Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Khám phá Di Hòa Viên, Trung Quốc

Di Hòa Viên hay “Cung điện mùa hè” tiếng Trung Quốc là “Ýihé Yúan” là một cung điện tráng lệ, cổ kính được xây dựng từ thời nhà Thanh, cách Bắc Kinh 15 km về phía Tây Bắc. Di Hòa Viên có nghĩa là “Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”. Di Hòa Viên nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Mời xem clip giới thiệu về Di Hòa Viên của Trung Quốc Bước vào cổng khách gặp một hòn đá sừng sững có hình dáng người - người Trung Quốc gọi đó là Thọ Tinh Thạch, tượng trưng cho sự trường tồn và kế tiếp là tượng kỳ lân tượng trưng cho chính nghĩa. Thế kỷ XII, triều đại nhà Kim đã cho xây dựng hành cung Kim Sơn tại đây. Sau này, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đều đã cho dựng tại đây nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Năm 1705, vua Càn Long đã cho tiến hành xây dựng Di Hòa Viên với quy mô lớn. Đây là thời kỳ khó khăn của kinh tế Trung Quốc nên vua Càn Long phải lấy lý do xây dựng chùa Báo Ân và tháp Thiên Thọ để mừng thọ mẹ và đặt tên là Thanh Y Viên. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, năm 1886 Từ Hy Thái Hậu nhà Thanh đã lấy ngân quỹ 5 triệu lạng bạc dùng để đầu tư cho ngành hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Từ Hy đã cho đại trùng tu hoa viên khi bà hồi cung về Bắc Kinh năm 1903. Năm 1998, Di Hòa Viên được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khu vực này rộng 290 ha, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Ở đây có khoảng hơn 3.600 gian, kiến trúc vườn kiểu cung điện, trong đó có hơn 100 cảnh quan quan trọng như Phật hương các, điện Nhân Thọ, lạc Thọ đường, Trường Lang, điện Bài Vân, thuyền đá, trâu đồng, cầu Ngọc Đới, phố Tô Châu... Di Hòa Viên là một vườn hoa, một hành cung của nhiều triều đại phong kiến cổ nhất và có quy mô lớn nhất. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Quốc. Di Hòa Viên chia làm ba khu vực: khu hành chính chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hy tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự, khu nghỉ ngơi gồm các điện, vườn hoa và khu phong cảnh. Di Hòa Viên là một hòn ngọc sáng của Thủ đô Bắc Kinh được cấu thành bởi hai khối: núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh. Phía núi Vạn Thọ, bên bờ hồ Côn Minh là lầu phật Hương Các cao 70 mét và một Trường Lang dài 728 mét như một dải lụa nối liền các quần thể kiến trúc muôn hình muôn vẻ khác nhau. Trên các cột ở Trường Lang đều vẽ nhiều bức tranh mô tả lại những điển tích nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc từ thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký,... có tất cả là 14.000 bức tranh được vẽ bởi những họa sĩ cung đình tài danh. Trong mỗi gian lại được trang trí bởi những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Quốc. Trong Di Hòa Viên có nhiều danh thắng nổi tiếng, Ngọc Lan Đường là nơi nghỉ ngơi của vua Quang Tự. Năm 1878, sau cuộc biến Mậu Tuất thất bại Từ Hy Thái Hậu đã biến nơi này thành nơi giam lỏng vua Quang Tự, hiện nay vẫn được bày trí như khi vua Quang Tự còn sống. Nhà Thọ Đường là nơi ở của Từ Hy Thái Hậu thường xem tuồng ở đây. Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo. Hồ Côn Minh trong Di Hòa Viên được bao phủ bởi tuyết. Từ Hy Thái Hậu rất thích Di Hòa Viên. Vào mùa hè, bà thường tới đây nghỉ ngơi và giải quyết công việc triều chính. Vì thế, Di Hòa Viên còn được gọi là Cung điện Mùa hè. Di Hòa Viên không những chỉ là một công viên đẹp mà còn là một kiệt tác về kiến trúc. Toàn bộ khuôn viên của Di Hòa Viên đã được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy thể hiện ý tưởng Phúc Lộc Thọ của Từ Hy Thái Hậu. Vào những ngày hè oi bức, hoa viên mới thực sự phát huy ý nghĩa của nó là ôn hòa cái nóng bằng làn nước mát lạnh. Dãy Trường Lang men theo hồ nếu kết hợp với núi Vạn Thọ sẽ giống đôi cánh của con dơi đang dang ra. Dơi tượng trưng cho Phúc. Giữa hồ Côn Minh là hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều. Nếu hình dung hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh làm mình thì chiếc cầu bắc qua đó sẽ giống như một con rùa đang vươn đầu dài ra. Rùa tượng trưng cho Thọ. Hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây. Quả đào tượng trưng cho Lộc. Khu nhà của Từ Hy Thái Hậu ngay phía trước cửa là một cây quả hồng, tượng một con hươu, một con hạc và một bình hoa, theo thuật phong thủy truyền thống Trung Quốc thì những vật đó tượng trưng cho Bình an vô sự và Thiên hạ thái bình. Toàn bộ những giá trị phong thủy được các thời đại Trung Quốc sử dụng đã làm cho kiến trúc và ý nghĩa của Di Hòa Viên thêm đặc sắc và ấn tượng. Một số hình ảnh về Di Hòa Viên Những công trình còn bảo tồn trong Di Hòa Viên (Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa) ngày nay được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15km về hướng tây bắc. Trong ảnh là đường đi tới Di Hòa Viên. Di Hòa Viên nổi tiếng bởi nghệ thuật lâm viên truyền thống của Trung Quốc. Khu đất Di Hoà Viên đã có lịch sử xây dựng trên 800 năm, trải qua nhiều triều đại với các tên gọi khác nhau. Năm 1750, vua Càn Long nhà Thanh xây Thanh Y Viên tại đây để mừng sinh nhật mẹ. 138 năm sau, Từ Hy Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên được dùng đến ngày nay. Di Hòa Viên ngày nay có diện tích 290 hecta, với ba phần tư là mặt nước. Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo. Đường Tô Châu trong Di Hòa Viên. Vua Càn Long muốn mẹ mình được ngắm nhìn phong cảnh phương nam nên đã xây dựng con đường này mang đậm phong cách Tô Châu. Thái giám và các người hầu đóng giả người bán hàng và cả kẻ cắp vặt, để mô phỏng cuộc sống bình thường làm vừa lòng thái hậu. Để thu phục lòng người Tây Tạng, vua Càn Long đã cho xây dựng Bố Đạt La Cung (mô phỏng theo Bố Đạt La Cung ở Tây Tạng) trong Di Hòa Viên Hồ Côn Minh trong Di Hòa Viên được bao phủ bởi tuyết. Từ Hy Thái hậu rất thích Di Hòa Viên. Vào mùa hè, bà thường tới đây nghỉ ngơi và giải quyết công việc triều chính. Vì thế, Di Hòa Viên còn được goi là Cung điện Mùa hè.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét