Chào mừng bạn đến với Gia Đình Duy Duy - Chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Trí thức Việt Kiều nói về môi trường khoa học tại Việt Nam nhân « sự kiện Ngô Bảo Châu »

Hôm 19/08/2010, tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) ở Hyderabad (Ấn Độ), giáo sư Ngô Bảo Châu, một trong bốn nhà toán học xuất sắc nhất thế giới đã được vinh dự nhận huy chương Fields, giải thưởng cao quý được đánh giá như là giải Nobel trong lĩnh vực toán. Các nhà toán học Elon Lindenstrauss, Stanislav Smirnov, Cebric Villani và Ngô Bảo Châu nhận giải Fields tại Hyderabad, Ấn Độ Ảnh minh họa (DR) Mời nghe bài viết trên đài RFI Ngay sau đó, vinh dự nhận giải thưởng Fields không còn là của riêng Ngô Bảo Châu, nhà toán học mang hai quốc tịch Việt-Pháp. Từ nước Pháp, nơi anh đã có gần 20 năm học tập nghiên cứu để đạt tới đỉnh cao toán học như giờ đây, tổng thống và thủ tướng Pháp đã lên tiếng bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và công lao khoa học của Ngô Bảo Châu. Còn ở quê nhà Việt Nam thì giải thưởng Fieds của Ngô Bảo Châu được đón nhận như một sự kiện lịch sử. Trong suốt cả tuần nay, cái tên Ngô Bảo Châu xuất hiện trên khắp các mặt báo chí truyền thông trong nước với đầy ắp cảm xúc vinh dự, tự hào…. Sắp tới vào ngày 29 tháng 8, dự kiến bộ Giáo dục Việt nam sẽ tổ chức một lễ đón long trọng giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hà Nội cùng với việc công bố quyết định khen thưởng danh hiệu cao quý của nhà nước Việt Nam cho nhà toán học vừa được thế giới vinh danh. Để tìm hiểu thêm những suy nghĩ tâm tư của giới trí thức người việt ở nước ngoài về vấn đề môi trường đào tạo và làm khoa học, nhân sự kiện Ngô Bảo Châu, chương trình Nhịp cầu tri âm của RFI đã phỏng vấn các nhà khoa học Việt kiều, trước tiên là nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, nguyên giám đốc nghiên cứu tại CNRS và đài Thiên Văn Paris (Pháp). Là một nhà khoa học, được đào tạo tại Pháp, từng nhiều lần trở về nước với nhiều tâm nguyện làm sao giúp cho Việt Nam tiếp cận được với nền khoa học của các nước tiền tiến, ông Nguyễn Quang Riệu cho biết về cảm nhận của mình về việc giáo sư Ngô Bảo Châu được trao tặng huy chương Fields. Trong những năm gần đây, nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu đã tích cực tham gia vào đề án xây "Cung Khoa học và Nhà Chiếu hình vũ trụ" tại Hà Nội, nhưng vì nhiều lý do, đề án này không được thực hiện. Ảnh minh họa (DR) Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu (Paris) Còn đối với ông Nguyễn Minh Thọ, giáo sư môn hóa học của trường đại học Leuven, Bỉ, thành công của Ngô Bảo Châu trước nhất là một đóng góp to lớn cho khoa học thế giới. Người Việt Nam có quyền tự hào về tiềm năng chất xám của người Việt. Tuy nhiên, Ngô Bảo Châu cũng chỉ là một cánh én chưa đủ làm nên mùa xuân cho khoa học Việt Nam, quan trọng hơn làm sao từ đó tạo nên được một hiệu ứng tốt cho việc xây dựng một môi trường làm khoa học đích thực tại Việt Nam. Nhà hóa học Nguyễn Minh Thọ (Leuven - Bỉ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét