Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010

Bài học từ khủng hoảng

Nền kinh tế toàn cầu không thể thoát khỏi quy luật tăng trưởng rồi suy tàn. Khi khủng hoảng xảy ra, người ta coi đó như hậu quả tất yếu sau một kỳ tăng trưởng nóng và là dấu hiệu tốt cho thấy một sức sống mới sắp bắt đầu. Từ đó, khủng hoảng được coi là biện pháp đào thải hiệu quả để loại bỏ một số phần tử yếu kém, lạc hậu và chỉ có những gì thực sự khỏe mạnh mới có thể tồn tại. Có người cho rằng nguyên nhân khủng hoảng là do cách điều hành nền kinh tế thiếu hợp lý sau một thời gian phát triển quá nóng. Có người lại nói khủng hoảng là kết quả của những mưu đồ chính trị hoặc trục lợi của một số tổ chức, cá nhân có tầm ảnh hưởng tài chính rộng lớn. Keynes - nhà quý tộc đại diện cho bộ tài chính nước Anh, đồng tác giả cùng với các ngân hàng tư bản tạo ra cuộc Đại Suy thoái năm 1929, đã lập luận rằng: “Làm đồng tiền giảm giá, tạo ra lạm phát liên tục là có thể kín đáo tước đoạt một phần tài sản của công dân. Trong quá trình bần cùng hóa nhân dân, một số ít người sẽ giàu to. Không có thủ đoạn nào lại có thể lật đổ chính quyền một cách kín đáo, chắc chắn và thành công bằng lạm phát. Quá trình này tích lũy các nhân tố phá hoại theo quy luật kinh tế. Hàng triệu người chưa chắc đã có một người nhận ra nguồn gốc của vấn đề”. Trong con người luôn tồn tại cái thiện và cái ác, lòng tham và lòng nhân từ. Chu kỳ tăng trưởng và suy thoái kinh tế chính là kết quả đấu tranh bên trong bản chất của con người. Cho dù nguyên nhân có là do chính sách sai lầm vô tình hay cố ý thì việc xác định bản chất của khủng hoảng và tăng trưởng sẽ giúp ta phòng tránh trước những hậu quả suy thoái kinh tế nặng nề. Có nhiều dấu hiệu tăng trưởng và biện pháp điều tiết của các nhà hoạch định chính sách sớm bộc lộ một chu kỳ khủng hoảng sắp bắt đầu: Tiền được phát minh để phục vụ cho nhu cầu cần thiết của việc trao đổi hàng hóa. Lịch sử đồng tiền đã trải qua hàng nghìn năm phát triển với những quy định trong một trò chơi mà người ta thường gọi là chính sách tiền tệ. Ai nắm quyền kiểm soát đồng tiền sẽ nắm quyền kiểm soát vận mệnh quốc gia. Điều tiết tiền tệ là công cụ mang lại nhiều lợi ích to lớn cũng như hậu quả khó lường đòi hỏi nhà hoạch định chính sách phải biết sử dụng thành thạo và tùy biến trong từng trường hợp. Một chế độ tiền tệ nới lỏng trong thời gian dài với những chính sách bơm tiền ra ngoài xã hội, duy trì vay nợ với lãi suất thấp... sẽ tạo ra một lượng tiền ảo lớn vượt quá thực tế giá trị của cải xã hội, dẫn đến hậu quả tất yếu là lạm phát. Khối lượng hàng hóa do xã hội sản xuất là có hạn, do bị đầu cơ và sử dụng vô tội vạ đã dẫn đến khan hiếm và đẩy giá thành tăng vọt. Giá trị đồng tiền bị giảm sút nghiêm trọng. Khi đó luồng tiền tất nhiên sẽ chảy vào những nơi lưu giữ mà giá trị của nó ít bị ảnh hưởng như vàng, trái phiếu chính phủ... Tính mất cân đối trên toàn cầu giữa các nước giàu thực sự do của cải vật chất và các nước giàu do tiêu dùng giá trị ảo của đồng tiền. Nói cách khác, trung tâm của khủng hoảng sẽ xảy ra ở những nơi mà nền kinh tế phát triển dựa trên đầu cơ dàn trải, luồng vốn chảy vào ồ ạt, các chế độ kiểm soát tiền tệ nới lỏng nhằm phát triển kinh tế với giá trị ảo. Trên thương trường, đồng tiền luôn sinh lời, chính vì vậy khi một luồng vốn lớn tích tụ tại một nơi sẽ dẫn đến việc phải xoay xở để tìm phương cách đầu tư. Lòng tham của con người chạy theo lợi nhuận ảo sẽ dẫn đến khủng hoảng bong bóng. Chính sách hoạch định phát triển kinh tế luôn quyết định chu kỳ của khủng hoảng. Việc vay mượn luồng vốn từ nước ngoài hoặc từ các tổ chức để phát triển kinh tế thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến bùng nổ kinh tế ảo và xảy ra khủng hoảng. Thay vì dùng tiền vay mượn để đầu tư vào việc nâng cao giá trị sản xuất, hoặc chất xám của con người nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sáng tạo, làm ra của cải vật chất đích thực cho xã hội sau khi đã trả gốc và nợ vay, thì một số nước lại dùng tiền vay mượn để đầu cơ vào những giá trị ảo như bất động sản, vẽ ra các dự án để đầu tư và bán lại kiếm lời, cho vay lãi, đầu tư vào chứng khoán... dẫn đến khủng hoảng là tất yếu. Nhiều người cho rằng phương cách mà Mỹ đang làm là bơm tiềm ra để đối phó với khủng hoảng hiện nay nhằm kích thích lại tiêu dùng, nâng cao sản xuất... đẩy nền kinh tế đi lên sẽ là nguyên nhân cho các cuộc khủng hoảng kế tiếp. Xét về ngắn hạn thì dân Mỹ hiện nay thấy cuộc sống được cải thiện rõ nhưng về tương lai dài hạn thì việc vay mượn từ phát hành trái phiếu, in tiền, kêu gọi đầu tư,... sẽ là gánh nặng trả nợ cho thế hệ trẻ của Mỹ sau này. Thói quen tiêu dùng sẽ ăn sâu vào phong cách sống với những giá trị ảo của người dân dẫn đến một vòng luẩn quẩn “Phát triển - nóng - lạm phát - trì trệ - khủng hoảng - phát triển trở lại”. Chính trị và kinh tế luôn ảnh hưởng qua lại với nhau. Kết quả tăng trưởng ấn tượng hay suy thoái của nền kinh tế là bệ phóng tốt cho sự công kích của các đảng phái tranh giành quyền lực ở mọi nước tư bản. Lợi dụng tình hình kinh tế để đưa ra những chính sách đánh vào tâm lý mong đợi của dân chúng là cách tốt nhất để giành phiếu bầu. Có thể mỗi đảng đều có lý lẽ riêng nhưng nếu họ vẫn đi theo đường lối chung là phát triển kinh tế dựa vào đầu tư giá trị ảo thay vì kích thích sản xuất của cải vật chất thực sự cho xã hội thì kết quả vẫn sẽ giống nhau. Các sự kiện lớn là cơ hội phát triển kinh tế nhưng đôi khi lại là hậu họa nếu không biết tận dụng đúng cách. Olympic là một cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia chủ nhà nào nắm quyền đăng cai. Trung Quốc là một trong những nước tận dụng cơ hội vàng thành công trong năm 2008 vừa qua. Bốn năm chuẩn bị là bốn năm để nước đăng cai nâng cao môi trường sống, văn hóa, trang thiết bị vật chất, công nghệ, khả năng tài chính kinh tế. Đó là cơ hội vàng để kêu gọi đầu tư về tiền bạc, công nghệ, quảng bá hình ảnh của đất nước, phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao đời sống dân sinh. Trung Quốc đã có một bước phát triển thần kỳ trong bốn năm với tốc độ phát triển hai con số thật ấn tượng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, đằng sau sự phát triển thần kỳ đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình hình nền kinh tế phát triển chậm lại giống như những nước từng là chủ nhà của Olympic trước đây nếu không có chính sách phát triển đúng đắn. Việc đẩy mạnh đầu tư trước Olympic cùng với sự gia tăng về doanh số, doanh thu, hoạt động đầu tư và tiêu dùng sẽ có xu hướng chững lại sau kỳ Olympic. Sử dụng chi phí bảo trì của các dự án khổng lồ chỉ phục vụ cho kỳ Olympic sẽ là một gánh nặng gây ra nhiều lãng phí to lớn và lâu dài. Riêng ngành kinh doanh khách sạn sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng do lượng đầu tư vào dịch vụ du lịch nở rộ chỉ phục vụ cho một lượng khách đột biến trong kỳ Olympic. Những chất xúc tác khó kiểm soát như thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng góp phần làm thổi bùng ngọn lửa khủng hoảng. Sau một thời gian dài phát triển kinh tế nóng, nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng cao sẽ khiến cho nhu cầu về sử dụng tài nguyên như dầu lửa, đồ ăn thức uống ngày một lớn. Tuy nhiên vì mức sản xuất của xã hội và tài nguyên có hạn do con người chú trọng đầu cơ vào những giá trị ảo như bất động sản, chứng khoán nên giá cả các mặt hàng thiết yếu ngày một tăng. Giá trị đồng tiền vì thế mà ngày càng sụt giảm do đã vượt quá giá trị thực. Thiên tai và dịch bệnh ập đến cộng với giá cả các mặt hàng lương thực, dầu lửa, v.v… tăng cao khiến cho cuộc sống khó khăn, sức lao động giảm sút, sức khỏe của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Vì nội tại của nền kinh tế đã phát triển quá nóng nên khi bị những yếu tố ngoại cảnh tác động sẽ bộc lộ bản chất yếu kém. Có nhiều phương thức thường được áp dụng để vượt qua khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ gây ra. Trải qua những biến cố khủng hoảng lịch sử, ta thấy có một số phương thức chống khủng hoảng chung thường được áp dụng. Tuy nhiên, tùy từng đợt khủng hoảng khác nhau, các nhà hoạch định chính sách lại bổ sung thêm phương thức chống khủng hoảng đặc trị phù hợp với hoàn cảnh. Phương thức chống khủng hoảng giống như một đơn thuốc mà những thầy thuốc là nhà hoạch định chính sách có thể gia giảm thêm một số loại thuốc phụ trợ bên cạnh những loại thuốc chính để điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế vào từng giai đoạn khác nhau. Trong đó các phương thức phổ biến như: - Thắt chặt chế độ tiền tệ: Đây là biện pháp được dùng đầu tiên và chính yếu trong tình trạng nền kinh tế đang phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng. Các ngân hàng cho vay quá nhiều dẫn đến tình trạng thiếu lượng vốn cần thiết để duy trì hoạt động hay nói cách khác là thiếu tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thể hiện sức khỏe của nền kinh tế, khi nó ốm yếu có nghĩa là nền kinh tế đang lâm nguy. - Tiết kiệm chi tiêu: Trong lúc khó khăn, tiết tiệm được coi là quốc sách. Tại sao mỗi khi khó khăn con người mới nghĩ đến tiết kiệm như một giải pháp chứ không phải là một thói quen? Nếu mọi người đừng tiêu xài hoang phí và sử dụng tiền không phải của mình đầu tư nhằm sinh lời ảo thì có lẽ đã không xảy ra khủng hoảng kinh tế. Khi khủng hoảng, con người mới nhận thấy rõ nhất giá trị thực của nền kinh tế, giá trị thực tài sản của mình và bắt đầu biết quý trọng, tiết kiệm những đồng tiền mồ hôi nước mắt khi chi tiêu. - Cơ cấu lại danh mục đầu tư: Hơn lúc nào hết, trong thời kỳ khủng hoảng, nền kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư và tổ chức càng cần phải xem xét lại danh mục đầu tư, duy trì những khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao, và cắt giảm một số khoản không cần thiết. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần phải biết đâu là danh mục cần loại bỏ và đâu là danh mục nên giữ lại, để đầu tư sao cho hiệu quả và hợp lý, tránh ít nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ chuyển đổi từ những danh mục đầu tư đã phát triển nóng như bất động sản, chứng khoán sang những khoản mục an toàn hơn là vàng, đôla, trái phiếu Chính phủ và tiết kiệm. - Công bố các gói kích thích kinh tế phát triển: Đây là một phương thức không thể thiếu trong việc chống lại suy thoái kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ và những hệ lụy do khủng hoảng hệ thống tài chính gây ra, đã ảnh hưởng trực tiếp tới mọi doanh nghiệp, người dân và đặc biệt là những người nghèo. Các phương thức tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, sinh hoạt thường nhật của người dân với những mặt hàng thiết yếu ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đây là lúc chính phủ cùng quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ cho vay một lượng tiền lớn để phát triển đầu tư công, nâng cao đời sống an sinh xã hội của người dân đặc biệt là những người nghèo hoặc thất nghiệp, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp trước đây làm ăn hiệu quả, có thang điểm tín dụng an toàn và những doanh nghiệp có ảnh hướng lớn đến nền kinh tế-xã hội được vay vốn để vượt qua khó khăn. Điều khác biệt của việc bơm tiền sau khủng hoảng nhằm ngăn chặn đà suy thoái đó là tập trung tiền để kích thích xã hội làm ra của cải thực sự nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của toàn dân thay vì bơm tiền để đầu cơ vào những giá trị ảo như đất đai, chứng khoán như trước đây. - Cùng đoàn kết hợp tác chống khủng hoảng kinh tế: Hơn lúc nào hết, các quốc gia và tổ chức cần phải cùng phải chung tay để vượt qua khủng hoảng và suy thoái. Các tổ chức như G20, ASeam... đã họp bàn với nhau để cùng tìm ra phương hướng, dự báo và cách thức hỗ trợ lẫn nhau. Lý do chính khiến các nước phải cùng nhau thảo luận là vì quan hệ chính trị và ảnh hưởng qua lại ràng buộc giữa các nền kinh tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, hệ thống tài chính, đầu tư, chứng khoán... của các nước liên kết với nhau khá chặt chẽ và sâu rộng. Một tập đoàn đa quốc gia bị sụp đổ tại một chi nhánh thì lập tức toàn bộ tập đoàn bị ảnh hưởng. Suy thoái kinh tế xảy ra tại một đất nước lớn mạnh như Mỹ khiến cho nhiều công ty mẹ ở đó bị sụp đổ, các công ty con ở những quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng do vốn bị rút về nước. Toàn cầu hóa chính là lý do cấp thiết để các quốc gia cùng nhau hợp tác chống khủng hoảng. (Trích cuốn sách "Giấc mơ trứng vàng" do Alpha Books ấn hành)

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 29/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 29/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 28/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 28/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Lịch sử Việt Nam : Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân

Lý Bí (503-548) xuất thân từ một hào trưởng địa phương do yêu nước thương dân căm giận bè lũ đô hộ tàn bạo đã từ quan đứng lên khởi nghĩa chống nhà Lương. Tháng 2-544, ông tuyên bố dựng nước, đặt Quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng. Ông là người Việt Nam đầu tiên xưng Đế khẳng định chủ quyền và lòng tự hào dân tộc. Ngày nay, ở các địa phương phía bắc có hơn 200 đình miếu thờ Lý Bí và các tướng của ông. Theo sử cũ, quê ông ở huyện Thái Bình (có lẽ ở phía trên thị xã Sơn Tây, trên hai bờ sông Hồng). Một thời, ông có ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) xin bổ một chức quan. Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và bình dân. Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh là hàn môn, không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài. Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu (Việt Nam xưa), đồng thời nổi dậy chống Lương. Thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí cũng đem quân theo ông tiến hành cuộc khởi nghĩa. Đứng trước cuộc khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa phương , Tiêu Tư thứ sử Giao Châu khiếp hãi, không dám chống cự chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu. Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía bắc nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc. Sau đó, vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí. Nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc thất bại hoàn toàn. Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam, Lý Bí dựng lên một nước mới, với quốc hiệu Vạn Xuân. Đại Việt sử ký đã bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có "ý mong xã tắc được bền vững muôn đời". Nhà nước Vạn Xuân hình thành không được bao lâu thì đầu năm 545, nhà Lương đã bắt đầu tổ chức những cuộc xâm lược Vạn Xuân. Lúc bấy giờ, quân Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ thành ở cửa sông Tô Lịch chiến đấu chống giặc. Thành đất, lũy tre gỗ, không mấy kiên cố, Lý Nam Đế buộc phải lui binh ngược sông Hồng, về giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du vùng ngã ba sông Trung Hà - Việt Trì. Đến tháng 2 năm 546, đội quân của Trần Bá Tiên và Dương Phiêu đã hạ được thành Gia Ninh. Lý Nam Đế vào vùng núi rừng Việt Bắc dựng lều trại trong rừng, chiêu mộ nghĩa quân. Sau một thời gian chỉnh đốn lại lực lượng, tháng 10 năm 546, Lý Nam Đế lại kéo quân từ trong núi rừng ra ở vùng hồ Điển Triệt thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nằm bên bờ sông Lô. Tuy nhiên, những trận mưa lũ cuối mùa đã khiến cho nước sông Lô đột nhiên lên to, khu căn cứ nghĩa quân trở thành một vùng cô đảo giữa biển nước mênh mông... Lợi dụng nước lớn, Trần Bá Tiên xua chiến thuyền xông trận, đánh trống reo hò mà tiến vào Điển Triệt. Lý Nam Đế và nghĩa quân bị địch tập kết bất ngờ, không kịp phòng bị, không sao chống đỡ nổi. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của Lý Nam Đế. Sau lần thất bại lớn thứ ba này, ông phải vào nương náu trong động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú). Theo sử cũ của Việt Nam, từ sau khi rút về động Khuất Lão, Lý Nam Đế thường xuyên bị đau yếu. Hai năm sau ông mất (548). Cuộc kháng chiến chống ách Bắc thuộc của người Việt sau đó được tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, một tướng cũ của Lý Bí với căn cứ khởi nghĩa tại đầm Dạ Trạch. Mời các bạn theo dõi Lịch sử Việt Nam : Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân theo chương trình của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 27/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 27/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 25/04/2010

Mời các bạn theo dõi Chương trình Ti Vi Ánh Sáng Tin Mừng ngày Chúa Nhật 25/04/2010 Bạn có thể xem lại các Chương trình Ti vi Ánh Sáng Tin Mừng của các tuần trước tại đây

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 26/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 26/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Audio book: "10 nghịch lý cuộc sống - Hướng đến sự thành công"



Tác giả: Kent M.Keith Ph.D.
Người đọc: Ái Hòa - Minh Trung
NXB: NXB Trẻ

Trong cuộc đời mình, ít nhất là một lần chúng ta gặp phải những điều nghịch lý như: khi ta làm một điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là ta làm vì tư lợi. Hay: Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Cuộc sống vốn rất nhiều nghịch lý như thế. Vậy ta phải ứng xử như thế nào trong hoàn cảnh đó? Trong một cảnh của bộ phim cao bồi kinh điển miền viễn Tây - "High Noon", cảnh sát trưởng Kane trong phim cả đời cống hiến cho sự yên bình của thị trấn. Nhưng đến lúc ông cần sự trợ giúp của họ nhất thì tất cả lại ngoảnh đi vì sợ liên luỵ đến mình.

Đó là một nghịch lý mà cuộc sống đặt ra cho Kane và đó cũng là một trong 10 nội dung của cuốn sách này. Cuốn sách "10 nghịch lý cuộc sống" luôn hướng chúng ta đến sự thành công. Nhưng thành công ở đây không phải là sự giàu sang, quyền lực hay danh vọng mà chính là quá trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Bạn phải chấp nhận là nghịch lý luôn tồn tại trong cuộc sống. Ngay cả khi thế giới quanh bạn không phát triển theo chiều hướng tốt đẹp thì bạn vẫn có thể tìm ý nghĩa cuộc sống và niềm hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Bạn có thể tìm thấy điều đó bằng cách đối diện với những gì đen tối, xấu xa nhất của cuộc sống bằng chính những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình. Bởi vì những nghịch lý đó chỉ là những yếu tố bên ngoài và bạn không kiểm soát được. Ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc thực sự của bạn lại không phụ thuộc vào những yếu tố đó. Chúng phụ thuộc vào đời sống nội tâm của bạn và đây là phần bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Kent M. Keth viết cuốn sách này khi mới 19 tuổi. Và 50 năm qua, cuốn sách này nhận được sự yêu thích của độc giả trên nhiều quốc gia. Sự thuyết phục của nó không chỉ bởi những lập luận lôgic và một tư duy rất xác thực, độc đáo với những dẫn chứng cụ thể. Mà điều quan trọng nhất là nó được viết bởi một tinh thần nhân văn, tinh thần hướng thiện con người hãy đối xử với nhau bằng chính con tim, phẩm hạnh, tình yêu thương và sự quan tâm của mình. Đó là con đường đưa bạn đến với với ý nghĩa của cuộc sống và niềm hạnh phúc thực sự, ngay cả khi thế giới quanh bạn còn đầy khó khăn, thử thách.

1 Lời giới thiệu
2 Nghịch lý thứ nhất
3 Nghịch lý thứ hai
4 Nghịch lý thứ ba
5 Nghịch lý thứ tư
6 Nghịch lý thứ năm
7 Nghịch lý thứ sáu
8 Nghịch lý lý thứ bảy
9 Nghịch lý thứ tám
10 Nghịch lý thứ chín
11 Nghịch lý thứ mười
12 Một thế giới đầy những nghịch lý
13 Hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn!
14 Phụ lục

Mời nghe theo YouTube tại đây



ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI, VỊ GIÁO HOÀNG ÁP CUỐI CỦA THỜI SAU HẾT THEO LỜI TIÊN TRI CỦA THÁNH MALACHY?

Vào Tuần Thánh năm 2010 này, quyền lực bóng tối đã khai hỏa cuộc tổng tấn công đánh thẳng vào Vatican, vào vị lãnh đạo giáo hội Công giáo là ĐGH Biển Đức XVI, sau cả chục năm các mặt trận truyền thông bùa phép bủa vây đánh vòng quanh ở nhiều nơi và nhiều phía. Và sau đó là các cơ quan từ tầm cỡ lớn đến các tờ báo ở mỗi địa phương đều đồng loạt tiền pháo hậu xung liên tiếp trong nhiều ngày, có bài bản, theo đúng chiến thuật và chiến lược trong một chiến dịch tổ chức qui mô như nhận định của giáo sư Elizabeth Lev. (Mời đọc bài viết của Gs. Elizabeth Lev: Những kẻ thua đau trong Tuần Thánh Năm 2010) Tự nhiên nhiều người nhắc tới lời tiên tri của thánh Malachy được ghi lại vào năm 1139 khi viếng Roma, về 112 vị giáo hoàng, mà ĐGH Biển Đức là vị áp cuối cùng. Đức Giáo Hoàng áp cuối cùng, tức thứ 111, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy là "Vinh Quang của Cành Ô-liu" (Gloria Olivæ, the Glory of the Olive). Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo Hội trong thời kỳ khởi đầu cuộc bách hại. Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Ô-liu. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedictô đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của thế giới, người của nhà dòng ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy là "Phêrô thành Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố 7 đồi (tức Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân." LẤY TÊN LÀ BÊNÊĐICTÔ Những ngày sửa soạn bầu giáo hoàng kế vị Đức Gioan Phaolô II vào tháng 4 năm 2005, tôi tự nhiên nhớ lại hình như đâu đây có lời tiên tri về các vị giáo hoàng. Thế là tôi đã tìm trong mạng lưới và thấy ngay. Những lời tiên tri này là của thánh Malachy vào năm 1139. Ngài là giám mục giáo phận Armagh bên Ái nhĩ lan. Năm đó ngài có dịp về Roma bái kiến ĐGH Innocentê II. Trong thời gian ở đó, ngài đã thấy một thị kiến về 112 vị giáo hoàng sau đó, liền viết ra và trao cho ĐGH Innocentê II. Mỗi vị giáo hoàng đều được nói tới qua một câu bằng tiếng La-tinh diễn tả đặc điểm. Những lời tiên tri về các vị giáo hoàng trước đây khá đúng cách này hoặc các khác. Lời tiên tri về ĐGH Gioan Phaolô II là "De Labore Solis" nghĩa là Mặt Trời Lam Lũ hay Nhật Thực. Quả thực cuộc đời của ngài ra đi không ngừng nghỉ cho đến những ngày già cả bệnh tật cuối cùng. Buổi tối ngày 18 tháng 4 năm 2005, ngày đầu tiên bầu giáo hoàng mà chưa có kết quả, tôi ngồi đọc những lời tiên tri trong danh sách 112 vị giáo hoàng, thì ĐGH Gioan Phaolô II là thứ 110. Và đức giáo hoàng kế vị sẽ là thứ 111, áp cuối cùng trong danh sách. Đây là vị giáo hoàng áp cuối vào thời sau hết? Câu nói trong lời tiên tri thánh Malachy về vị giáo hoàng này là "Vinh Quang Ngành Ô-liu" (Gloria Olivae, the Glory of the Olive). Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình. Dòng thánh Benedictô nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của cành ô-liu". (The Benedictine order traditionally said this Pope would come from their order). Thánh Benedictô (Biền Đức) đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của trật tự thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ. Đọc xong tôi tự hỏi liệu những lời trên đây sẽ nghiệm tới cỡ nào. Vì trong các hồng y kỳ này có ai là từ dòng Bênêdictô đâu! Vậy là ngày hôm sau, 19 tháng 4, vào lúc 5:45 chiều giờ Roma (tức lúc 10:45 sáng giờ New Orleans), tôi mở TV thì thấy khói trắng đang bốc ra từ ống khói trên nóc nhà nguyện Sistine. Mọi người đang tuốn vào công trường thánh Phêrô để chứng kiến giây phút lịch sử. Đúng 6:05 thì chuông nhà thờ thánh Phêrô vang lên reo vui. Và giây phút quan trọng đã đến: đúng 6:40 chiều (giờ Roma) thì đức hồng y Jorge Medina Estivez tiến ra bao lơn đền thờ thánh Phêrô tuyên bố: "Habemus Papam" nghĩa là "Chúng Ta Đã Có Giáo Hoàng." Nhiều người hồi hộp chờ đợi, nghĩ rằng vị giáo hoàng mới chắc thế nào cũng lấy tên là Gioan Phaolô III để theo bước chân vị mục tử đang quá nổi tiếng. Lời tuyên bố tiếp: vị giáo hoàng mới là đức hồng y Josef Ratzinger, lấy tên là Benedictô XVI. Nghe vậy tôi bèn giật bắn người lên. Sao lần này lời tiên tri lại có thể đúng quá như thế. Chỉ khác là đức hồng y Josef Ratzinger không phải là người thuộc dòng Benedictô, nhưng lại lấy tên là Benedictô để nói lên cái tinh thần của thánh Benedictô chăng? Thế là biết bao nhiêu suy diễn đầy tràn trên các mạng lưới. Rằng sắp đến ngày tận thế! Vì chỉ còn một vị nữa là hết danh sách! Câu nói tiên tri về vị giáo hoàng cuối cùng, tức thứ 112 là "Phêrô thành Rôma." "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội Rôma, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố 7 đồi (tức Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân." AI LÀ MALACHY? Thánh Malachy sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội lấy tên La-tinh là Maelmhaedhoc, nhưng ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo, thụ phong linh mục vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachy qua đời trong lúc hành hương Rôma lần thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachy là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế. Thánh Malachy có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng sau này - từ Đức Giáo Hoàng Innocent II cho tới thời kỳ tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachy, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô thành Rôma." Thánh Malachy viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô II làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachy mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachy. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý của bang Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachy mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria." Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của thánh Malachy, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm ngạc nhiên người ta. CHAO ĐẢO HAY ĐỊNH HƯỚNG? Hình như thiên hạ thích suy diễn về ngày tận thế. Ngay thời trước 1975 ở Việt Nam, lâu lâu dân chúng lại đổ đi mua nến vì sẽ có tối trời ba ngày! Rồi tới thời điểm chuyển sang thiên niên kỷ mới năm 2000, thiên hạ lại càng nhiều xôn xao. Danh sách chỉ có 112 không có nghĩa là không còn vị nào nữa. Thánh Malachy chỉ nhìn thấy tới đó thì sao? Mà thời tận cùng là thời kỳ gì? Tận cùng các vị giáo hoàng từ Âu châu? Tận cùng thời giáo hội bị điêu đứng, bị chao đảo, bị tấn công từ nhiều phía? Cứ nhìn vào những "bàn tay lông lá" của những "bạo chúa" truyền thông những năm qua và những ngày vừa qua thì rõ. Muốn dán nhãn hiệu xấu hay tốt, bảo thủ hay cấp tiến là cứ tự tiện khuynh đảo hành xử. Tại sao đức tân giáo hoàng không lấy tên là Gioan Phaolô III mà lại chọn là Bênêđictô XVI? Điều này có liên hệ gì tới cành ô-liu hay tinh thần thánh Biển Đức và dòng Biển Đức? Nhiều người đã tiết lộ là đức hồng y Josef Ratzinger mỗi lần tĩnh tâm thường tới nhà dòng Monte Cassino ở gần Roma, là nơi thánh Biển Đức đã lập dòng vào thế kỷ thứ 6. Thánh Biển Đức đã khơi lên trong giáo hội một trào lưu nội tâm là đường hướng tốt nhất để vượt qua những chao đảo và bảo toàn được Giáo Hội vào thế kỷ thứ 6. Thế là mọi người đều tìm đọc bài giảng của đức hồng y Josef Ratzinger trưởng hồng y đoàn trong ngày khai mạc cơ mật hội. Và vỡ lẽ ra rằng đây không ngờ mà lại là một bài giảng mang tính chất tiên tri và viễn kiến mở hướng đi cho giáo hội đầy tin tưởng lạc quan trong những ngày sắp tới. "Chúng ta không thể cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin, trong trạng thái vị thành niên. Cứ mãi là những trẻ thơ trong đức tin nghĩa là gì? Thánh Phaolô trả lời: nghĩa là “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý.” (Eph 4:14). Một diễn tả rất thời sự! Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng… Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc (x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất." TIN VUI CHIẾN THẮNG VINH QUANG CỦA CÀNH Ô-LIU (Chúa nhật 4c Mùa Phục sinh) Vậy là câu trả lời đã khá rõ. Trong những tù mù xáo trộn bị sóng đánh trôi dạt, hãy tìm vào đời sống nội tâm và bầu khí phụng vụ thánh thiêng như tinh thần của thánh Biển Đức. Đây là lời quả quyết của chính đức hồng y Ratzinger trong bài giảng trên: "Trái lại chúng ta có một mẫu mực khác, đó là Con Thiên Chúa, là người thật. Ngài là thước đo của chủ nghĩa nhân bản đích thật. Đức tin “trưởng thành” không phải là một đức tin trôi theo những làn sóng thời thượng hay mốt mới. Đức tin với vóc dáng đầy đủ và trưởng thành là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô." Tin Mừng tuần này trả lời như vậy. Đang khi quyền lực bóng tối xem chừng tung hoành lấn lướt và nhiều người nghĩ Chúa như ngủ quên để mặc, thì Chúa có mặt ra tay và giõng giạc tuyên bố: 27 “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.” (Gioan 10:27-28) Trong lúc thiên hạ bàn tán về một ngày tận thế mơ hồ nào đó, trong lúc nhân loại càng lún sâu vào xô xát giẫy giụa do những xung khắc tham vọng quyền lực hay những bùa phép toàn cầu của "trật tự mới", khiến lòng người chao đảo, tâm hồn tín hữu xôn xao mất hướng đi, ĐGH Biển Đức XVI đang mở hướng đối thoại hòa giải và hóa giải. Mọi người đang chờ đợi một vị lãnh đạo, với cành ô-liu vinh thắng, tiếp tục hô to như ĐGH Gioan Phaolô II: "Đừng Sợ!" Vì chính Chúa là con đường và là người dẫn đường. Dù chỉ với con người dòn mỏng, ĐGH Gioan Phaolô II đã làm thay đổi thế giới và lòng người thời đại. Dù với bàn tay run rẩy của tuổi già bệnh tật, ĐGH Gioan Phaolô II vẫn thu hút cả mấy triệu người trẻ trong mỗi dịp đại hội giới trẻ thế giới. Và ngay dù đã nằm xuống, xác thân bất động, con người với ơn thánh đó đã kéo biết bao triệu người tuốn về Roma trong ngày vỗ cánh bay lên. Đó là sức mạnh của niềm tin và của con tim nhân ái xóa bỏ được mọi làn ranh. "Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa." (Gioan 14:12) TỪ MỘT THỜI BỊ NGUYỀN RỦA TỚI MỘT THỜI ĐƯỢC CHÚC PHÚC Sắp sửa tận thế hay sửa soạn một thời ân sủng? Bài giảng mang chất tiên tri này đã xướng lên ngay từ đầu: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh này" (Lc 4:21), là "công bố một năm hồng ân của Chúa." Bênêdictô từ tiếng La-tinh có nghĩa là Được Chúc Phúc, Được Ban Hồng Ân. Ở đây chữ "Lòng Thương Xót Chúa" (Divine Mercy) được nhắc đi nhắc lại. Bởi chính Đức Kitô đã bằng lòng mang lấy "toàn bộ gánh nặng của sự ác, toàn thể quyền năng hủy diệt của nó." Ngài đã trả giá cho những hồng ân đó bằng nhận lấy "ngày báo phục của Thiên Chúa" (Is 61:2) “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”(1 Pet 2:24). Và Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Galát : “Đức Ki-tô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật, khi vì chúng ta chính Người trở nên đồ bị nguyền rủa, vì có lời chép: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ! Như thế là để nhờ Đức Giê-su Ki-tô, các dân ngoại cũng được hưởng phúc lành dành cho ông Áp-ra-ham, và để nhờ đức tin, chúng ta nhận được ơn Thiên Chúa đã hứa tức là Thần Khí.” (Gal 3:13). Như thế, thay vì nhiều người cứ nghĩ tới ngày "bị nguyền rủa," bằng chính những hành động tự hủy của con người như thảm cảnh Nhà Tháp Đôi ở New York hay những vụ ôm bom tự sát để "đóng cửa trần gian," ĐGH Biển Đức mang danh hiệu đầy chất tiên tri "Được Chúc Phúc" đang mở ra một thời hồng ân của cuộc chiến thắng do chính Chúa Giêsu dẩn đầu. Đây lại chẳng phải là một lời tiên tri trong một viễn kiến đầy tin tưởng, hy vọng và tươi sáng hay sao? “Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Gioan 16:33) Lm. Trần Cao Tường --- Xin mời xem Những Lời Tiên Tri Liên Quan Tới 112 Vị Giáo Hoàng, LỜI TIÊN TRI CỦA THÁNH MALACHY VỀ CÁC ĐGH THỜI CUỐI CÙNG Lời ngỏ: Đây là bản dịch về lời tiên tri của thánh Malachy về các Đức Giáo Hoàng thời cuối cùng. Bài này không có ý gây lo sợ, bởi vì những người tin vào Chúa Kitô thì không có gì phải sợ, và chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã nhất mạnh: "Đừng sợ!". Cần cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi sáng khi phân định lời tiên tri này. Thánh Malachi sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội với tên gọi Maelmhaedhoc. Tên Maelmhaedhoc được La-tinh hóa và ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo. Ngài được thụ phong vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachi qua đời trong lúc hành hương Rôma lần thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachi là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế. Thánh Malachi có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng sau này - từ Đức Giáo Hoàng Innocent II cho tới thời kỳ tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachi, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô thành Rôma". Thánh Malachi viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô II làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachi mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachi. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý của bang Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachi mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria". Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của Thánh Malachi, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm ngạc nhiên người ta. Có tất cả 112 vị Giáo hoàng với những chân tính được liệt kê kể từ Đức Giáo Hoàng Celestine II năm 1143 cho tới thời tận cùng của thế giới.
10 GIÁO HOÀNG SAU CÙNG 1. Đức Giáo Hoàng Piô X 1903-1914, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Lửa Cháy", tên thật là Giuseppe Melchiarre Sarto. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, lục điạ Âu châu bùng cháy cuộc chiến tranh như đám lửa cháy lan từ quốc gia này tới quốc gia khác cho mãi tới năm 1914, chiến tranh đã bao phủ toàn bộ lục điạ Âu châu. 2. Đức Giáo Hoàng Benedict XV (1914-1922) biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Tôn Giáo Tiêu Tàn", tên thật là Giacomo Della Chiesa. Đức Giáo Hoàng Benedict XV được biết đến là Đức Giáo Hoàng của chiến tranh, vì lửa chiến tranh bất hòa làn tràn khắp ra thế giới. Ngài đã chứng kiến chủ nghĩa cộng sản đi vào Liên Bang Sô Viết khiến đời sống tôn giáo bị tiêu huỷ, chiến tranh thế giới thứ nhất gây thương vong cho hàng triệu người Kitô giáo như trong cuộc tàn sát ở cánh đồng Flanders và ở nhiều nơi khác. 3. Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Đức tin sắt son", tên thật là Achilee Ratti. Là vị Giáo hoàng chứng kiến thế giới chuẩn bị cho một hậu quả của một cuộc chiến để chấm dứt các cuộc chiến. Ngài chứng kiến phong trào phá thai ở Âu châu ra đời, và sự phát triển của chủ nghĩa vô thần được giảng dạy cho các giới trẻ trong các trường đại học và đầu độc để loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đầu óc những người công dân của một trật tự thế giới mới. 4. Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Mục tử thiên thần", tên thật là Eugento Pacelli. Ngài đã dành thời giờ trong thời gian đầu làm giáo hoàng trong lãnh vực ngoại giao của tòa thánh Vatican. Ngài là sự chọn lựa tự nhiên theo sau Đức Giáo hoàng Piô XI vì không có vị lãnh đạo giáo hội nào có đủ kinh nghiệm điều hành giáo hội, và với các lãnh đạo quốc gia trong cuộc xung đột thế giới. 5. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Chủ chăn và thuỷ thủ", tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli. Đức Gioan 23 là tổng Giám Mục Areoplis của Palestine trong khoảng thời gian khai sinh quốc gia Dothái, năm 1953 Đức Giáo Hoàng Piô XII phong ngài làm Hồng Y của Venice. Ngài được xem là vị Giáo hoàng được yêu mến nhất trong các Đức Giáo Hoàng cận đại. Những sử học gia tin rằng ngài được Thánh Malachi tiên tri là thuỷ thủ vì thành phố Venice là một thành phố nước. Thế nhưng cũng có thể khi ngài là tổng Giám mục của Palestine, ngài được coi là một "thuỷ thủ rao giảng" bởi vì miền đất của dân ngoại và Hồi giáo có liên quan trong lời tiên tri là "biển cả". 6. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Hoa của các loài Hoa" tên thật là Giovanni Battista Montini, Ngài làm Giáo hoàng 15 năm. Danh hiệu của ngài là ba bông hoa huệ Iris. 7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I (1978-1978 - 33 ngày), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "trăng bán nguyệt", tên thật là Albino Buciani, là vị Giáo hoàng chăn dắt Giáo hội trong thời gian ngắn nhất là 33 ngày. Khi ngài được bầu Giáo hoàng ngày 26/8/1978, là thời gian có trăng hình bán nguyệt. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo quá khích chống lại thế giới dân ngoại bùng nổ. Tổ chức OPEC dầu hỏa ra đời, và các quốc gia Ảrập dùng vũ khí dầu hỏa của họ để chống lại các quốc gia kỹ nghệ. Dấu hiệu của Hồi giáo là hình "trăng bán nguyệt". 8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Nhật thực" hay cũng còn có nghĩa là "Mặt trời lam lũ". Ngài là hoàng tử người Balan của Giáo hội Công giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đã có công trong việc làm cho chủ nghĩa cộng sảng sụp đổ. Trong suốt 25 năm làm Giáo hoàng, ngài đã tông du nước ngoài trên 100 lần và cái chết lịch sử của Ngài đã lôi kéo trên 3 triệu người tham dự tang lễ. Ngày ngài sinh ra ngày 18/5/11920 vào buổi sáng có hiện tượng nhật thực trên toàn cõi Âu châu, và ngày ngài qua đời cũng có nhật thực bán phần trên vùng trời Bắc Mỹ. 9. Đức Giáo Hoàng áp cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi là "Vinh Quang Cành Ô-liu". Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Ô-liu. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedictô đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ. 10. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachi "Phêrô thành Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "Trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố 7 đồi (tức Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân." Trở ngại với những lời tiên tri được liệt kê trong sách Những Lời tiên tri của Thánh Malachi xuất bản bởi Thomas A. Nelson, một nhà sách xuất bản Công giáo thì bản nguyên thuỷ của Thánh Malachi chỉ có 111 Đức Giáo Hoàng, chứ không phải là 112 như trong bản màu nâu xuất bản sau này. Trong khoảng giữa ấn bản thứ nhất và ấn bản sau này thì vị Giáo hoàng 112 là Phêrô Thành Rôma được thêm vào trong lời tiên tri của Thánh Malachi.

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 25/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 25/04/2010 của Đài truyền hình Việt Nam VTV.

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Tiền đồng tăng giá tới đâu ?

Sự lên giá của tiền đồng so với USD đang phản ánh kết quả tích cực động thái điều hành của NHNN trong việc chuyển dịch USD tín dụng sang USD thương mại. Từ đầu tháng 4/2010, Đô la Mỹ bắt đầu giảm giá so với tiền đồng. Tỷ giá niêm yết chuyển khoản bán ra của các ngân hàng thương mại rớt từ mức trần 19.100 xuống 19.000, thậm chí dưới 19.000 đồng/Đô la Mỹ vào trung tuần tháng 4. Trên thị trường tự do giá mua bán Đô la cũng giảm mạnh. Sự lên giá của tiền đồng so với Đô la Mỹ đang phản ánh kết quả tích cực động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc chuyển dịch Đô la tín dụng sang Đô la thương mại. Câu hỏi bây giờ là sự chuyển dịch này nên đến mức độ nào và làm thế nào để kiểm soát nó một cách hợp lý nhằm ổn định tỷ giá, kìm chế lạm phát từ nay đến cuối năm? Vay ngoại tệ lời 1%/tháng Thay vì vay tiền đồng với lãi suất cao, trung bình 16%/năm (khoảng 15-17%/năm) những tháng qua nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang vay ngoại tệ với lãi suất bình quân 4%/năm (trong mức 3-5%/năm), chênh lệch 12%/năm, tương đương 1%/tháng. Nếu vay kỳ hạn sáu tháng, doanh nghiệp được lợi lãi suất khoảng 6%. Giả sử doanh nghiệp vay ngoại tệ khi tỷ giá ở mức 19.100 đồng/Đô la Mỹ, thì 6% chênh lệch lãi suất trên tương đương 1.146 đồng/Đô la Mỹ. Nếu sáu tháng sau (đáo hạn vay) tỷ giá cao hơn 19.100 + 1.146 = 20.246 đồng/Đô la Mỹ thì người vay mới lỗ. Thông thường khi vay ngoại tệ, doanh nghiệp bán ngay cho ngân hàng lấy tiền đồng. Hiện nay khi tiền đồng lên giá, họ được hưởng lợi kép: vừa bán được Đô la Mỹ với giá cao hơn giá hiện hành, vừa được chênh lệch lãi suất. Điều này lý giải tại sao việc vay ngoại tệ đang tăng lên và dù ngân hàng có cam kết lãi suất cho vay tiền đồng tối đa 14%/năm, doanh nghiệp vẫn chê. Họ đề nghị giảm lãi suất cho vay xuống 10-12%/năm. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu thay vì 3-6 tháng sau khi thu Đô la về mới bán cho ngân hàng, thì họ bán ngay cho ngân hàng bây giờ bằng cách vay ngoại tệ và trả nợ khi nguồn thu Đô la về trong tương lai. Nguồn cung ngoại tệ vì thế trở nên dồi dào. Ngân hàng Nhà nước bơm tiền, ngân hàng thương mại “chê” Trả lời phỏng vấn VnEconomy ngày 15/4/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bơm ra một lượng lớn tiền đồng qua kênh thị trường mở, nhưng các ngân hàng mua rất ít. Cụ thể tháng 1/2010, Ngân hàng Nhà nước chào mua [lượng giấy tờ có giá tổng cộng] 264.000 tỉ đồng, nhưng các ngân hàng chỉ mua 153.000 tỉ đồng; tháng 2 Ngân hàng Nhà nước chào mua 262.000 tỉ đồng, nhưng sức mua chỉ được 73.000 tỉ đồng; tháng 3 Ngân hàng Nhà nước chào mua 218.000 tỉ đồng, các ngân hàng mua 94.000 tỉ đồng. 12 ngày đầu tháng 4-2010 Ngân hàng Nhà nước chào mua 97.000 tỉ đồng, các ngân hàng chỉ đáp ứng được 47.000 tỉ đồng. Vì sao Ngân hàng Nhà nước đột nhiên tăng lượng chào mua giấy tờ có giá để đưa tiền đồng ra nhiều như vậy? Đây chắc chắn không phải sự bắt đầu của chính sách nới lỏng tiền tệ vì Thống đốc nói rõ: “Thỏa thuận (ý nói áp dụng lãi suất thỏa thuận - NV) không có nghĩa là nới lỏng”. Động thái gia tăng bơm tiền được lý giải như sau: doanh nghiệp bán ngoại tệ vay được cho ngân hàng - ngân hàng thừa ngoại tệ nên bán lại cho Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng. Số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua, được đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối. Hãng Reuters ngày 7/4/2010 dẫn nguồn tin từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm nay được dự báo tăng thêm 15%, lên 17,5 tỉ Đô la Mỹ, sau khi giảm 34% năm 2009. Trước đó, các định chế quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và WB nhận định vào cuối năm ngoái, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước 15-16 tỉ Đô la Mỹ, sau khi đạt đỉnh khoảng 23 tỉ Đô la Mỹ trong năm. Con số này tỏ ra phù hợp với mức tăng 15% và giảm 34% mà WB đề cập nói trên. Như vậy Ngân hàng Nhà nước thời gian qua có khả năng đã mua vào khoảng 2-2,5 tỉ Đô la Mỹ, tức bơm ra thị trường tương đương 38.000 - 47.500 tỉ đồng (tỷ giá 19.000 đồng/Đô la Mỹ). Lượng tiền bơm ra này chưa thể ngang bằng với lượng tiền hút về, tương đương với số ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước bán ra nhiều đợt trong năm ngoái và đầu năm nay nhằm can thiệp ổn định tỷ giá mỗi lần điều chỉnh biên độ hoặc tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố. Việc bơm ra tiền đồng qua thị trường mở hiện nay chính là để cân bằng việc bán - mua ngoại tệ nhằm cải thiện dự trữ ngoại hối. Ngoại tệ huy động chảy sang ngoại tệ thương mại Từ năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước ngừng công bố con số tuyệt đối dư nợ cho vay và huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Thay vào đó, website của cơ quan quản lý ngành ngân hàng chỉ công bố mức thay đổi của tăng trưởng tín dụng hàng quí, hàng tháng. Năm 2009 tăng trưởng tín dụng theo Ngân hàng Nhà nước là 37,73% so với cuối năm 2008; quý 1/2010 là 3,34% so với cuối năm 2009. Trong một cuộc họp vào cuối năm 2008, Ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ cả hệ thống năm đó khoảng 1,3 triệu tỉ đồng. Tính ra, dư nợ cho vay năm 2009 ước chừng 1,75 triệu tỉ đồng và quí 1-2010 khoảng 1,8 triệu tỉ đồng. Trong cơ cấu dư nợ, từ nhiều năm nay, dư nợ cho vay bằng tiền đồng thường chiếm khoảng 75-85%, bằng ngoại tệ 15-25% tùy thời kỳ. Năm ngoái, theo các ngân hàng phỏng đoán, dư nợ tiền đồng - ngoại tệ ước 80-20%. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng dư nợ tiền đồng hơn 43% và ngoại tệ hơn 17%. Tuy nhiên, sang quý 1/2010 tỷ trọng dư nợ tiền đồng và ngoại tệ đổi chiều. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2010, dư nợ ngoại tệ quí 1 tăng 14,07% so với cuối năm ngoái trong khi dư nợ tiền đồng chỉ tăng 0,57%. Từ đây có thể nhận thấy cơ cấu cho vay đang biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ ngoại tệ, giảm dư nợ tiền đồng. Nói cách khác, các ngân hàng đang lấy vốn huy động ngoại tệ cho vay ngoại tệ và thông qua việc bán Đô la Mỹ vay lấy tiền đồng của doanh nghiệp để biến ngoại tệ huy động thành ngoại tệ thương mại. Con số ngoại tệ huy động chuyển dịch thành ngoại tệ thương mại trong quý 1/2010, qua nhiều số liệu tính toán, ước đoán 2 tỉ Đô la Mỹ. Bước đầu, Ngân hàng Nhà nước đã tương đối thành công trong việc giải quyết vấn đề thừa Đô la huy động, thiếu Đô la thương mại tồn tại đã lâu của hệ thống ngân hàng. Song, nhìn về tương lai, đến tháng 6-7 năm nay, khi các khoản vay ngoại tệ của doanh nghiệp đáo hạn, liệu có xảy ra tình trạng doanh nghiệp đổ xô đi mua ngoại tệ trả nợ, và Ngân hàng Nhà nước có bán Đô la cho tổ chức tín dụng để đối tượng này bán lại cho doanh nghiệp? Một trong những phương thức kiểm soát hiệu quả quá trình này là tiếp tục tăng giá tiền đồng ở mức thích hợp để người dân chuyển dịch tiết kiệm ngoại tệ thành tiết kiệm tiền đồng, bán ngoại tệ cho ngân hàng thay vì gửi tiết kiệm ngoại tệ. Đây là cách để tăng nguồn cung Đô la thương mại và giảm Đô la huy động một cách triệt để. Tuy vậy, nhìn từ góc độ thương mại, một khi tiền đồng hấp dẫn hơn cũng có nghĩa là xuất khẩu không được hưởng lợi từ tỷ giá. Tính toán để cân bằng lợi ích của nhiều chủ thể là điều Ngân hàng Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục làm khi điều hành tỷ giá năm nay. Theo Hải Lý (TBKTSG)

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 24/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 24/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Phúc âm Lễ Chúa Nhật IV - Phục Sinh (25/04/2010)

Nguồn : www.40giayloichua.net ĐỂ KHỎI BỊ DIỆT VONG Linh mục Inhaxiô Trần Ngà Tin Mừng thánh Gioan (Ga 10,27-30) Trong các loài thú thì chiên cừu là loài vật hiền lành nhất và cũng yếu đuối nhất. Những loài mãnh thú như sư tử, hổ báo… là những con thú hung tợn, có nanh, có vuốt lại có sức mạnh và sự lanh lẹ phi thường nên có thể dễ dàng quật ngã những loài thú yếu đuối hơn và biến những con thú nầy thành mồi ngon cho chúng. Có những loài thú khác tuy không mạnh mẽ, hung tợn như sư tử, hổ báo… nhưng ít ra cũng có sừng, có quai hàm mạnh mẽ… để săn bắt, vồ xé những con thú khác, hay ít ra cũng để tự bảo vệ mình, như con trâu có sừng để báng; con ngựa, con bò có chân để đá, con dê có đầu cứng như đá để húc, để tự bảo vệ mình khỏi bị địch thủ tấn công. Chỉ riêng có loài chiên cừu là hiền lành yếu đuối, chẳng có sừng để báng, chẳng có móng vuốt để tấn công, chẳng có răng nanh để cắn xé, chẳng có sức mạnh hay sự lanh lẹ để đối lại địch thù. Đã vậy, khi bị tấn công, chúng cũng không có cánh để bay lên cao thoát thân như loài chim, không thể chui xuống hang ẩn trú như loài chuột, cũng chẳng có thể cao chạy xa bay như loài hươu nai… Ngoài ra, chúng cũng không thể cậy dựa vào những bạn cừu khác, vì những con cừu kia cũng yếu đuối, cũng hiền lành, cũng vô phương tự vệ như chúng. Cả hàng trăm con cừu không cự lại được một con sói! Thế là chúng dành đứng chịu trận cho kẻ thù vồ xé, giết hại, tàn sát… Thật tội nghiệp, thật đáng thương! May ra chỉ có người chăn chiên mới là người duy nhất có thể bảo vệ và cứu nguy chúng, giúp chúng sống còn. *** Xét về một số phương diện, con người chúng ta tuy cao cả nhưng cũng rất yếu đuối, lại phải thường xuyên đương đầu với thù trong giặc ngoài rất độc hại, chẳng khác gì con chiên hiền lành đối mặt với cả bầy ác thú. Kẻ thù bên trong chúng ta chính là những xu hướng xấu nằm trong huyết mạch mỗi người. Đó là óc kiêu căng, lòng tham vô đáy, tính ích kỷ, những ham muốn xấu xa, những khao khát tội lỗi… vẫn luôn ẩn trú trong lòng dạ con người và có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào để xô đẩy con người vào con đường gian ác và hố sâu tội lỗi. Mấy ai dám bảo rằng mình đủ sức chiến thắng những kẻ nội thù nầy. Napoléon là một vị tướng lừng danh trong lịch sử nhân loại, đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt vang dội châu Âu… vẫn phải thú nhận rằng: "chiến thắng cả châu Âu không khó bằng chiến thắng chính bản thân mình”. Còn kẻ thù bên ngoài chúng ta thì không kể xiết. Có vô vàn cạm bẫy rải rác khắp nơi có thể làm cho con người sa đoạ bất cứ lúc nào. Vô số phim ảnh khiêu dâm và bạo lực đang xô đẩy thanh thiếu niên vào con đường sa đoạ. Đếm không xuể sách báo, văn hoá đồi truỵ dưới đủ mọi hình thức… đang huỷ diệt tâm hồn cao đẹp của con người. Các tụ điểm ăn chơi đồi bại mọc lên như nấm khắp mọi nơi. Rượu bia, ma tuý và rất nhiều hình thức kinh doanh xác thịt con người rộ lên khắp chốn… Đó là những chiêu thức rất hiểm độc được tung ra để huỷ diệt phẩm chất con người, nô dịch con người. Đối mặt với thù trong giặc ngoài rất nguy hại như thế, chúng ta là những con người vốn mang xác thịt hư hèn yếu đuối, khác nào những chiên non… làm sao chống cự nổi? Trong mặt trận nầy, chúng ta không thể hoàn toàn trông cậy người khác, vì họ cũng yếu đuối như chúng ta, họ cũng là chiên hiền như chúng ta. Cả trăm con chiên không cự lại được một con sói. Người duy nhất có thể bảo vệ chiên là người chăn chiên. Còn Đấng duy nhất có thể bảo vệ chúng ta chính là Đấng chăn chiên lành, là Chúa Giê-su. Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su cam kết bảo vệ chúng ta là chiên của Người: "Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi." (Gioan 10,28) Vậy muốn được sống đời đời, để khỏi bị diệt vong như lời Chúa Giê-su hứa, chúng ta phải tuân theo hai điều kiện do Người đưa ra: Một là vâng nghe Chúa Giê-su: “chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi”. Nghe tiếng Chúa Giê-su tức là để cho lời của Người soi dẫn, để khỏi sai đường lạc lối. Hai là bước theo Chúa Giê-su: “Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”. Bước theo Chúa Giê-su là đi theo con đường mà Người đã đi, là sống theo mẫu gương Người đã sống. Nguyện xin Chúa Giê-su giúp chúng ta ý thức thân phận chiên non yếu đuối của mình để chúng ta đặt trọn niềm cậy trông nơi Người, vâng nghe tiếng Người và bước theo vết chân Người để khỏi bị diệt vong ở đời nầy và được chung hưởng sự sống vĩnh cửu với Người trên Thiên Quốc. MỤC TỬ CHÍNH HIỆU Lm. Giuse Nguyễn Thành Long Mục tử nhân lành là một hình ảnh rất đẹp ở xứ Palestin. Danh xưng mục tử nhân lành không phải là tôn danh người ta gán cho Chúa Giêsu để ca tụng Ngài, nhưng đây chính là mạc khải của Chúa Giêsu cho biết Ngài là ai. Ngài là mục tử chính hiệu, mục tử thứ thiệt, mục tử nhân lành đúng nghĩa : - Mục tử nhân lành là mục tử biết rõ đàn chiên : Ngài biết rõ từng con chiên. Biết theo nghĩa Thánh kinh, tức là không phải chỉ biết trên lý thuyết, biết theo con số, nhưng là biết tường tận từng đặc điểm, từng tính cách của mỗi con chiên và Ngài có thể gọi tên từng con một, dẫu đàn chiên của Ngài là vô cùng đông đảo. Tương quan giữa Ngài và đàn chiên là rất gần gũi và mật thiết. Đàn chiên trở nên lẽ sống của Ngài. Ngài gọi tên rồi đi trước dẫn đường cho đàn chiên theo sau. Ngài đi trước chứ không phải đi sau để “lùa”. Chiên đi sau cũng có nghĩa là chúng được Ngài cho tự do để có thể theo hoặc không theo Ngài. Ngài đi trước bằng lời nói, bằng việc làm. Ngài đi trước bằng gương sáng phục vụ cách tận tuỵ. - Mục tử nhân lành là mục tử yêu thương đàn chiên : Ngài không chăn dắt bằng quyền uy và bạo lực như những mục tử trong Cựu Ước. Ngài cũng không chăn dắt kiểu tắc trách, gặp chăng hay chớ như những kẻ chăn thuê. Ngài chăn dắt hoàn toàn bằng tình yêu và trách nhiệm. Tình yêu được thể hiện đặc biệt ở chổ : đối với những con chiên đau yếu, Ngài tận tuỵ chạy chữa; những con chiên thương tích, Ngài tận tình băng bó; những con chiên lạc đàn, Ngài tận lực kiếm tìm; những con chiên có nguy cơ làm mồi cho sói hùm, Ngài tận trung canh giữ... Ngài chưa thể an giấc, bao lâu còn những con chiên bị yếu đau, thương tích. Ngài chưa thể an phận, bao lâu còn những con chiên ngơ ngác lạc đàn. Ngài chưa thể an tâm, bao lâu còn những con chiên hoang đàng đùa giỡn trước nanh vuốt của ác thú. Mục tử nhân lành là thế, và nhất là Ngài còn sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. - Mục tử nhân lành là mục tử hiến mạng vì đàn chiên : Thường tình thì chủ chiên bắt các con chiên hiến lông, hiến thịt, hiến sữa và cả hiến mạng cho mình. Hiếm có trường hợp ngược lại. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa mục tử nhân lành và người chăn thuê. Chỉ có mục tử chính hiệu Giêsu nhân lành mới sẵn sàng tự nguyện hiến mạng cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để bảo vệ sự hiệp nhất cho đàn chiên. Ngài hiến mạng để cho đàn chiên được sống và sống dồi dào. Nói cách khác để đàn chiên có được sự hệp nhất và sự sống sung mãn, Chúa Giêsu đã phải trả bằng chính giá máu của mình. Đây là đỉnh cao của tình yêu mà Ngài dâng hiến cho đàn chiên. Là những Kitô hữu, chúng ta được mời gọi trở nên những con chiên tốt lành của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành, mục tử chính hiệu. Trở nên tốt lành qua hai tương quan tình yêu : + Tương quan với người mục tử : biết – nghe – đi theo. Biết mục tử của mình là Đấng đã yêu thương và hiến mạng sống vì mình. Biết qua Lời của Chúa, qua Phụng vụ các Bí tích, qua cầu nguyện…. Nghe theo tiếng người mục tử, tiếng mang lại hạnh phúc đời đời, chứ không nghe tiếng người lạ. Đi theo mục tử của mình, chứ không đi theo người lạ, kẻ trộm hay sói dữ. Nếu chiên mà nghe và đi theo người lạ thì sẽ bị lạc; nghe và đi theo kẻ trộm sẽ bị bắt; nghe và đi theo sói dữ sẽ bị ăn thịt. Chỉ khi biết nghe và đi theo chủ mình thì mới có sự sống đích thực. Vì chỉ có chủ chiên mới đưa đàn chiên tới những nơi có đồng cỏ xanh tươi, có suối nước mát lành. + Tương quan với các con chiên khác : hiệp nhất trong yêu thương, phục vụ trong quên mình. Biết, nghe và đi theo chủ chiên, con chiên cũng phải biết yêu thương hiệp nhất trong đàn chiên nữa. Chiên không thể cấu xé nhau, hay mạnh con nào con đó sống. Trái lại các con chiên khoẻ mạnh phải biết phục vụ nâng đỡ các con chiên ốm yếu theo gương của chủ mình. Sẽ không thể nào có một đàn chiên duy nhất, nếu các con chiên không hoà hợp với nhau, không yêu thương nâng đỡ nhau. Sẽ không thể nào trở nên gương sáng cho các con chiên khác không thuộc về đàn noi theo, nếu đàn chiên không biết hy sinh phục vụ lẫn nhau theo tinh thần của người mục tử nhân lành. Trong ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì hồng ân được thuộc về đàn chiên của Người. Đồng thời hãy xin Chúa giúp mỗi người chúng ta luôn biết trung thành nghe và đi theo vị Mục Tử Tuyệt Hảo là chính Đức Giêsu Kitô, qua các các vị chủ chăn đại diện cho Ngài ở trần gian. Xin Chúa cũng gởi thêm cho chúng ta nhiều mục tử nhân hậu biết noi gương Đức Kitô : hết lòng yêu thương và sẵn lòng hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên được Chúa trao phó. Amen. CHÚA CHIÊN LÀNH Lm. Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R. Bao biến cố quan trọng đã liên tiếp diễn ra trong lòng Giáo hội suốt cả Năm Đại Thánh 2000. Từ việc phong chân phước cho Thầy giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo tiên khởi của Việt Nam, đến phong hiển thánh cho 120 anh hùng tử đạo Trung hoa; từ sự kiện Đức Thánh Cha công khai sám hối những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ đến việc hành hương thánh địa Palestine; từ đại hội Giới trẻ, qui tụ trên 2 triệu thanh niên thiếu nữ từ khắp nơi đổ về Rôma, đến việc tiết lộ bí mật thứ ba Fatima… Nhưng biến cố đáng ghi nhận hơn hết phải là việc Đức Thánh Cha chuẩn y bản tuyên ngôn Dominus Iesus (Chúa Giêsu) vào ngày 16.06.2000, và sau đó được Toà Thánh công bố ngày 05.09.2000. Bản Tuyên ngôn Dominus Iesus là lời xác tín “Không có ơn cứu độ ngoài Chúa Giêsu”. Đây cũng là lời khẳng định tầm mức quan trọng của Giáo hội Công giáo trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Bản tuyên ngôn cảnh giác người tín hữu trước những tư tưởng muốn tương đối hoá các tôn giáo, cho rằng mọi tôn giáo đều có giá trị ngang nhau, đều chứa đựng một số yếu tố cứu độ nào đó dù không tôn giáo nào mạc khải trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa cho con người. Bản tuyên ngôn phủ nhận có sự đối kháng giữa “não trạng thiên về luận lý của phương tây” và “não trạng thiên về biểu tượng của phương đông”. Bởi vì hệ luận tất yếu của nó là sự khước từ Công giáo như con đường cứu độ tốt nhất cho dân tộc châu Á. Đang khi đó, Giáo hội tự khẳng định là “cần thiết cho ơn cứu rỗi của nhân loại.” Điều này không có hàm ý “người không có đạo sẽ không được cứu độ”. Đúng hơn, ơn cứu độ của Chúa Giêsu, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, đã liên kết cách nhiệm mầu những người ngoài Công giáo với Giáo hội của Ngài. Sau khi bản Tuyên ngôn được chính thức công bố, một số phản ứng tiêu cực đã xuất hiện. Có người cho rằng lời lẽ của Dominus Iesus quá trịch thượng với câu “Chỉ nơi Đức Giêsu mới có ơn cứu độ”. Có người nhận xét: bản Tuyên ngôn như thế sẽ làm cản trở con đường đại kết. Thậm chí, có người dám nghĩ Đức Thánh Cha đã không sáng suốt nhận định tình hình trước khi công bố Dominus Iesus. Đây chẳng khác chi thái độ của một số người Do thái sau khi Chúa Giêsu nói về vai trò chủ chiên của mình. Họ tuyên bố: “Hắn bị quỉ ám, và ra điên sảng. Tại sao các ngươi cứ nghe hắn?” (Gn 10:20) Nhưng rồi, trong ngày tôn phong hiển thánh các anh hùng tử đạo Trung Hoa, Đức Thánh Cha đã tái khẳng định tính chất độc nhất và ơn cứu độ phổ quát của Chúa Giêsu và Giáo hội qua bài giảng như sau: “Bằng việc công bố Tuyên ngôn “Chúa Giêsu” mà Ta đã đặc biệt chuẩn y vào thời cao điểm của Năm Thánh, Ta muốn mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy cùng canh tân sự tín trung của mình vào Chúa Giêsu trong niềm hân hoan của lòng tin, đồng thời cùng nhau làm nhân chứng cho Đấng, hôm nay cũng như hôm qua, ‘là đường, là sự thật, và là sự sống’ (Ga 14:6).” “Lời tuyên xưng Đức Kitô là Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã tỏ cho chúng ta thấy nhan Cha (x. Gn 14:8) không phải là một sự trịch thượng đối với các tôn giáo khác, nhưng là niềm cảm mến tri ân vì Đức Kitô đã tỏ mình cho chúng ta, dù không phải vì công trạng của chúng ta. Nhưng đồng thời Ngài cũng đòi buộc chúng ta tiếp tục trao tặng những gì đã nhận lãnh và thông truyền cho người khác những gì được tặng ban. Trong ý nghĩa đó, Chân Lý và Tình Yêu chính là Thiên Chúa đã được ban tặng cho mọi người và thuộc về mọi người.” “Cùng với Thánh Tông đồ Phêrô, chúng ta tuyên xưng “Không có ơn cứu độ nơi một người nào khác” (Cv 4:12). Bản Tuyên ngôn Chúa Giêsu, dưới sự hướng dẫn của Công đồng Vaticanô II, nhận định rằng sự tuyên xưng này không có ý loại trừ ơn cứu độ khỏi những ai không phải Kitô hữu, nhưng là chỉ ra cội nguồn ơn ấy nơi Đức Kitô, trong Ngài, con người và Thiên Chúa được hiệp nhất. Thiên Chúa soi sáng cho người ta theo cách thế phù hợp với tình trạng tâm linh và thể chất của họ, giải cứu họ bằng những đường lối mà chỉ có Ngài biết.” “Bản tuyên ngôn phân định rõ ràng những điểm quan yếu của Kitô giáo. Điều này không cản trở sự đối thoại [đại kết] nhưng chỉ ra nền tảng của nó. Bởi vì đối thoại mà không có nền tảng căn bản thì sẽ thoái hoá thành những ngôn từ trống rỗng…” “Nguyện xin Mẹ Maria, Đấng mà Chúa Giêsu trên Thánh giá đã ký thác làm Mẹ nhân loại, trở giúp chúng ta cùng nhau lớn lên trong niềm tin vào Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc loài người, trong niềm hy vọng tất cả sẽ nhận được ơn cứu độ nơi Ngài, và trong tình yêu thương như dấu chỉ của con cái Thiên Chúa.” Hôm nay xem lại một vài văn kiện và những biến cố sảy ra trong Năm Thánh, tôi cảm thấy thấm thía lời nói của Đức Giêsu: “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta. Và Ta ban cho chúng sự sống đời đời” (Ga 10:27-28). Có những con chiên không quen nghe tiếng chủ mình. Không tha thiết tìm hiểu, học hỏi và suy tư. Nó khó chịu khi phải theo chủ. Thích phóng khoáng và tương đối hoá mọi sự. Cứ tưởng không cần theo Chúa, chỉ “ăn ngay ở lành” là tự giải thoát mình. Nhưng có ăn ngay ở lành nào mà không do tình yêu và lẽ phải tác động. Thế nên, nói cho cùng thì cũng chính nhờ Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu và Chân Lý soi chiếu, mà người ta tìm thấy được “sự sống đời đời.” Hiệp cùng với Đức Thánh Cha, vị mục tử đại diện Chúa Giêsu ở trần gian, xin dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin tha thiết cho bao con chiên đang lầm đường lạc lối, không biết lắng nghe và không chịu bước theo tiếng nói của Giáo hội. Xin cầu cho bao con chiên khác chưa thuộc cùng một ràn, được nên chung một đàn, với một chủ chiên duy nhất là Đức Kitô (Ga 10:16). Xin cho Tin mừng Tình yêu Cứu độ của Ngài được mọi dân nước tin nhận. Để nhờ đó hoa quả hạnh phúc thiên đàng sẽ nở tươi ngay trên trần gian. Xin cùng cầu nguyện với 3 phút bằng thánh vịnh

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 23/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 23/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Nghe đọc sách hay : "Không theo lối mòn"



Tác giả : Joachim de Posada - Ellen Singer
Người đọc: Ái Hòa - Minh Trung
NXB: NXB Tổng hợp TPHCM

Hãy thử tự đặt mình vào tình huống này: Bạn được phát cho một viên kẹo vô cùng hấp dẫn (đến mức khó mà... cầm lòng) cùng với điều kiện: "Nén sự thèm thuồng lại trong vòng 15 phút để không ăn viên kẹo, và bạn sẽ được tặng thêm 1 viên nữa"...
Bạn sẽ lựa chọn như thế nào: ăn ngay hay cố gắng chờ đợi? Đó chính là tình huống bạn sẽ gặp trong Không theo lối mòn.

Không theo lối mòn xoay quanh câu chuyện tỷ phú Jonathan và người tài xế của mình là Arthur. Cả hai đều là người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy nhưng có một bí quyết khiến Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Arthur thì ở phía trước cầm lái.

Đó là điều phân chia mức độ thành đạt của họ và cũng là điều giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại: sự chờ đợi và kiên nhẫn trước những lợi ích tức thời.

Một lựa chọn nhỏ giữa "ăn viên kẹo ngay không cần chờ đợi" với "kiên nhẫn để có được viên kẹo tiếp theo" lại có thể nói lên nhiều điều về tính cách của bạn, và nhiều khi, dự đoán cả những thành công - thất bại trong tương lai của bạn nữa, có thật nhiều điều thú vị ẩn sau một viên kẹo ngọt.

1 Lời giới thiệu
2 Một bí quyết quan trọng
3 Rèn luyện bản lĩnh và niềm tin
4 Sẵn sàng để thành công
5 Quy tắc 30 giây
6 Bước tiến đầu tiên
7 Phần thưởng tuyệt vời
8 Những chọn lựa


Mời nghe sách nói qua YouTube tại đây



Làng Việt Versailles, tấm gương đoàn kết của một cộng đồng

Cha Viễn và cộng đoàn
Làng Versailles ở New Orleans là một khu cư dân không giống bất kỳ đâu trên đất Mỹ. Đó là một làng thuần chất Việt, từ con người cho đến nếp sinh hoạt. Nơi đó vào những phiên chợ hàng tuần, người ta có thể bắt gặp những cụ già vấn khăn mỏ quạ hay đội chiếc nón lá ngồi bán những thứ « cây nhà lá vườn », trong một không gian ồn ào những tiếng người mua kẻ bán mặc cả bằng tiếng Việt. Mời nghe đọc bài viết về Làng Việt Versailles Cách đây 35 năm, những biến cố lịch sử 1975 ở Việt Nam đã đưa một bộ phận người Việt đến định cư trên mảnh đất cực đông của Thành phố New Orleans, thuộc tiểu bang Lousiana Hoa Kỳ. Những con người bình thường, cần cù và chịu khó đã phải rời quê hương xứ sở của mình đến tạo lập một cuộc sống ở vùng đất mới, dần dần họ đã tạo dựng nên một cộng đồng người Việt quây quần trong một khu làng có tên là Versailles. Cái tên Versailles dễ khiến người ta liên tưởng đến một địa danh với những lâu đài, dinh thự cổ kính tráng lệ bên đất Pháp. Nhưng đó lại chỉ là một một khu dân cư bình dị, nằm sát bên con sông Mississippi, quy tụ khoảng chừng 8000 người Việt Nam. Làng Versailles ở New Orleans là một khu cư dân không giống bất kỳ đâu trên đất Mỹ. Đó là một làng thuần chất Việt, từ con người cho đến nếp sinh hoạt. Nơi đó vào những phiên chợ hàng tuần, người ta có thể bắt gặp những cụ già vấn khăn mỏ quạ hay đội chiếc nón lá ngồi bán những thứ « cây nhà lá vườn » thực sự, như thịt, cá tươi sống và rau trái, trong một không gian ồn ào những tiếng người mua kẻ bán mặc cả bằng tiếng việt. Mỗi sáng chủ nhật người ta cũng có thể bắt gặp từng đoàn người trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam cùng nhau đi lễ nhà thờ. Người dân làng Versailles có nơi nương tựa phần hồn riêng của họ là Giáo xứ Maria Nữ vương, với cha chánh xứ Linh mục Nguyễn Thế Viễn. Chính với sự dẫn dắt của cha Viễn mà cộng đồng người Việt ở đây đã tạo lập nên một tinh thần đoàn kết để vượt qua những thách thức của cuộc sống. Cuộc sống của người dân làng Versailles cứ bình lặng trôi đi như vậy được ba chục năm. Đến năm 2005, một biến cố thiên tai đã xảy ra. Trận bão kinh hoàng Katrina đã đổ vào tàn phá New Orleans. Người dân Versailles một lần nữa lại phải rời làng đi lánh nạn. Sau cơn bão dữ đó, cộng đồng đã trở về với quyết tâm xây dựng lại cuộc sống của mình. Trở về nơi cũ để tái thiết lại cuộc sống không chờ đợi chính phủ, nhưng những người dân làng Versailles lại vấp phải những trở ngại từ chính quyền. Họ bị bỏ rơi trong dự án tái thiết New Orleans. Khi được biết điều đó, những người dân làng Versailles dưới sự lãnh đạo của cha Viễn đã đến thẳng hội đồng thành phố để đòi cho được quyền được xây dựng lại cuộc sống và thắng lợi đầu tiên đó là chính quyền đã phải đưa vào chương trình tái thiết thành phố dự án xây dựng lại làng Versailles một cách quy củ, có nhà hưu dưỡng người già, có nơi sinh hoạt cộng đồng, có trường có chợ… Nhưng thách thức chưa hết đối với người dân Versailles. Chỉ sau bão Katrina có vài tháng, Thị trưởng New Orleans quyết định cho xây dựng một khu đổ rác, cách làng Versailles có vài dặm đường, có thể gây ô nhiễm đe dọa cuộc sống của cộng đồng. Một lần nữa, dân làng Versailles lại sát cánh cùng nhau dưới sự lãnh đạo của cha Viễn đấu tranh đến cùng buộc chính quyền phải tôn trọng quyền công dân, rút lại quyết định sai trái của họ. Đó là câu chuyện về một cộng đồng từng trải qua những ngày khó khăn trong cuộc sống, nhưng cùng nhau nỗ lực biến tai họa thành cơ hội lên tiếng bày tỏ quan điểm trong xã hội, để bảo vệ và cũng là thực thi quyền con người của mình. Chính những chuỗi biến cố nói trên đã làm nguồn cảm hứng để đạo diễn người Mỹ gốc Đài Loan Leo Chiang dựng lên bộ phim tài liệu “ Một ngôi làng tên gọi Versailles” mà nhân vật xuyên suốt qua các sự kiện trong phim là cha Viễn. Một bộ phim rất cảm động cho thấy được sức sống mãnh liệt của một cộng đồng người Việt dù là nhỏ bé hay ở bất kỳ nơi đâu. Theo cái nhìn của đạo diễn Chiang thì giờ người Mỹ gốc Việt ở Versailles đã cảm nhận được bản sắc và niềm tự hào mới của mình sau khi dám đương đầu với thách thức. Theo RFI.

Bản tin thời sự tổng hợp ngày 22/04/2010

Mời các bạn theo dõi bản tin thời sự tổng hợp trong nước và quốc tế ngày 22/04/2010 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Khủng hoảng nhân tài

Khủng hoảng nhân tài
Trước câu hỏi "Liệu bạn đã có nhân tài phù hợp cho tổ chức của mình chưa?", nhiều công ty lớn nhất nước Mỹ đều có cùng câu trả lời ngắn gọn "Chưa" với những lý do đưa ra rất đáng chú ý.
Chuyên gia của những tập đoàn hàng đầu nước Mỹ đã tề tựu tại Coronado, Calif. trong hai ngày 17-18 tháng Ba vừa qua đề cùng chia sẻ vấn đề trên. Trong suốt hội nghị, mọi người đều cố gắng tỏ ra lạc quan, nhưng sau cùng, tất cả đành phải nhìn nhận thực tế.

Các giám đốc bệnh viện lo ngại hệ thống quản lý nhân tài của họ không có khả năng sản sinh ra đội ngũ lãnh đạo phù hợp. Trong khi đó, các công ty bán lẻ thì mắc kẹt với những vị giám đốc kém cỏi nhưng không có cách nào thay thế. Và nhìn chung, tất cả đều lo lắng về khả năng của ban lãnh đạo trong việc đánh giá tiềm năng của một ứng viên. Tệ hơn, một nhà thầu cho rằng có quá nhiều ông chủ vẫn đánh giá người tài theo cảm tính.

Trong buổi thảo luận, chuyên gia tư vấn quản lý nhân tài Marc Effron khiến mọi người lo ngại khi công bố các con số "biết nói" sau:

- 18% công ty tuyên bố họ luôn chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài.

- 72% mô tả đó là một cuộc chiến không hồi kết mà không ai thắng hay thua cả.

- 10% tuyên bố rằng cuộc chiến nhân tài rốt cuộc sẽ khiến doanh nghiệp gặp thất bại.

Có ba nguyên nhân nổi cộm giải thích cho những khó khăn trong việc chọn nhân tài ở Mỹ trong thời gian gần đây.

Mục đích tìm kiếm không rõ ràng. Ngay ở những công ty được vận hành ổn thỏa nhất thì "nhân tài" vẫn là khái niệm gì đó rất bí hiểm. Khi các công ty đề ra những mục tiêu rất tham vọng nhưng không thể xây dựng lộ trình cụ thể, họ thường hy vọng một bí quyết hay sự thông thái bất chợt nào từ ban giám đốc sẽ làm mọi việc suôn sẻ. Trong những tình huống như thế này, nhân tài chỉ được xác định khi sự việc đã rồi.

Khó khăn này càng nguy hiểm với những công ty thường xuyên thay đổi chiến lược ở cấp cao. Ban quản trị hay giám đốc điều hành có thể nhanh chóng điều chỉnh những ưu tiên của công ty để ứng phó với các yếu tố như cơ hội ở những thị trường mới nổi, chi phí lao động thay đổi từng ngày, cải cách y tế hoặc nhiều thay đổi to lớn khác trong môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên, phải mất nhiều năm các công ty mới hướng kết hoạch phát triển nghề nghiệp của nhân viên đồng bộ với chiến lược mới. Nếu chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển nhân tài không đồng bộ nhau, kết cục là công ty có quá nhiều ứng viên lãnh đạo tiềm năng cho những vị trí mà không có triển vọng phát triển.

Theo Annmarie Neal, Phó Giám Đốc Bộ Phận Tìm Kiếm Nhân Tài của Cisco, giữ cho hệ thống đánh giá nhân tài của công ty phát triển song hành cùng những ưu tiên chiến lược trong kinh doanh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Một lời khuyên tuy đơn giản nhưng không phải công ty nào cũng thành công.

Phát triển nhân tài chỉ là câu khẩu hiệu. Các công cụ đánh giá và đào tạo sẽ vô dụng nếu chúng không được sử dụng. Theo kết quả khảo sát của Effron, hơn 20% người phụ trách quản lý nhân tài thừa nhận rằng các công cụ mà họ áp dụng như kế hoạch kế thừa, huấn luyện từ cấp quản lý và xác định nhân viên tiềm năng đều bị đánh giá là khó sử dụng.

Điều gì xảy ra nếu nhiều giám đốc xem việc tìm kiếm và bồi dưỡng những nhà lãnh đạo tương lai là việc của ai khác chứ không phải của họ? Theo lời Roger Cude, Phó giám đốc cao cấp phụ trách quản lý nhân tài ở Wal-Mart, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng gọi là "nền văn hóa bị bào mòn do các tài năng ngoại nhập" trong khi công ty hoàn toàn có thể tận dụng nguôn nhân tài hiện có, phát triển họ để đáp ứng các nhu cầu mở rộng.

Theo Cude, Wal-Mart đã có lời giải cho bài toàn này. Công ty theo dõi thành tích của những quản lý cấp cao tài giỏi nhất, sau đó họ so sánh dữ kiện có được. Những giám đốc cấp trung nào sở hữu nhiều năng lực quý báu sẽ được tin tưởng giao phó trọng trách cao hơn. Chính sách này khích lệ các vị trí quản lý cấp trung nỗ lực trở thành người giỏi nhất, và đây quả là thành công của quá trình phát triển nhân tài.

"Chúng tôi không biết làm thế nào để cải thiện". Thông thường phải mất nhiều năm mới thấy được lợi ích của những nỗ lực phát triển nhân tài. Và thế là, hệ thống đánh giá nhân tài trong các công ty thường không được quan tâm và đầu tư đúng mức: không thể phân biệt phương pháp đánh giá nào có giá trị nhất cho công ty; vị sếp nào quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng nhân tài hay sai lầm nào cần phải được khắc phục.

Mike Markovits, chuyên gia quản lý nhân tài của IBM, đang tìm cách khắc phục điều này. Ông phát triển một hệ thống theo dõi con đường sự nghiệp của các giám đốc cũng như quá trình đánh giá và huấn luyện của họ. Công cụ này giúp IBM tận dụng nguồn nhân tài hiện có rất tốt và công ty dễ dàng nhận thấy kết quả tốt nhất họ đạt được cũng như hạn chế cần phải khắc phục.

Bài viết của George Anders trên Harvard Business Publishing

Theo Hoàng Trung

Tuần Việt Nam

Các công ty kiểm toán độc lập: "Sóng ngầm" đe dọa chất lượng

'Các
Theo đánh giá, "thị trường" kiểm toán đang có một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí bôi xấu lẫn nhau giữa các công ty kiểm toán.
Ở Việt Nam đã xuất hiện "thị trường kiểm toán" bởi hàng loạt các công ty kiểm toán độc lập ra đời. Hiện tại, có 148 công ty kiểm toán đã đăng ký hành nghề với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

Theo đánh giá chung , "thị trường" kiểm toán đang có một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí bôi xấu lẫn nhau giữa các công ty kiểm toán.

Nhiều công ty "khó bảo đảm chất lượng"

Theo Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), đến nay có 148 công ty đã đăng ký hành nghề, bao gồm 137 công ty TNHH, 5 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là Ernts and Young, Price Waterhouse coopers, KPMG, G. T, Logos, 2 công ty có vốn đầu tư nước ngoài là E Jung, Mazars và 4 công ty hợp danh.

Ngoài ra, có 7 công ty chưa đăng ký hành nghề với VACPA, 3 công ty đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Trong năm 2009, cả nước chỉ có 33 công ty và 416 kiểm toán viên đủ điều kiện kiểm toán công ty niêm yết được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận (trong khi số lượng công ty niêm yết hoặc cổ phần đại chúng rất lớn).

Đến thời điểm này, ngành kiểm toán có khoảng 8.000 người làm việc, trong đó hơn 1.100 người có chứng chỉ kiểm toán viên, 111 người vừa có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam vừa có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài. VACPA đánh giá, các công ty kiểm toán không chỉ thiếu trầm trọng nhân lực mà còn khó có thể "bảo đảm chất lượng dịch vụ theo yêu cầu".

Thống kê từ 131 công ty kiểm toán (có báo cáo VACPA) cho thấy, số lượng khách hàng năm 2009 của toàn ngành là 25.875 khách hàng. Đối tượng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã (HTX)... Doanh thu năm 2009 đạt 2.191 tỷ đồng, tăng 27,55% so với năm 2008. Trong đó, "gặt hái" từ dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất - xấp xỉ 1.600 tỷ đồng (71%).

Áp lực đến từ đâu?

Hiện cả nước có khoảng 460 nghìn doanh nghiệp (thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư). Sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tính minh bạch, công khai của các thông tin tài chính, tuy nhiên chất lượng dịch vụ kiểm toán có sự chênh lệch khá lớn giữa các công ty.

Một cuộc cạnh tranh ngấm ngầm giữa các công ty hình thành. Nhiều công ty nhỏ, mới thành lập nên khá yếu, thậm chí chưa đủ kiểm toán viên. Nhiều công ty kiểm toán do đông khách hàng, bị "ép" tiến độ nên đã không bảo đảm chất lượng cho "đầu ra". Theo nhiều doanh nghiệp, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhiều kiểm toán viên cũng có vấn đề.

Có trường hợp kiểm toán viên... chưa nắm vững các quy định chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành. Nhiều công ty, đặc biệt là số mới thành lập hoặc chỉ có 3 - 4 kiểm toán viên, thường quá chú trọng phát triển khách hàng mà không quan tâm chất lượng hồ sơ và báo cáo kiểm toán.

Để công ty kiểm toán có lãi, mỗi một kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề phải mang về nguồn thu khoảng 200 triệu đồng một năm. Doanh số khoán trên mỗi kiểm toán viên là áp lực lớn. Nếu như không "được nhờ" thương hiệu của công ty - khách hàng tự tìm về - thì nhiều nhân viên kiểm toán phải tận dụng mọi mối quan hệ để tìm khách hàng. Vì thế, không ít trường hợp công ty nọ nói xấu công ty kia, thậm chí "vác" cả thư nặc danh lên Bộ Tài chính, VACPA...

Dấu hỏi quanh các "ông lớn"

Không chỉ cạnh tranh lẫn nhau, các công ty kiểm toán trong nước còn phải chịu "sức ép" rất lớn từ nhóm "đại gia". Chẳng hạn, năm 2009 chỉ các công ty Deloitte Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam, Price Waterhouse Coopers, KPMG Việt Nam đã có doanh thu khoảng 1.196 tỷ đồng, chiếm 55% tổng doanh thu toàn ngành, với xấp xỉ 4.800 khách hàng.

Nếu doanh thu của các công ty trong nhóm này đều trên 250 tỷ đồng, thì những công ty tốp 5... trở xuống chưa đạt 90 tỷ đồng, thậm chí không hiếm công ty có doanh thu vài tỷ đồng. Tuy nhiên, thật bất ngờ, tại hội nghị giám đốc các công ty kiểm toán được tổ chức mới đây, VACPA cho biết ba công ty kiểm toán lớn nhất... lỗ 96 tỷ đồng.

Thông tin này đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Đây là những công ty đã và đang kiểm toán cho nhiều tập đoàn, công ty lớn. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Có phải những công ty này đã đưa ra mức phí quá thấp, không bù đắp nổi chi phí với mục đích cạnh tranh không lành mạnh nhằm bóp nghẹt các công ty kiểm toán trong nước?

Phải chăng các công ty này phải nộp phí cho công ty mẹ lớn hoặc phải trả lương nhân viên quá cao nhằm thu hút "chất xám" từ đối thủ… Theo một chuyên gia tài chính, trong mọi trường hợp, doanh nghiệp lỗ thì lấy gì bảo đảm khả năng thanh toán nếu xảy ra rủi ro (đối với kết quả kiểm toán)?

Tình trạng nêu trên của các công ty kiểm toán độc lập đang có nguy cơ dẫn đến một mặt bằng kết quả kiểm toán làng nhàng mà hệ quả là các con số kiểm toán có thể làm sai lệch, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Bởi vậy, rất cần các cơ quan chức năng quan tâm có giải pháp để lành mạnh hóa "thị trường" kiểm toán hiện nay.

Theo Trung Nguyên
Hà Nội mới