu nay đã quen ăn cắp phần bánh của người nghèo, Ngài đến nhà và ăn cùng bàn với ông, ban cho ông bánh một đời sống mới tốt đẹp hơn.

Với tên trộm bên phải thập giá Ngài, Ngài ban cho hắn bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.

Tuy nhiên, cũng có những người không rộng tay đón nhận bánh của Ngài:

Ðó là người thanh niên giàu có đã buồn bã bỏ đi khi Ngài khuyên anh từ bỏ tài sản.

Ðó là những người biệt phái và luật sĩ nhiều lần cố tình không muốn hiểu Tin Mừng của Ngài.

Ðó là dân thành Giêrusalem đã khiến Ngài phải khóc vì họ không đón nhận bình an Ngài mang tới.

Và đó là Philatô đã mỉa mai khi Ngài xứng mình là chứng nhân của Sự Thật.

5. Ý nghĩa tấm bánh

Tấm bánh mà hằng ngày ta dâng lên trên bàn thờ và sau đó rước vào lòng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa:

Ðó là thành quả của biết bao công lao: của đất, của ánh mặt trời, của những giọt mưa, của lao động và trí óc con người.

Trước khi đến tay chúng ta, nó cũng đã qua tay người thợ gặt, người thợ xay và người thợ làm bánh.

Và được nhiên chúng ta không thể quên vai trò của Thiên Chúa tạo dựng và quan phòng.

Là một tấm bánh, nhưng nó là kết hợp của rất nhiều hạt bột từ rất nhiều hạt lúa rải rác trên các cánh đồng.

Bởi thế, khi chủ tế dâng bánh lên, ngài đã đọc: "Lạy Chúa là Chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa màu ruộng đất và lao công của con người".

Còn Thánh Phaolô trong bài đọc II hôm nay thì coi tấm bánh ấy là biểu tượng của sự hợp nhất các tín hữu: "Chúng ta tuy nhiều người, nhưng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh"

6. Chuyện minh họa

a/ Ðói tình thương

Nước Êthiôpia phải chịu một nạn đói khủng khiếp trong những năm 1984 đến 1986. Ðức Hồng Y Hume của giáo phận Wesminster kể về một câu chuyện xảy ra lúc ngài đến thăm xứ này giữa thời gian đó. Người ta đã dùng một chiếc trực thăng chở ngài đến một ngọn đồi nơi dân chúng đang tập trung chờ cứu trợ.

Khi ngài vừa bước xuống chiếc trực thăng thì một cậu bé khoảng 10 tuổi chạy đến níu lấy cánh tay của ngài. Em chẳng mặc gì ngoài một chiếc khố. Em cũng chẳng biết ngoại ngữ nên chỉ làm cử điệu tay chân: tay trái em chỉ vào miệng, và tay phải em cầm lấy tay ngài đặt lên má em.

Ðức Hồng Y hiểu: chỉ vào miệng nghĩa là em đói thức ăn, và đặt lên má nghĩa là em đói tình thương.

Người ta không chỉ đói thức ăn, mà còn đói nhiều thứ khác.

b/ Không thể hiểu được

Một người đến gặp linh mục và muốn khôi hài một chút về niềm tin của mình, nên anh hỏi: "Làm thế nào mà bánh và rượu trở nên thịt và máu Chúa Giêsu được?"

- Chẳng khó gì. Chính anh cũng biến đổi thức ăn thành thịt và máu. Tại sao Chúa Giêsu lại không làm được điều tương tự như vậy?

Chưa chịu thua, anh hỏi: "Bằng cách nào mà Chúa Giêsu ngự trọn vẹn trong tấm bánh nhỏ như vậy?"

- Cũng tương tự, quang cảnh bao la ở trước con mắt nhỏ bé của bạn.

Nhưng anh vẫn cố chấp: "Làm sao Chúa Giêsu có thể hiện diện ở tất cả các nhà thờ cùng một lúc?"

Linh mục cầm chiếc gương, đập bể nát, rồi cho anh nhìn vào và nói: "Chỉ có một mình anh nhưng bây giờ anh có thể nhìn thấy mặt mình được phản chiếu trong mỗi mảnh gương vỡ này cùng một lúc".

Lời Chúa cũng như Mình Máu Thánh Chúa Kitô là hai nguồn lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đời sống đức tin của người kitô hữu. Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu rằng thánh lễ là trung tâm đời sống thờ phượng của Hội Thánh và của từng người chúng con, vì trong thánh lễ Hội Thánh dùng Lời Chúa để giáo dục đức tin của chúng con, và dùng Mình Máu Thánh Chúa để bồi dưỡng đời sống đức tin ấy. Xin cho chúng con siêng năng tham dự thánh lễ với ý thức đầy đủ, và rước lễ một cách xứng đáng.

Thánh Ca : Bao La Tình Chúa



LUÔN CÓ NHỮNG TÊN CHỈ ÐIỂM
Cha Mark Link, S.J.

Linh mục Walter Ciszek bị quân Nga bắt trong thế chiến thứ hai. Ngài bị kết tội là "Gián điệp Vatican" và phải qua 23 năm trong tù và trong các trại lao động Sibêria. Cuối cùng, khi ra khỏi tù, ngài viết lại một quyển sách về những kinh nghiệm của mình và đặt tựa cho nó là: "He Leadeth Me" (Người dẫn dắt tôi)

Một số câu chuyện cảm động trong cuốn sách nói về những hy sinh mà các tù nhân phải chịu để được nhận lãnh Mình Thánh Chúa Kitô ở trong tù. Ðặc biệt có một câu chuyện đáng ghi nhớ. Trước khi chia sẻ câu chuyện này với anh chị em, tôi xin trình bày bối cảnh của câu chuyện:

Vào những ngày xảy ra thế chiến thứ hai, tức là trước Công Ðồng Vatican II, giáo luật buộc kiêng ăn uống suốt 24 giờ đồng hồ trước khi rước lễ. Xin lưu ý điều này khi đọc đoạn văn sau trích từ quyển sách của Linh mục Ciszek:

"Tôi thấy các tù nhân phải bỏ bớt giấc ngủ cần thiết và thức dậy trước chuông rung để tham dự thánh lễ bí mật. Chúng tôi sẽ bị trừng trị nghiêm khắc nếu bị khám phá đang hành lễ và luôn luôn lúc nào cũng có những tên chỉ điểm... Tất cả điều trên khiến cho những thánh lễ có đông tù nhân trở nên rất khó khăn, vì thế khi có thể chúng tôi thường truyền phép thêm bánh lễ để phân phối cho các tù nhân khác. Ðôi khi chúng tôi thường chỉ trông thấy họ khi chúng tôi trở về trại vào ban tối trước bữa ăn. Tuy vậy, những người này thường phải thực sự nhịn đói cả ngày và phải lao động cật lực mà không dám ăn một miếng kể từ bữa ăn tối chiều hôm trứơc chỉ với mục đích là để có thể rước Thánh Thể, điều này cho thấy Bí Tích Thánh Thể có ý nghĩa với họ biết là dường nào!" (Trích từ He Leadeth me của Walter Ciszek và Daniel Fatherly, bản 1973 của Walter J. Ciszek S. J).

Nói cách khác, trường hợp các tù nhân có thể sánh như vào giờ này hôm qua đến giờ này hôm nay anh chị em và tôi chẳng hề ăn uống gì cả, đồng thời chúng ta lại đang phải lao động vất vả trong thời tiết dưới không độ. Ðiều ấy cho thấy sự rước lễ có ý nghĩa biết bao đối với Linh Mục Ciszek và các tù nhân của ngài.

Câu chuyện trên thật thích hợp với lễ Mình Thánh Chúa Kitô hôm nay. Hai tiếng La Tinh "Corpus Christi" có nghĩa là "Thân Thể Chúa Kitô". Vào dịp lễ Mình Thánh Chúa Kitô này, chúng ta tôn vinh thân xác Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.

Tại sao chúng ta dành riêng một ngày đặc biệt để tôn vinh "Mình Thánh" Chúa Kitô? Chúng ta đã chẳng tôn vinh Mình Thánh Chúa Kitô vào mỗi khi dâng Thánh lễ sao? Vậy tại sao lại có ngày dành riêng đặc biệt này?

Lý do chúng ta mừng lễ Mình Thánh Chúa Giêsu cũng chính là lý do khiến chúng ta mừng ngày dành riêng cho các bậc làm cha hôm nay. Bởi khuynh hướng con người chúng ta thường xem những tặng phẩm đặc biệt là điều dĩ nhiên, chẳng hạn như thân mình Chúa Giêsu hoặc các người bố của chúng ta.

Một trong những bi kịch lớn nhất của cuộc đời chúng ta thường đánh mất sự quí trọng đối với một vài tặng phẩm quí giá nhất mà chúng ta đang có. Tại sao vậy? Các nhà tâm lý học cho chúng ta hay là nếu chúng ta cứ phải chú ý đến từng âm thanh chúng ta nghe hoặc từng mầu sắc chúng ta thấy thì chắc chắn chúng ta sẽ phát điên lên. Vì thế để bảo vệ chúng ta khỏi sự điên khùng này, chúng ta liền thích ứng với những âm thanh và mầu sắc này, chúng ta đóng khung chúng khỏi ý thức mình. Chẳng hạn, nếu chúng ta nghe ai đó đánh máy trong phòng bên cạnh thì chúng ta sẽ để cho lỗ tai làm quen với âm thanh ngay. Các nhà tâm lý học gọi tiến trình này là "Quen thuộc hoá" (habituation).

Tuy nhiên cũng có mặt trái của sự quen thuộc này. Bởi vì chúng ta thường dễ có khuynh hướng làm ngơ trước mọi sự, chẳng hạn những buổi mặt trời lặn, những bông hoa, bè bạn, các bà mẹ, các ông bố và ngay cả Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta đánh mất sự qúi chuộng và sự biết ơn về những điều ấy. Chúng ta xem đó như những điều đương nhiên.

Sự quen thuộc hoá này là một trong những lý do quan trọng khiến môn Thiền đã trở nên khá phổ biến. Mục đích của việc thiền định là giúp chúng ta tiêu trừ "sự quen thuộc hoá" này. nó giúp chúng ta ý thức trở lại vẻ đẹp của hoàng hôn, của bông hoa, của bè bạn. Trong thiền định, người ta cố gắng tập trung chú ý vào một đối tượng thân thuộc, chẳng hạn một bông hoa, như thể lần đầu tiên người ta trông thấy nó; hoặc tập trung vào một kẻ mình yêu mến chẳng hạn ông bố của mình như thể đây là lần sau cùng mình trông thấy ông và ao ước cho hình ảnh ông ấy trường tồn mãi trong tâm trí.

Ðiều này dẫn chúng ta đến với Mình Thánh Chúa Kitô. Lễ Mình Thánh Chúa Kitô đưa ra cho chúng ta lời mời gọi lẫn thách thức.

Trước hết là lời mời gọi. Mình Thánh Chúa Kitô mời gọi chúng ta tự vấn xem việc rước lễ có ý nghĩa gì với chúng ta? Chúng ta còn trân trọng việc ấy nhiều như khi chúng ta rước lễ lần đầu không? Việc rước lễ có ý nghĩa đối với chúng ta nhiều như đối với các tù nhân trong cuốn sách của Linh Mục Ciszek không?

Nếu câu trả lời của chúng ta là không thì chúng ta sẽ gặp một thách đố. Ðây cũng là sự thách đố dành cho các bậc làm bố đặt ra cho chúng ta. Thách đố đó là: "Làm thế nào chúng ta có thể tìm lại đựơc sự quí chuộng đối với phép Thánh Thể cũng như sự quí chuộng đối với bố mình? Làm thế nào chúng ta có thể phấn khích trở lại về cả hai tặng phẩm ấy?"

Một phương cách giúp chúng ta làm được điều đó là bắt chước các thiền sư. Chúng ta cố gắng suy niệm về Mình Thánh Chúa Kitô như thể lần đầu tiên chúng ta khám phá ra mầu nhiệm này.

Cách đây một ít năm, bà Emilie Griffin làm nghề quảng cáo ở Nữu Ước đã trở lại đạo Công Giáo. Bà có viết một cuốn sách hấp dẫn tựa đề Turning (Trở lại), trong đó bà bàn về lý do lôi kéo bà đến với đạo Công Giáo như sau:

"Lòng sùng mộ gia tăng đối với phép Thánh Thể và niềm tin vào việc Chúa hiện diện thực sự đã lôi kéo tôi đến nhà các nhà thờ thuộc Công giáo Rôma và trong khi lòng sùng mộ phép Thánh Thể càng gia tăng thì tôi lại càng bị lôi cuốn đến với Công giáo Rôma".

Như thế, chúng ta nên cố gắng suy niệm về bí tích Thánh Thể theo gương Emilie Griffin khi bà khám phá ra mầu nhịêm khôn dò này ngay trong lần đầu tiên.

Tôi xin được phép kết thúc bài giảng với hai gợi ý sau.

Thứ nhất, trong tuần lễ sắp tới, anh chị em hãy gia tăng lời cảm tạ Chúa Giêsu vào giờ kinh nguyện hằng ngày vì Ngài đã tặng ban Máu Thịt Ngài làm quà cho chúng ta.

Thứ đến, kể từ nay trong giờ lễ mỗi khi bước ra khỏi hàng ghế để lên nhận Mình Thánh Chúa, anh chị em hãy tập trung ý nghĩ một cách đặc biệt vào Ðấng mà anh chị em sắp lãnh nhận khi thừa tác viên Bí tích Thánh Thể nâng Bánh Thánh lên nói: "Mình Máu Chúa Kitô". Bởi vì:

Anh chị em sắp lãnh nhận thân xác sống động của Chúa Kitô.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu đã sinh ra ở Belem.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu đã chết trên thập giá.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết.

Khi anh chị em suy nghĩ về điều này, chắc chắn anh chị em khó thể nào tin nổi vì điều ấy thật khó mà tưởng tượng được, tuy nhiên nhờ đức tin chúng ta biết rằng điều ấy quả có thực. Chỉ một mình Thiên Chúa giàu lòng yêu thương mới có thể ban cho chúng ta một qùa tặng khôn tưởng như thế./.

Thánh Ca : Chúa Thương Con



CON ÐƯỜNG GIẢI THOÁT
Đỗ Lực OP

Vấn đề nghèo đói muôn đời vẫn ám ảnh nhân loại. Hiện nay, tình trạng nghèo khổ còn gắn liền với bất công và bất an toàn cầu. Bởi vậy, trong cuộc họp Thượng Đỉnh từ ngày 06.đến 08.6.2007 tại Heiligendamm, vùng biển đông của Đức quốc, các nước G-8 (gồm Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Nga) đã đặt nặng vấn đề phát triển và tiêu diệt nạn nghèo đói, nhất là tại các nước Phi Châu.

Người nghèo cũng là mối quan tâm hàng đầu của Chúa Giêsu và các môn đệ. Họ quan trọng đến nỗi Chúa nhấn mạnh : “Tin Mừng được rao giảng cho người nghèo.” (Mt 11:5) Không giải quyết được vấn đề nghèo đói, thế giới không thể có hòa bình và tự do đích thực. Nhưng vấn đề lớn lao đó không thể chỉ giải quyết nhờ các giải pháp chính trị và kinh tế thuần túy. Cần đến một giải pháp toàn bộ mới mong giải thoát và nâng con người khỏi nỗi khốn cùng của kiếp nghèo hôm nay. Con người chỉ thực sự làm người khi vươn tới chiều kích Nước Thiên Chúa.

CHIỀU KÍCH NƯỚC THIÊN CHÚA

Trước khi làm phép lạ hóa bánh nuôi đám đông, Ðức Giêsu đã nuôi họ bằng Lời Chúa : “Người nói với quần chúng về Nước Thiên Chúa,” (Lc 9:11b) vì “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." (Mt 4:4) Lời Chúa xoay quanh “sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.” (Rm 14:17) Ðó là chiều kích của Nước Thiên Chúa. Chiều kích này vượt qua biên giới trần thế và đi sâu vào nội tâm. Chủ yếu là phải công chính như Cha trên trời (x. Lc 6:36). Ðó là một chiều kích siêu việt, nhưng không siêu thực. Chiều kích ấy trở thành một đòi hỏi khẩn thiết cho bất kỳ kế hoạch cứu đói giảm nghèo nào.

Ðể có thể nhìn thấy chiều kích đó, người môn đệ Chúa Kitô phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với đám đông. Ðó là lý do tại sao trong phép lạ hóa bánh hôm nay Ðức Giêsu đã truyền các môn đệ phải đích thân đảm trách việc phục vụ quần chúng : "Chính anh em hãy cho họ ăn." (Lc 9:13)

Mặc dù đã nghe báo cáo đầy đủ tình hình quần chúng và khả năng hiện tại của các tông đồ, Đức Giêsu vẫn tin tưởng “cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.” (Lc 9:16) Người nhận thức đó là những ân huệ Thiên Chúa. Ðức Kitô “cầm lấy,” “ngước mắt lên trời,” “chúc tụng” và “bẻ ra.” Ðó là những dấu chỉ một lương thực khác Chúa Giêsu sẽ làm trong tối Thứ Năm Tuần Thánh. Mỗi cử chỉ đều lặp lại trong đêm lập bí tích Thánh Thể. Như thế, trong phép lạ hóa bánh, Chúa muốn hướng người ta tới một chiều kích siêu việt là chính Mình và Máu Chúa, lương thực cần thiết cho sự sống vĩnh cửu. Như Ðức Giêsu cầm lấy bánh, chúng ta cũng có thể đang nắm chắc những thực tại cuộc sống trong bàn tay. Thế rồi, cùng với linh mục dâng của lễ trên bàn thờ, chúng ta dâng những thực tại đó lên Thiên Chúa. Khi được Thiên Chúa đón nhận, tất cả sẽ mang chiều kích toàn vẹn theo hướng của Người.

THÁNH THỂ : TÌNH YÊU GIẢI THOÁT

Tấm bánh từ cuộc đời chúng ta chỉ trở nên thân mình Chúa Kitô, khi được trao cho anh em. Chúng ta hãy dành chút thời giờ nhìn Ðức Kitô đang bẻ bánh – Mình Chúa – và ban cho ta. Tấm bánh – Mình Chúa – truyền từ tay này sang tay kia. Tấm bánh được phân phát, chia sẻ, nhân lên gấp bội. Thiên Chúa như bị tổn thương khi được trao vào tay con người.

Chúa Giêsu dấn thân. Người chấp nhận chết đi cho anh em mình được sống : chết vì tình yêu … vì tình yêu giải thoát ... Người đã hiến mình. Từ đó, mọi người có thể nhận được sự sống nơi Người. Ðó là trung tâm của mầu nhiệm vượt qua. Khi đón nhận Mình Chúa Kitô, chúng ta trở nên một với Người. Con người đang hiện diện trong tấm bánh trên bàn thờ cùng với Ðức Kitô. Ðó là động lực thúc đẩy ta dấn thân. Cũng như Chúa, cuộc sống chúng ta chỉ đạt tới chiều kích viên mãn, nếu chấp nhận cho tha nhân chiếm hữu hay làm một “tấm bánh bẻ ra cho mọi người.”

Làm sao có thể hy sinh như thế, nếu không kết hiệp thực sự với Chúa Giêsu Thánh Thể ? ÐGH Gioan Phaolô II tâm sự : “Thời gian ở lại với Chúa thật là vui thú, được nghiêng mình vào lòng Người như môn đệ yêu dấu (x. Ga 13 :25) và cảm nhận tình yêu vô hạn trong trái tim Người. Nếu trong thời đại này, điểm nổi bật nhất của Kitô hữu là ‘nghệ thuật cầu nguyện,’ từ tình yêu chân thành làm sao chúng ta không cảm thấy một nhu cầu canh tân để ở lại lâu giờ với Chúa Kitô đang hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh này ? Anh chị em quý yêu, tôi rất thường có kinh nghiệm nầy và tôi đã múc lấy từ đó sức mạnh, niềm an ủi và sự nâng đỡ.” (1) Nơi Thánh Thể, Ðức Giêsu đích thực ngự giữa chúng ta, như xưa Người hiện diện giữa các môn đệ tiên khởi. Người hiện diện vì yêu chúng ta và muốn chúng ta hiệp nhất với Người trong tình yêu, để tha thứ tội lỗi chúng ta và để cuộc sống mới của chúng ta thăng tiến trong Người. “Bởi đấy, Giáo hội liên lỉ hướng về Chúa đang hiện hiện trong Bí Tích trên Bàn thờ, nơi Giáo hội thấy Người tỏ bày trọn vẹn tình yêu vô biên,” (2) để “Giáo hội múc lấy sự sống từ Chúa Kitô Thánh Thể. Giáo hội được Chúa nuôi dưỡng và soi sáng.” (3) Phải, trong Thánh Thể, mỗi người chúng ta được cải biến nên hình ảnh Ðức Kitô rõ nét hơn, để trong gia đình, xóm giềng, công sở và cộng đoàn, chúng ta có thể chiếu tỏa Chân Lý và Tin Mừng Sự Sống, Tình Yêu và Hy Vọng cho mọi người. Qua chúng ta, chắc chắn Chúa Kitô đến cứu chữa và tác thánh, hiệp nhất và kiện cường tất cả những ai đang sống sát chúng ta. Trong Thánh Thể, chúng ta càng trở nên Thân Thể Ðức Kitô tức Giáo Hội Người, một Giáo hội được sai đi làm Ánh sáng muôn dân, Cột trụ chống đỡ Chân lý và Ánh sáng chiếu soi niềm Hy vọng cho trần gian.

Trên đường trần thế, nếu không tham dự bữa tiệc của Chúa, làm sao người Kitô hữu có thể nuôi dưỡng đức tin, chữa lành thương tích, và trung tín đến cùng ? Chỉ có Mình Máu Chúa mới đẩy con người tới mức công chính như Thiên Chúa. Nếu không có lương thực thiên thần, chúng ta sẽ không thể tồn tại và tiến bước trên trần gian.

Thực tế, ngày nay có nhiều người khinh thường trước lời mời tham dự bàn tiệc thánh của Chúa. Giáo hội lo ngại trước tình trạng giáo dân không tham dự thánh lễ nữa, nhất là tại Âu châu. Thực ra, mỗi lần dâng thánh lễ, chúng ta hiểu biết kỳ công Ðức Giêsu thực hiện “cho chúng ta và đám đông” được cứu độ. Ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa kêu gọi chúng ta canh tân đức tin. Càng nỗ lực canh tân, chúng ta càng có khả năng đem Tin Mừng đến cho người nghèo. Ðó không phải chỉ là nỗ lực cá nhân nhưng cả cộng đoàn.

CHIỀU KÍCH XÃ HỘI TRONG THÁNH THỂ

Như thế, ngoài chiều kích thiêng liêng, Thánh Thể còn có tầm ảnh hưởng xã hội. Thực vậy, “trong mỗi Thánh lễ, Chúa mời gọi chúng ta hãy theo sát lý tưởng hiệp thông mà Công vụ Tông Ðồ mô tả như mô hình Giáo hội trong mọi thời đại. Ðó là Giáo hội quy tụ xung quanh các Tông đồ, được Lời Thiên Chúa mời gọi, có thể chia sẻ cả của cải thiêng liêng lẫn vật chất (x. Cv 2:42-47).” (4) Hơn nữa, “không những Thánh Thể là một hình thức diễn tả đời sống hiệp thông trong Giáo hội, nhưng còn là một kế hoạch xây dựng tình liên đới cho toàn thể nhân loại. Trong khi cử hành Thánh Lễ, Giáo hội không ngừng canh tân ý thức mình không những là một “dấu chỉ và khí cụ” giúp cho sự hiệp thông thân mật với Thiên Chúa, mà còn cho sự hiệp nhất toàn thể nhân loại. Khi tham dự thánh lễ, Kitô hữu tìm cách trở nên người cổ động tình hiệp thông, hòa bình và mối liên đới trong mỗi hoàn cảnh. Hơn bao giờ, thế giới đầy nhiễu nhương hôm nay, bắt đầu kỷ nguyên mới với bóng ma khủng bố và chiến tranh bi thương, đang đòi hỏi Kitô hữu học hỏi về hòa bình từ một ngôi trường vĩ đại là mầu nhiệm Thánh Thể. Dù đang nắm trách nhiệm gì trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, họ đều được đào tạo nên những người cổ động công cuộc đối thoại và hiệp thông từ ngôi trường đó.” (5)

Qui tụ và hiệp nhất Giáo hội vẫn còn là bổn phận căn bản và hàng đầu của các môn đệ Chúa Kitô, hôm nay cũng như hôm qua. Chú ý tới những người yếu đuối và nghèo khổ nhất phải là ưu tiên số một. Những người này phải nằm ở trung tâm cộng đoàn, chứ không bị những người khỏe mạnh đẩy ra ngoài lề Giáo hội. Làm sao một cộng đoàn có thể là Giáo hội Chúa Kitô, khi những phần tử chỉ biết tiêu xài và sống cho mình, mà không quan tâm đến những người nghèo của Thiên Chúa ?

Người nghèo gồm đủ mọi thành phần hỗn tạp, lạc lõng, rải rác, và vô định hướng. Ðức Giêsu muốn biến họ thành những khách được mời tham dự một đại hội. Từ một “đoàn chiên không có người chăn dắt,” Người muốn làm thành một cộng đoàn tương tự dân Chúa trong sa mạc sống với manna. Người còn muốn qui tụ họ thành một Giáo hội phục vụ và loan báo Tin Mừng, một cuộc hiệp thông vào tiệc cưới Con Chiên thời cánh chung, khi nhân loại vui vẻ quây quần trong bàn tiệc Nước Thiên Chúa.

Giáo hội không phải là một tập thể vô tổ chức. Khi muốn nuôi sống muôn dân, Chúa qui tụ các môn đệ và truyền cho họ làm việc có tổ chức : “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” (Lc 9 :14) Chúa sai các ông phân phát lương thực cho dân chúng. Các môn đệ đúng là những đầy tớ phục vụ dân Chúa. Khi làm bánh hóa nhiều, Chúa như sai từng tín hữu đi phục vụ, chứ không phải tìm cách hưởng thụ. Ðôi khi họ bị thử thách vì thiếu phương tiện chu toàn những trách nhiệm nặng nề. Nhưng, càng có tổ chức, càng dễ vượt qua những khó khăn trong công cuộc phục vụ.

Làm việc bác ái cũng thế. Nếu không có tổ chức, không thể đi xa được. Không phải bất cứ ai thiếu thốn về vật chất đều có thể gộp thành một nhóm với nhãn hiệu “người nghèo” để được trợ cấp như nhau. Nói khác, không nên phát chẩn hoàn toàn cho hết mọi người. Làm thế, công cuộc bác ái sẽ phí phạm rất nhiều. Nên nhớ, khi bữa ăn sắp kết thúc, Chúa truyền các môn đệ đi lượm những vụn bánh vung vãi khắp nơi (x. Lc 9 :17). Kết quả được mười hai thúng đầy, để có thể để bắt đầu một công cuộc khác. Việc bác ái cũng tương tự. Cần thu vén khéo léo, mới có thể cứu nhiều người.

Như các tông đồ tổ chức quần chúng theo lệnh Chúa, chúng ta cần phân hạng người nghèo. Có những người nghèo cần được giúp đỡ hoàn toàn. Nhưng cũng có những người nghèo vẫn còn khả năng sản xuất. Chỉ cần được cấp vốn, họ có thể tự nuôi mình và giúp đỡ người khác. Thực tế, người nghèo có thể nâng đỡ người nghèo. Cần khuyến khích họ dùng “số vốn” đã nhận đầu tư vào việc mưu ích cho mình và tha nhân.

Ðể có thể vực dậy cả một dân tộc đang chìm đắm trong cảnh túng cực về mọi mặt, cần thành lập một quỹ tín dụng bác ái cho người nghèo. Ðây là công cuộc bác ái thực sự, vì làm cho con người lớn lên trong sự tự tin và tin tưởng lẫn nhau. Từ đó, tinh thần trách nhiệm liên đới nảy sinh. Công cuộc bác ái phải nhằm nâng cao cả thể chất lẫn tinh thần mới thực sự là bác ái. Thực thế, sau mỗi lần Chúa chữa bệnh hay làm phép lạ hóa bánh hay hóa cá, dân chúng đều tôn vinh Thiên Chúa và nhận ra quyền năng lớn lao nơi Ðức Giêsu. Họ vang lời ca tụng Chúa, vì không phải chỉ được thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhưng còn được hoàn toàn giải thoát về tinh thần nữa. Chỉ có bác ái toàn vẹn mới làm thay đổi cuộc sống và hướng con người lên tới Chúa.

Ngày xưa, khi làm phép lạ hóa bánh, không những Chúa nhằm nuôi dân chúng, nhưng còn đón tiếp, chữa lành và nói cho họ về Nước Trời nữa. Quỹ tín dụng cũng thế, không những giúp dân chúng có kế sinh nhai, mà còn làm cho họ có cơ hội thực tập đức công bình, bác ái, thành thật, trách nhiệm, tương trợ v.v. cần thiết cho công cuộc xây dựng quê hương phồn thịnh và dân tộc hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con tìm thấy con đường giải thoát trong Bí tích Thánh Thể. Xin Thánh Thể Chúa trở nên nguồn sống, tình yêu và sức mạnh cho chúng con trong cuộc sống hôm nay. Amen.

Thánh Ca : Dấu Ấn Tình Yêu



Ti Vi Đức Mẹ - Tin Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 24/06/2011



Mời các bạn theo dõi Chương Trình Ti Vi Đức Mẹ , mục Tin Tức Giáo Hội Hoàn Vũ ngày 24/06/2011.


Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Nghe đọc audio truyện : Hoa hồng xứ khác - Nguyễn Nhật Ánh



Tác phẩm : Hoa Hồng Xứ Khác
Tác giả : Nguyễn Nhật Ánh

Hoa hồng xứ khác - là một trong những truyện viết cho lứa tuổi học trò hay nhất của Nguyễn Nhật Ánh ...

Câu chuyện bắt đầu khi Khoa lên thành phố học và kết bạn cùng 4 người bạn tốt.Câu truyện nhẹ nhàng vui vẻ với những tiếng cười và cả những bất ngờ ngoài dự tính của độc giả...

Trong truyện, Ngữ, Khoa và Hòa lé đều say mê cô bạn cùng lớp Gia Khanh. Cái cô gái bị ba người cùng theo đó sẽ phải làm sao. Ba anh chàng làm gì để “chiến thắng”. Điều lý thú là gần như tác giả tái hiện lại thời học trò của mình với ngôn ngữ thời bây giờ nên các bạn đọc trẻ sẽ tìm thấy hình bóng của chính mình trong đó.

Từ đầu đến cuối truyện hầu hết là những tiếng cười nhưng 1 chút tiếc nuối luôn là kết thúc quen thuộc của Nguyễn Nhật Ánh.

Hãy đọc và cảm nhận tại đây, hoặc tại đây và tại đây.

Mời nghe audio truyện theo Sách Nói tại đây, theo YouTube tại đây


Bản tin thời sự tổng hợp ngày 23/06/2011



Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp ngày 23/06/2011 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.



Điểm một số tin tức thế giới