Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

Bắc Cực tan băng, vô phương cứu vãn

Le Monde , dưới tựa đề « Lớp băng Bắc cực tiếp tục tan đi không cách gì cứu vãn », đưa ra nhận định : Năm nay, bề mặt của băng ở cực Bắc hẹp lại một cách đáng kể, chỉ sau các kỷ lục của năm 2005, 2007 và dung tích của nó thì nhỏ lại chưa từng thấy ». Nhận định kể trên của Le Monde về diện tích bề mặt băng Bắc cực dựa trên các nghiên cứu của cơ quan dữ kiện băng tuyết Mỹ, National Snow and Ice Data Center (NSIDC). Ảnh BBC Hiện tại, theo số liệu của ngày 23/09/2010 của trung tâm này, bề mặt băng Bắc cực đạt đến mức cực tiểu vào mùa hè, với diện tích 4,6 triệu km². Diện tích băng Bắc cực đạt đến mức nhỏ nhất là vào tháng 9 năm 2007, với khoảng 4,2 triệu km². Mùa hè năm 2010 này, là mùa chứng kiến diện tích băng Bắc cực thu hẹp lại ở mức nhỏ thứ ba (sau hai năm 2007 và 2005). Tuy nhiên, điều đặc biệt gây ấn tượng, nếu so sánh diện tích băng năm nay với diện tích băng trung bình từ năm 1979 đến năm 2000, đã có khoảng 2 triệu km² bị mất, tương đương với diện tích nước Pháp. Tốc độ tan băng nhanh chóng này vượt ra ngoài dự đoán của các chuyên gia. Việc băng tan nhanh, có lợi là để ngỏ khả năng mở ra các đường hàng hải mới và thăm dò dầu khí, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhìn thấy trong hiện tượng này một nguồn tác động quan trọng đối với quá trình khí hậu nóng lên. Trên thực tế, băng phản xạ lại tới 80% ánh sáng mặt trời, trong khi đó, đại dương thì lại hấp thụ tới 90%. Phản ứng khó đoán định của băng Bắc cực cũng là điều làm cho Cơ quan dữ kiện băng tuyết Mỹ phải bác bỏ tổng kết về băng mùa hè 2010 được chính cơ quan này đưa ra vào ngày 15/09, vì cho rằng diện tích băng tan đã đạt đến mức thấp nhất, mà không ngờ là quá trình này chỉ chững lại một chút, sau đó băng lại tiếp tục tan và đạt đến mức thấp nhất của năm vào ngày 23/09, nghĩa là hơn một tuần sau. Bên cạnh diện tích, cần đo được dung tích để có thể dự báo đúng hơn mức độ tan băng Theo nhà khoa học Thierry Fichefet, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu về Trái đất và Khí hậu (đại học Công giáo Louvain, Bỉ), điều đáng ngạc nhiên nhất là các mô hình dự đoán, dù vẫn đưa ra các dự báo băng ngày càng ít đi, nhưng tất cả đều cho thấy một mức độ nhỏ đi, ít hơn so với thực tế. Việc băng Bắc cực tại sao đột ngột đạt đến mức cực tiểu vào năm 2007 là điều các nhà khoa học hiện nay chưa có cách nào giải thích được. So với năm nhỏ kỷ lục là năm 2005, diện tích năm 2007 đã giảm đi hơn 1 triệu km². Theo nhà nghiên cứu băng Jérôme Weiss (thuộc Trung tâm Khoa học Quốc gia Pháp), từ vài năm gần đây diện tích của băng Bắc cực biến động khó lường, vì vậy cần phải có thêm các biện pháp đo độ dày của băng để hiểu được biến đổi của dung lượng toàn thể. Kể từ năm 2007 đến nay, diện tích băng Bắc cực chưa bao giờ lại xuống thấp như thế, nhưng theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu địa cực Mỹ, Polar Science Center (thuộc đại học Washington), dung tích của băng Bắc cực lại liên tục nhỏ lại, và nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2007. So với năm 2007, năm nay 2010, băng Bắc cực mất thêm 3 km3. Khó khăn trong việc dự đoán đến từ việc tính toán số liệu về dung tích băng mới chỉ được thực hiện trong những năm gần đây. Hiện tại, dự đoán tốc độ băng tan còn nằm trong vòng bất định. Theo nhà nghiên cứu thuộc đại học Louvain, các mô hình dự đoán hiện nay cho thấy băng Bắc cực sẽ tiêu mất vào khoảng giữa năm 2030 và 2100. Tuy nhiên, nó sẽ không biến mất hoàn toàn. Băng tại Bắc cực vẫn còn có thể tiếp tục hình thành trong mùa đông. Về vấn đề này , đài VOA cũng có thông tin qua clip video sau đây :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét